Văn hóa - Xã hội

Hà Nội: Đa dạng hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho người lao động năm 2025

Quỳnh Chi 07:44 04/03/2025

Theo Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy, đơn vị sẽ có nhiều hình thức, nội dung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) các Công đoàn cơ sở trên địa bàn Thành phố trong năm 2025.

LĐLĐ Thành phố Hà Nội triển khai tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong CNVCLĐ Thủ đô năm 2025 nhằm tiếp tục thực hiện nghiêm, có chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo Chỉ thị sổ 32-CT/TW ngày 9/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân (sau đây gọi là Chi thị số 32-CT/TW); Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW; Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương; Kế hoạch số 02-KH/TU ngày 6/11/2020 của Thành ủy về thực hiện Kết luận số 80-KL/TW, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các văn bản pháp luật mới của Trung ương và Thành phố...

laodong.jpg
Mô hình “Tủ sách pháp luật” góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho công nhân lao động Thủ đô Hà Nội. (Ảnh: Lê Thắm).

Đồng thời phát huy sự tham gia chủ động, tích cực của đoàn viên, CNVCLĐ trong tìm hiểu pháp luật, xây dựng văn hóa pháp lý, lối sống theo pháp luật, tự giác thực hiện, ứng xử theo pháp luật; xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa ổn định tiến bộ trong các doanh nghiệp. Gắn việc tuyên truyền PBGDPL với việc triển khai thực hiện chủ đề năm 2025 của Thành phố Hà Nội, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới, Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp nhiệm kỳ 2023- 2028, các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động của Trung ương và Thành phố Hà Nội.

Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật của đoàn viên, CNVCLĐ và cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Việc phổ biến giáo dục pháp luật phải được tổ chức thiết thực, hiệu quả, đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức, lấy người lao động làm trung tâm, được triển khai tới CĐCS và đông đảo CNVCLĐ tại các cơ quan, đơn vị tham gia, gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật của cán bộ, đoàn viên, CNVCLÐ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin gắn với thực hiện chuyển đổi số trong công tác PBGDPL.

Theo kế hoạch của LĐLĐ Thành phố Hà Nội, việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật lao động, pháp luật Công đoàn và các quy định pháp luật có liên quan cho NLĐ và các CĐCS sẽ đa dạng hóa các hình thức. Cụ thể, tuyên truyền thông qua các hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn; các cơ quan báo chí của Thành phố, trang Thông tin điện tử tổng hợp LĐLĐ Thành phố, Bản tin sinh hoạt Công đoàn cơ sở, loa truyền thanh, bảng tin, tuyên truyền trên mạng xã hội, cấp phát tài liệu...

Tập huấn nâng cao năng lực cho báo cáo viên, tuyên truyền viên công tác tuyên truyền, tư vấn, phổ biến và hỗ trợ pháp luật cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động theo định kỳ hàng quý. Bên cạnh đó, tuyên truyền thông qua tổ chức sự kiện truyền thông pháp luật lao động và an toàn vệ sinh lao động, Luật Thủ đô 2024 cho công nhân lao động các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, địa bàn có nhiều khu nhà trọ công nhân nhân dịp Tháng Công nhân và hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam.

Tuyên truyền thông qua Hội thảo đánh giá mô hình tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại Công đoàn cơ sở; tổ chức các Hội nghị tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành; các văn bản pháp luật mới cho công nhân, viên chức, lao động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền PBGDPL. Vận động đoàn viên, người lao động các cấp Công đoàn truy cập, tìm hiểu Trang thông tin điện tử PBGDPL của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố theo hướng truy cập tập trung, liên thông, kết nối, lồng ghép, chia sẻ thông tin, tài liệu về PBGDPL trên môi trường mạng bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, tạo thuận lợi trong khai thác, trao đổi thông tin pháp luật giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân.

Nâng cao hiệu quả sử dụng các tủ sách pháp luật tại các Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân, duy trì và thành lập mới các Tủ sách pháp luật, Tủ sách Công đoàn tại các Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân. Tiếp tục đầu tư trang bị, cập nhật thêm các đầu sách pháp luật mới nâng cao chất lượng hệ thống tủ sách pháp luật từ CĐCS đến Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

giaidnh.png
Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội phối hợp với ngành giáo dục tổ chức phiên tòa giả định tại trường Trung học cơ sở Hòa Nam, huyện Ứng Hòa - năm 2024. (Ảnh: Bạch Dương).

Phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Văn hóa và Thể thao, Ban An toàn giao thông Hà Nội đưa các lớp tập huấn tuyên truyền, chương trình biểu diễn văn hóa nghệ thuật, tuyên truyền an toàn giao thông, văn hóa giao thông và tuyên truyền pháp luật đến người lao động tại các doanh nghiệp. Ngoài ra, LĐLĐ Thành phố phối hợp với các cơ quan chuyên môn, chính quyền, các ngành, các cấp kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các chính sách, pháp luật, tham gia xử lý các vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Nâng cao chất lượng công tác tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho đoàn viên, người lao động, nhất là trong tham gia tố tụng giải quyết các vụ án lao động, việc làm tại tòa án. Đảm bảo đoàn viên và người lao động được tư vấn và hỗ trợ pháp lý kịp thời khi có yêu cầu. Phối hợp thực hiện tốt quy định của pháp luật về công tác bảo hộ lao động, phát động “Tháng hành động về An toàn vệ sinh Lao động năm 2025”; đổi mới hình thức, nội dung phong trào thi đua “Xanh, sạch, đẹp, bảo đảm An toàn vệ sinh lao động”.../.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhiều bộ phim cách mạng được chiếu miễn phí tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất non sông
    “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… những bộ phim sống cùng lịch sử sẽ được công chiếu cho khán giả Thủ đô trong chương trình Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) tại Rạp Ngọc Khánh (523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội).
  • Sáng tỏ diện mạo văn học nghệ thuật Thủ đô sau ngày đất nước thống nhất
    Sáng ngày 16/4/2025, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất" nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội thảo quy tụ đông đảo các các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ của 9 hội chuyên ngành với nhiều tham luận và ý kiến quý báu.
  • Chắp cánh cho hình ảnh “Hà Nội là nơi đáng đến và lưu lại” vươn cao, bay xa
    Nhiều năm qua, Hà Nội đã xây dựng hình ảnh “là nơi đáng đến và lưu lại” trong suy nghĩ, cách nhìn của du khách trong nước và quốc tế. Góp phần hiện thực hóa nhiệm vụ này, UBND Thành phố Hà Nội vừa xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa. Qua đây để Thủ đô bảo tồn các giá trị văn hóa, mở ra những không gian mới cho phát triển văn hóa, du lịch tiến tới kỷ nguyên vươn mình.
  • 5 nhóm giải pháp phát huy vai trò tiên phong của văn học, nghệ thuật Thủ đô
    “Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đưa đất nước ta bước sang một trang sử mới - trang sử hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do, đổi mới và phát triển; đồng thời cũng mở ra cho văn học, nghệ thuật nước nhà một không khí mới, không gian mới, giai đoạn văn hóa, văn nghệ thống nhất, giao hòa, phát triển trong tính tổng thể, toàn vẹn, tiến bộ và cách mạng”, NSND Trần Quốc Chiêm - Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội khẳng định tại hội thảo “Văn học nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất” do Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội tổ chức sáng ngày 16/4/2025.
  • Xây dựng "Trường học hạnh phúc" gắn với các hoạt động thực tế của ngành giáo dục Thủ đô
    Hàng trăm học sinh cùng các giáo viên tại các trường THPT trên toàn thành phố Hà Nội hào hứng cổ vũ cho các tác phẩm thể loại hòa tấu và đệm hát do các em học sinh thuộc các ban/nhóm nhạc thể hiện tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam; qua đó cho thấy hiệu quả của Liên hoan các ban nhạc, nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông thành phố Hà Nội lần thứ II năm 2025 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức đã có sức thu hút và lan tỏa rộng rãi, góp phần xây dựng trường học hạnh phúc mà ở đó tình cảm giữa thầy và trò, giữa các em học sinh với nhau thực sự gắn kết và gần gũi.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Đa dạng hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho người lao động năm 2025
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO