Giáo dục

Đa dạng hóa các hình thức phổ biến pháp luật trong nhà trường

T. Trang 08:00 07/10/2023

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (GD&ĐT) Hà Nội vừa có văn bản gửi các đơn vị, trường học hướng dẫn tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023.

giao-duc.jpeg
Hà Nội yêu cầu đa dạng hóa các hình thức phổ biến pháp luật trong nhà trường.

Theo đó, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các đơn vị, nhà trường tiếp tục tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam thường xuyên, liên tục trong cả năm, đặc biệt trong đợt cao điểm từ ngày 15/10 - 15/11 gắn việc hưởng ứng Ngày Pháp luật với tổng kết cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến” trên địa bàn thành phố.

Hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2023 tập trung vào một số nội dung như: Tiếp tục tuyên truyền về sự ra đời, ý nghĩa của Ngày Pháp luật; đẩy mạnh phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phổ biến các chính sách, pháp luật của trung ương, thành phố có nội dung liên quan trực tiếp đến lĩnh vực giáo dục.

Truyền thông dự thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường thông tin tuyên truyền dự thảo chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô và các văn bản của Trung ương, thành phố.

Các đơn vị, nhà trường cần đẩy mạnh tuyên truyền về quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục; quy tắc ứng xử nơi công cộng; quy tắc ứng xử trên môi trường mạng; kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thi hành công vụ.

Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam hướng tới mục tiêu góp phần nâng cao nhận thức, ý thức thượng tôn pháp luật, trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, nhân viên, học sinh; đưa việc học tập, tìm hiểu pháp luật, tuân thủ pháp luật trở thành công việc tự thân, thói quen hằng ngày tạo sức lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội.

Dịp này, các đơn vị, nhà trường cũng cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật; tuyên truyền gương người tốt, việc tốt trong việc xây dựng, bảo vệ pháp luật; phê phán, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật hoặc lệch chuẩn xã hội; nâng cao ý thức để mỗi cán bộ, viên chức, giáo viên, nhân viên và học sinh chủ động tìm hiểu pháp luật.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng mạng xã hội, cổng thông tin điện tử, phát huy hiệu quả chuyên mục Phổ biến, giáo dục pháp luật trên trang thông tin điện tử của đơn vị để tuyên truyền. Tổ chức tuyên truyền qua loa truyền thanh, tờ gấp, băng rôn, pano, áp phích, nâng cao chất lượng hoạt động của tủ sách pháp luật. Kết hợp giáo dục pháp luật thông qua hoạt động chính khóa với ngoại khóa, sân khấu hóa hoạt động tuyên truyền...

Căn cứ vào điều kiện thực tế, các đơn vị, nhà trường tổ chức hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam thông qua sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp. Tổ chức ngày hội pháp luật, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, giao lưu, đối thoại. Phối hợp với Hội Luật gia, Đoàn luật sư thành phố để mời các chuyên gia về nói chuyện chuyên đề, tư vấn pháp luật cho cán bộ, công chức, giáo viên, nhân viên, học sinh.

Sở GD&ĐT đề nghị các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã, các cơ sở giáo dục chủ động lựa chọn hình thức tổ chức Ngày Pháp luật phù hợp với tình hình thực tế, bảo đảm hiệu quả, thiết thực; chú trọng đổi mới, đa dạng hóa các hình thức hưởng ứng một cách linh hoạt, tiết kiệm và có sức lan tỏa; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường xã hội hóa trong thực hiện./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • 34 tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi ‘Việt Nam hạnh phúc’ 2024
    Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024.
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
Đừng bỏ lỡ
Đa dạng hóa các hình thức phổ biến pháp luật trong nhà trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO