Kiến trúc - Quy hoạch

Hà Nội công bố Quy chế quản lý kiến trúc đến năm 2035

Văn Thiện 20:42 14/01/2025

Quy chế quản lý kiến trúc Thành phố Hà Nội và Chương trình phát triển đô thị Thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2035 là 2 nội dung rất quan trọng, cụ thể hóa một số nội dung được xác định tại các nghị quyết của Trung ương và Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

image00320250114084540.jpg
Theo Chương trình phát triển đô thị TP Hà Nội giai đoạn đến 2035 được phê duyệt thì đến năm 2025, số lượng quận của Hà Nội sẽ là 16 quận...

Ngày 13/1, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố Quy chế quản lý kiến trúc Thành phố Hà Nội và Chương trình phát triển đô thị Thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2035.

Theo UBND Thành phố Hà Nội, Luật Thủ đô 2024 đã được Quốc hội thông qua; cùng với đó, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ngày 31/12/2024, UBND Thành phố có Quyết định số 73/2024/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý kiến trúc Thành phố Hà Nội và Quyết định số 6809/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2035.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn nhấn mạnh: Quy chế quản lý kiến trúc Thành phố Hà Nội và Chương trình phát triển đô thị Thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2035 là 2 nội dung rất quan trọng, cụ thể hóa một số nội dung được xác định tại các nghị quyết của Trung ương và Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Trong đó bao gồm tập hợp các quy định, nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án, chỉ tiêu, số liệu nhằm thực hiện các mục tiêu quản lý quy hoạch kiến trúc, phát triển đô thị thành phố để triển khai có kế hoạch, trọng tâm, trọng điểm và tuân thủ theo quy hoạch được duyệt.

Quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội có 4 chương, 17 điều và phụ lục. Nội dung là các quy định về quản lý kiến trúc đối với toàn bộ khu vực lập quy chế; quy định quản lý đối với các khu vực có yêu cầu đặc thù; định hướng kiểm soát không gian, kiến trúc, cảnh quan; yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc; quy định về quản lý kiến trúc các loại hình công trình; quy định về quản lý kiến trúc công trình hạ tầng kỹ thuật; quy định về quản lý, bảo vệ công trình kiến trúc có giá trị; quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quy chế quản lý kiến trúc.

Về Chương trình phát triển đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2035, các mục tiêu cụ thể đã đặt ra bao gồm: chỉ tiêu phát triển đô thị theo từng giai đoạn 5 năm và 10 năm; cụ thể hóa theo từng năm trong giai đoạn 5 năm đầu của chương trình; các chương trình, dự án đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng ưu tiên và kiến trúc cảnh quan đô thị đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại đô thị.

Bên cạnh đó, xác định các chương trình, kế hoạch phát triển các khu vực được xác định theo quy hoạch chung đô thị, các khu vực phát triển đô thị để tập trung đầu tư hình thành đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và kiến trúc cảnh quan đô thị theo từng giai đoạn cho các quận và các khu vực dự kiến thành lập quận.

Quy chế quản lý kiến trúc Thành phố Hà Nội có hiệu lực thi hành từ ngày 10/1/2025. Nguyên tắc quản lý kiến trúc Thành phố Hà Nội là tuân thủ Luật Kiến trúc, phù hợp với định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam và điều kiện thực tế tại Thủ đô; ứng dụng khoa học công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới kể cả nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo…; bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ quốc phòng, an ninh, tài nguyên môi trường…

Theo Chương trình phát triển đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2035, chỉ tiêu đô thị hóa của thành phố Hà Nội được xác định đến năm 2025 là 63%; đến năm 2030 là 65%; đến năm 2035 là 70%.

Đến năm 2045, Hà Nội trở thành Thủ đô văn hóa, đô thị thông minh, sinh thái, trung tâm tài chính, dịch vụ, khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, trung tâm tổ chức các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ của châu Á và quốc tế. Thành phố xanh và sinh thái, với sông Hồng là biểu tượng phát triển.

Tỷ lệ đô thị hóa đạt 75%, tỷ lệ sử dụng giao thông công cộng đạt 50%. Dự kiến sơ bộ tổng số vốn đầu tư phát triển tối thiểu dự báo đến năm 2035 là 2.987.303 tỷ đồng. Trong đó, tổng số vốn dành cho hạ tầng khung là 1.273.791 tỷ đồng. Vốn dành cho nâng cấp đô thị là 1.713.512 tỷ đồng.

Theo Chương trình phát triển đô thị TP Hà Nội giai đoạn đến 2035 được phê duyệt thì đến năm 2025, số lượng quận của Hà Nội sẽ là 16 quận (12 quận hiện có và 4 huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì và Hoài Đức dự kiến thành lập quận).

Đồng thời, Hà Nội cũng sẽ công nhận thành phố loại III - Sơn Tây trực thuộc Thủ đô; tiếp tục đẩy mạnh đầu tư xây dựng phát triển đô thị tại phía Bắc theo điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô để tiến tới hình thành thành phố phía Bắc với hạt nhân chính là quận Đông Anh trong giai đoạn đến năm 2035; đẩy mạnh đầu tư xây dựng phát triển đô thị tại Hòa Lạc, Xuân Mai để tiến tới hình thành thành phố phía Tây trong giai đoạn đến năm 2045; xây dựng phát triển đô thị tại khu vực Phú Xuyên, Thường Tín để hình thành thành phố phía Nam trong giai đoạn đến 2045./.

Bài liên quan
  • Hà Nội tập trung nguồn lực xây thêm 9 cầu vượt sông Hồng
    TP. Hà Nội đang tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng thêm 9 cầu vượt sông Hồng; hiện đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng 3 cầu (Hồng Hà, Mễ Sở, Vân Phúc), đồng thời đang tập trung chỉ đạo để quyết định chủ trương đầu tư 3 cầu (cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi).
(0) Bình luận
  • Hà Nội tập trung nguồn lực xây thêm 9 cầu vượt sông Hồng
    TP. Hà Nội đang tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng thêm 9 cầu vượt sông Hồng; hiện đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng 3 cầu (Hồng Hà, Mễ Sở, Vân Phúc), đồng thời đang tập trung chỉ đạo để quyết định chủ trương đầu tư 3 cầu (cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi).
  • Hà Nội phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất quận Đống Đa năm 2025
    UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 30/QĐ-UBND ngày 5/1/2025 về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 quận Đống Đa.
  • Đầu tư bất động sản: Tầm nhìn ở chu kỳ mới
    Dù có lúc thăng, lúc trầm, nhưng bất động sản, đặc biệt là các sản phẩm cao cấp vẫn luôn là điểm đến, là nơi trú ẩn dòng tiền quen thuộc của các nhà đầu tư thông minh.
  • Hà Nội chuẩn bị có tuyến đường nối vành đai 3,5 vào KCN Nam Thăng Long
    UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6681/QĐ-UBND phê duyệt phương án, vị trí tuyến đường nối từ đường vào khu công nghiệp Nam Thăng Long đến đường Vành đai 3.5, tỷ lệ 1/500 tại các phường Thụy Phương, Liên Mạc, Tây Tựu, Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập, được Sở Quy hoạch - Kiến trúc thẩm định.
  • Khởi công dự án khu chung cư Đống Đa (TP. Huế) - Hue Heritage
    Thừa Thiên Huế khởi công Dự án cải tạo, xây dựng lại các dãy nhà A, B, C khu chung cư Đống Đa (TP Huế) sau khi công trình đã xuống cấp và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
  • Chính thức khởi công đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào cuối năm 2027
    Tại phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia chiều 26/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, mục tiêu của dự án không chỉ xây dựng được một tuyến đường sắt tốc độ cao, mà còn phát triển ngành công nghiệp đường sắt tốc độ cao.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Thủ đô Hà Nội tiếp tục ghi tên trên bản đồ du lịch thế giới
    Thủ đô Hà Nội của Việt Nam vinh dự xếp thứ 7 trong danh sách này. Trang TripAdvisor miêu tả Hà Nội là một thành phố quyến rũ với sự giao thoa hài hòa giữa nét cổ kính và hiện đại trong hạng mục mở đầu của Travelers' Choice Awards 2025, giải thưởng do du khách toàn cầu bình chọn, được công bố vào ngày 9/1.
  • Tết làng Việt 2025 tại làng cổ Đường Lâm
    Đã thành thông lệ, cứ vào dịp Tết đến Xuân về, thị xã Sơn Tây (Hà Nội) lại tổ chức chương trình "Tết làng Việt" nhằm quảng bá giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là các phong tục Tết của người Việt.
  • Văn nghệ sĩ luôn đồng hành cùng sự phát triển Tạp chí Người Hà Nội
    Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 13/1, Tạp chí Người Hà Nội tổ chức chương trình “Gặp mặt cuối năm” nhằm tri ân các thế hệ cán bộ hưu trí, văn nghệ sĩ, cộng tác viên cùng những đơn vị đã luôn quan tâm, ủng hộ và đồng hành cùng Tạp chí Người Hà Nội trong thời gian qua.
  • Ra mắt sách về trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam
    Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp với Ủy ban Dân tộc vừa tổ chức ra mắt cuốn sách song ngữ "Du khảo - Rực rỡ sắc màu trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam" của tác giả Nguyễn Bông Mai.
  • Huyện Chương Mỹ đón Xuân mới với phương châm “mọi người, mọi nhà đều có Tết”
    Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ (TP. Hà Nội) Nguyễn Anh Đức vừa ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND về việc tổ chức phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trên địa bàn huyện. Người đứng đầu chính quyền huyện Chương Mỹ nhấn mạnh công tác tổ chức cho nhân dân đón Xuân mới vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, với phương châm “mọi người, mọi nhà đều có Tết”.
  • Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong thực hiện phong trào thi đua “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp”
    Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trên địa bàn, phong trào thi đua xây dựng Thủ đô “Sáng – Xanh - Sạch - Đẹp” tại quận Tây Hồ đem lại những kết quả khả quan, tích cực, giúp người dân được thụ hưởng chất lượng sống tốt nhất.
  • Hà Nội lọt top 10 điểm đến thú vị dịp Tết 2025
    Chuyên trang du lịch Booking.com vừa giới thiệu tới du khách tốp những điểm đến đáng để trải nghiệm tại Việt Nam vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Hà Nội là một trong những điểm đến hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách.
  • [Podcast] Chùa Quán Sứ - Cổ tự linh thiêng của tín ngưỡng Phật giáo Việt Nam
    Chùa Quán Sứ tọa lạc giữa lòng Thủ đô từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh đối với người dân Hà Nội. Ẩn mình giữa phố phường đông đúc, ngôi chùa này gây ấn tượng bởi lối kiến trúc cổ kính, mang đậm nét linh thiêng của tín ngưỡng Phật giáo. Khi bước vào khuôn viên chùa, du khách sẽ cảm nhận ngay sự tĩnh lặng khác biệt, thoát khỏi sự hối hả của nhịp sống hiện đại. Với những nét chạm trổ tinh tế, những mái ngói rêu phong càng làm tăng thêm vẻ cổ kính cho chùa Quán Sứ.
  • Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Sóc Sơn: Thăm, tặng quà các đơn vị, đối tượng chính sách nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
    Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, từ ngày 07 đến ngày 10/01, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã đi thăm, tặng quà, chúc Tết các đối tượng chính sách, các đơn vị trên địa bàn xã Đông Xuân, Phú Minh, Phú Cường.
  • Thị xã Sơn Tây tiếp tục nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo bước vào kỷ nguyên mới
    Chiều 10/1, Thị ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ thị xã Sơn Tây tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội.
Hà Nội công bố Quy chế quản lý kiến trúc đến năm 2035
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO