Kiến trúc - Quy hoạch

Đầu tư bất động sản: Tầm nhìn ở chu kỳ mới

Hải Bùi 09:17 31/12/2024

Dù có lúc thăng, lúc trầm, nhưng bất động sản, đặc biệt là các sản phẩm cao cấp vẫn luôn là điểm đến, là nơi trú ẩn dòng tiền quen thuộc của các nhà đầu tư thông minh.

Câu chuyện chính của năm 2025 và cả những năm tới: giá nhà tăng

Vào thời điểm đầu năm 2022, tức chỉ cách hiện tại chưa đến 2 năm, giá căn hộ sơ cấp vào khoảng 38 triệu/m2. Nhưng đến thời điểm quý 3/2024, giá sơ cấp đã lên đến 72 triệu/m2. Nói cách khác, chỉ trong chưa đến 2 năm, giá nhà đã tăng khoảng 48% - đây là con số khiến nhiều người bất ngờ.

Nhưng không chỉ có vậy, câu chuyện giá nhà chỉ trong năm 2024 còn khiến cả những người “quen mặt” nhất với thị trường bị sốc. Chỉ trong năm 2024, theo dữ liệu từ các đơn vị nghiên cứu thị trường, giá nhà đã tăng khoảng 29% - tức giá nhà năm 2024 mới thực sự đột khởi và tạo nên câu chuyện riêng.

Các con số vốn không biết nói dối, với thị trường bất động sản, giá nhà phản ánh nhiều điều, trong đó lớn nhất là câu chuyện cung – cầu, cùng với đó là xu hướng thị trường và cơ hội cho nhà đầu tư.

smart-city-2024-h-copy.jpg
Dòng căn hộ cao cấp có mức độ tăng giá ấn tượng thời gian qua.

Anh Nguyễn Văn An, một nhà đầu tư sở hữu hai căn hộ tại dự án Vinhomes Smart City cho biết, chỉ vào nhịp tăng này, hai căn hộ anh mua để dành, vốn dùng cho thuê tạo dòng tiền đã cho anh lợi nhuận gần gấp đôi (sau hơn 3 năm), trong khi hàng tháng anh vẫn có nguồn thu.

“Tôi chỉ hy vọng mức tăng giá ổn định khoảng 8 – 10%/năm, cộng với tiền cho thuê là rất thành công rồi, nhưng mức tăng như thời gian qua, quả thực, tôi chưa ngờ tới”, anh An cho hay.

Tương tự, chị Hoàng Thanh Huyền, một nhà đầu tư sở hữu hai căn hộ cao cấp (một trên đường Xuân Thuỷ, một trên đường Phạm Văn Đồng) cho biết, thời điểm chị mua vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021, nhiều người cứ gàn vì giai đoạn đó, giá căn hộ vào khoảng 50 triệu/m2, mức khá cao so với thị trường. Tuy nhiên, hiện tại cho thấy chị đã đúng. Mỗi căn hộ hiện tại chị có thể dễ dàng bán chênh vài chục giá/m2, chưa kể lợi nhuận từ tiền cho thuê nhà.

Điểm chung của hai nhà đầu tư nói trên là đều mua sản phẩm căn hộ cao cấp, bị bất ngờ với tốc độc tăng giá. Và hiện tại, cả hai nhà đầu tư này đều tỏ ra bối rối khi không biết nên “chốt lời” hay tiếp tục giữ tài sản đang rất có giá này.

Về cơ bản, thị trường căn hộ Hà Nội sau nhiều năm khá bình lặng đã thực sự thu hút về mình vô số sự chú ý trong năm 2024. Trong đó, phân khúc cao cấp không chỉ cho thấy mức tăng giá ấn tượng mà còn là phân khúc có sức “chống chịu” tốt trước các biến động thị trường, cả khi thị trường gặp khó.

Chu kỳ mới đòi hỏi điều gì từ nhà đầu tư?

Hãy quay lại câu chuyện thị trường căn hộ vài năm gần đây. Theo bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc CBRE Hà Nội, giai đoạn 2009 – 2019, giá chung cư tại Hà Nội tăng trung bình 5%/năm (bằng tốc độ mất giá, lạm phát), giá thứ cấp cũng ổn định và chỉ tăng khoảng 2%/năm, cho thấy giá chung cư trong thời gian dài rất ít biến động.

Tuy nhiên, từ năm 2022 đến nay, giá chung cư tại Hà Nội tăng nhanh, có hai giai đoạn: Giai đoạn cuối 2021 – quý 3/2022, và từ quý 3/2022 – nay. Lý do là có nhiều yếu tố tăng giá xuất hiện cùng một thời điểm. Đó là nguồn cầu lớn trong bối cảnh đói cung, cùng với đó là các sản phẩm cao cấp chiếm ưu thế, cũng như chi phí đầu vào ngày một lớn.

k1.png
Giá nhà được nhận định tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Thị trường bất động sản hay các thị trường đầu tư khác vẫn luôn có kẻ thắng, người thua. Và như các chuyên gia từng nói, đừng cố lý giải thị trường, vì việc này là rất khó, tốt nhất, hãy đi theo nó, thuận theo thị trường,…

Giá nhà tăng mạnh thời gian vừa qua đã khiến nhiều nhà đầu tư đổ dồn vào thị trường này. Điều này cho thấy tại sao, mức thanh khoản của các dự án mở bán mới nhiều khi lên đến 80%, thậm chí 90%. Và bao giờ cũng vậy, khi thị trường đang trong giai đoạn sôi động cực đỉnh”, cũng là lúc bắt đầu xuất hiện các thông tin về việc đầu tư vào phân khúc căn hộ, nhất là căn hộ cao cấp sẽ có rủi ro. Tuy nhiên, giới chuyên gia lại có những góc nhìn rất riêng.

Ông Trần Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thị trường và Am hiểu khách hàng OneHousing cho rằng, giá căn hộ tại Hà Nội tăng nhanh trong thời gian ngắn có thể gây ra phản ứng “sốc tạm thời” nhưng trong chặng đường tới năm 2030 thì đây mới chỉ là sự khởi đầu cho một chu kỳ tăng trưởng mới.

Thị trường nhà ở Hà Nội, dù đang dần dồi dào nguồn cung hơn nhưng trên thực tế, lượng hàng mà các chủ đầu tư có thể mang tới thị trường chỉ như muối bỏ bể. Hàng năm, Hà Nội có thêm hơn 160.000 dân cư đô thị mới, trong khi nguồn cung nhà ở suốt một thời gian dài vừa qua bị tắc nghẽn. Điều này là chỉ báo quan trọng cho việc, giá nhà còn tăng thời gian tới.

Một điểm nữa, Hà Nội mới đây đã ban hành bảng giá đất mới, áp dụng từ ngày 20/12/2024 đến hết ngày 31/12/2025. Đáng chú ý, so với bảng giá đất cũ, bảng giá đất điều chỉnh cao gấp 2 - 6 lần. Yếu tố quan trọng nhất trong việc cấu thành giá nhà tăng cao, thậm chí nhiều lần dường như càng củng cố nhận định về việc thị trường bước vào giai đoạn tăng trưởng mới và câu chuyện giá nhà cơ bản vẫn chỉ chạy một chiều: Tăng giá!

Sau giai đoạn “giật mình” của nhà đầu tư, nhiều người đã dần quen với các mức giá tiệm cận 100 triệu/m2 căn hộ. Cùng với đó, thị trường địa ốc cũng đang tiếp tục quá trình sàng lọc, bóng dáng những doanh nghiệp năng lực yếu dần thưa vắng, thị trường dần thực sự nằm trong tay các nhà tạo lập – là những doanh nghiệp có quỹ đất lớn, quy hoạch dự án bài bản, tài chính tốt và cung cách làm ăn chuyên nghiệp.

Bất động sản có đặc thù suất đầu tư lớn và vòng quay tiền cũng dài hơn các lĩnh vực khác như: chứng khoán, vàng,… Do đó, trong giai đoạn hiện tại, thị trường không chỉ sàng lọc các chủ đầu tư, mà cả các nhà đầu tư, nếu không có tầm nhìn tốt, không kiên định thì cũng rất dễ bị loại khỏi cuộc chơi.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Tự truyện của một Geisha”: Câu chuyện xúc động về tình yêu và lòng nhân ái
    Thế hệ độc giả 6x, 7x hẳn vẫn còn nhớ rõ cuốn tiểu thuyết “Hồi ức của một Geisha” – một tác phẩm đã từng gây ấn tượng mạnh mẽ và được in ấn, phát hành bởi Nhà xuất bản Phụ nữ. Đến năm 2024, cuốn tiểu thuyết này một lần nữa tái xuất hiện tại Việt Nam với tên gọi mới: “Tự truyện của một Geisha” qua bản dịch của dịch giả Nguyễn Bích Lan.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Giấc hoa
    Chuông chùa Thanh Quang đã điểm, trời đục sương. Sương vờn mái nhà, sương luồn qua song cửa sổ, sương tắm lên cây mộc đầu hè. Cây hồng cổ choàng chiếc khăn sương mờ ảo, hương hoa hồng nồng nàn khiến bà giáo thổn thức. Bâng khuâng trong sương hương, bà chợt thở dài thương nhớ: “Cây hồng cổ còn đây mà biền biệt âm dương mất rồi”? Đồng hồ Côn điểm giọt, tiếng binh boong phá tan cái tịch mịch của đêm...
  • Liên hoan Phim Ấn Độ tại Hà Nội: Trình chiếu miễn phí 4 bộ phim đặc sắc
    Từ ngày 5 - 11/1, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội tổ chức Liên hoan phim Ấn Độ, trình chiếu bốn bộ phim Ấn Độ nổi tiếng với phụ đề tiếng Việt, đại diện cho nhiều thể loại điện ảnh Ấn Độ. Liên hoan phim diễn ra tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, số 87 Láng Hạ, Hà Nội.
  • Lễ hội Chùa Hương: Điểm đến du lịch, văn hóa, truyền thống Việt
    Ngày 31/1/2025, Lễ hội du lịch Chùa Hương – một trong những lễ hội lớn nhất tại miền Bắc – sẽ chính thức khai hội với chủ đề “Lễ hội Chùa Hương: Điểm đến du lịch, văn hóa, truyền thống Việt”. Đồng thời, sự kiện cũng đánh dấu cột mốc quan trọng khi khu di tích quốc gia đặc biệt Quần thể Hương Sơn (Chùa Hương) được công nhận là khu du lịch cấp thành phố.
  • 10 sự kiện nổi bật của ngành giáo dục Thủ đô năm 2024
    Hà Nội dẫn đầu cả nước về triển khai học bạ số, giáo dục mũi nhọn đứng đầu cả nước về số lượng học sinh giỏi... là những sự kiện nổi bật của ngành giáo dục Thủ đô trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Đầu tư bất động sản: Tầm nhìn ở chu kỳ mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO