Chuyển động Hà Nội

Hà Nội chủ động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn từ cơ sở

Quỳnh Phạm 14/05/2024 14:24

Sáng nay 14/5, Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp với Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai công tác PCTT và TKCN tại các xã, phường, thị trấn năm 2024.

daibieu2.jpg
Các đại biểu dự Hội nghị triển khai công tác PCTT và TKCN tại các xã, phường, thị trấn năm 2024.

Dự Hội nghị có Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng; đồng chí Nguyễn Duy Du, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thành phố Hà Nội, đồng chí Trần Thanh Mẫn – Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thành phố Hà Nội và các đại biểu thuộc Chi cục Thủy lợi và PCTT Hà Nội, Ban Tuyên giáo các quận, huyện, thị ủy; Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN, Hạt quản lý đê, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các phường, xã, thị trấn trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Từ tháng 6 đến tháng 8/2024, Hà Nội có thể xuất hiện các đợt nắng nóng 39 - 41°C

Tại Hội nghị, Trưởng phòng Dự báo Đài khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc Bộ Đinh Hữu Dương đã đưa ra một số nhận định xu thế thời tiết, thủy văn từ tháng 5 đến tháng 12/2024. Về khí tượng, dự báo số lượng bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên khu vực biển Đông trong năm 2024 ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm (TBNN) vào khoảng 11 - 13 cơn. Khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ có khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp của 2 - 3 cơn bão hoặc ATNĐ. Hoạt động của bão và ATNĐ có khả năng sẽ tập trung vào nửa cuối mùa bão. “Cần đề phòng khả năng xuất hiện bão mạnh hoặc sự kết hợp giữa bão với các hình thế thời tiết khác”, ông Dương nhấn mạnh.

Nhiệt độ trung bình trên toàn khu vực ở mức cao hơn so với TBNN từ 0.5 - 1.5°C. (TBNN từ tháng 5 đến tháng 12: 25.4 – 26.3°C). Nắng nóng có khả năng xảy ra nhiều hơn so với TBNN, các đợt nắng nóng tập trung từ tháng 6 đến tháng 8/2024 với nhiệt độ cao nhất tuyệt đối: 39 - 41°C, khu vực nội thành có khả năng cao hơn. Trong khi đó, không khí lạnh có khả năng hoạt động từ cuối tháng 9 đầu tháng 10/2024, thành phố Hà Nội có khả năng chịu ảnh hưởng từ 10 - 12 đợt không khí lạnh và không khí lạnh tăng cường. Có khoảng 1 - 2 đợt rét đậm, rét hại trên diện rộng (từ 2 ngày trở lên) xảy ra vào nửa cuối tháng 12/2024 với nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 7 - 9 độ C.

a-m4.jpg
Trưởng phòng Dự báo Đài khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc Bộ Đinh Hữu Dương chia sẻ về dự báo khí tượng, thủy văn từ tháng 5 đến tháng 12/2024 tại Hội nghị.

Trong khi đó, tổng lượng mưa trên toàn khu vực ở mức xấp xỉ so với TBNN (TBNN từ tháng 5 đến tháng 12: 1432.3 – 1582.6mm), có khoảng từ 6 – 8 đợt mưa lớn diện rộng và tập trung từ cuối tháng 6 đến tháng 9/2024. Trong các chuyển mùa, cần đề phòng các hiện tượng thời nguy hiểm như dông mạnh, lốc, sét, mưa đá và mưa lớn cục bộ.

Ông Dương cũng thông tin thêm, trong toàn mùa xuất hiện 3 - 5 đợt lũ, trong đó 1 - 3 đợt lũ lớn có khả năng xuất hiện trên sông Đáy và các sông nội tỉnh. Đỉnh lũ năm các sông phổ biến thấp hơn đình lũ TBNN và cao hơn đỉnh lũ năm 2023 (sông nội tỉnh như sông Tích, sông Bùi có khả năng cao hơn TBNN và xấp xỉ năm 2023). Mực nước đỉnh lũ năm trên sông Hồng, Đà, Đuống dưới mức BĐ1; sông Đáy từ BĐ1 đến BĐ2; các sông nội tỉnh từ BĐ2-BĐ3. Thời gian xuất hiện đỉnh lũ tại sông Đà, hạ lưu sông Hồng, sông Đuống vào khoảng tháng 7 hoặc tháng 8.

“Trong khi đó, về nguồn nước, dòng chảy đến các hồ chứa thượng lưu các sông lớn như sông Hồng, sông Đà,... thấp hơn TBNN nên dự báo thiếu hụt nguồn nước hạ lưu các sông trên trong khu vực Hà Nội có khả năng thiếu hụt 10-30%”, Trưởng phòng Dự báo Đài khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, thông tin thêm.

Hà Nội luôn chủ động, tích cực triển khai nhiều giải pháp PCTT và TKCN từ sớm, từ xa

Ông Trần Thanh Mẫn – Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thành phố Hà Nội thông tin tại Hội nghị, công tác PCTT và TKCN năm 2023 của Thành phố đạt nhiều kết quả tích cực. Tiêu biểu như 100% xã, phường, thị trấn thành lập lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai; xây dựng 7.983 tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy và 22.153 điểm chữa cháy công cộng. Các đơn vị, địa phương đã tổ chức nhiều lớp đào tạo, tập huấn, diễn tập phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn. Đặc biệt, công tác PCTT và TKCN luôn được Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND Thành phố quan tâm, chỉ đạo sâu sát nên năm 2023 vừa qua cũng như hiện tại Hà Nội đã hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2023.

a-m5.jpg
Toàn cảnh Hội nghị.

Tuy nhiên, với những dự báo kể trên của cơ quan chức năng, có thể thấy Hà Nội không tránh khỏi những tác động tiêu cực của việc biến đổi khí hậu. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, ngay từ những tháng đầu năm 2024, Hà Nội đã trải qua nhiều đợt nắng nóng, mưa dông, lốc. Gần đây nhất có thể kể đến trận dông lốc vào tối ngày 20/4/2024 khiến 56 nhà dân bị tốc mái, hơn 6.000 cây xanh, cây ăn quả, cây lấy gỗ bị gãy đổ…

Năm 2024, Hà Nội đã chủ động trong công tác PCTT và TKCN. Điều này được khẳng định bởi ngày 2/2/2024, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số: 01/CT-UBND “về việc tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024 trên địa bàn Thành phố Hà Nội”. Gần đây nhất, ngày 4/5/2024, Ban Tuyên giáo Thành ủy đã ban hành Hướng dẫn số 148-HD/BTGTU về công tác tuyên truyền PCTT và TKCN năm 2024 trên địa bàn TP Hà Nội.

Để công tác PCTT và TKCN Thành phố Hà Nội 2024 đảm bảo hiệu quả, tại Hội nghị, PCTT và TKCN Thành phố cho rằng các địa phương cần tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện hiệu quả các chỉ đạo của Trung ương và Thành phố trong công tác PCTT và TKCN. Đồng thời rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo, điều hành và xây dựng kế hoạch hoạt động cho năm 2024. Kiện toàn bộ máy ban chỉ huy các cấp...

a-man.jpg
Ông Trần Thanh Mẫn – Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thành phố Hà Nội phát biểu tại Hội nghị.

Bên cạnh đó, các địa phương cần thường xuyên rà soát cập nhật, điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện và chuẩn bị đầy đủ nguồn lực theo phương châm “4 tại chỗ” để sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án bảo đảm cụ thể, chi tiết, sát với thực tế của địa phương. Đặc biệt lưu tâm đến việc cập nhật kế hoạch PCTT, sự cố hằng năm, phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro, phương án hộ đê bảo vệ trọng điểm, phương án phòng chống úng ngập nội thành, ngoại thành, phương án phòng cháy, chữa cháy.

Tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đào tạo, tập huấn, diễn tập và nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác PCTT và TKCN dưới nhiều hình thức, nội dung cập nhật, đổi mới, phong phú. Ngoài ra, phải duy trì nghiêm túc chế độ trực ban 24/24 giờ theo quy định; theo dõi chặt chẽ, thông tin, báo cáo kịp thời diễn biến của thời tiết, thiên tai, sự chỉ đạo điều hành của Trung ương, Thành phố để kịp thời phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và TKCN có hiệu quả./.

Bài liên quan
  • Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024
    Để chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn kịp thời, hiệu quả nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai và các sự cố, tai nạn xảy ra... Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội đã ban hành hướng dẫn số 148-HD/UBND về công tác tuyên truyền phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Hà Nội phê duyệt đề án vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng xanh
    UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 6004/QD-UBND về việc, phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố”.
  • Trường THCS Xuân La: Viết tiếp trang sử vàng truyền thống
    Hòa chung không khí hân hoan của cả nước chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày 20/11, Trường THCS Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và tuyên dương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy năm học 2024.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội chủ động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn từ cơ sở
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO