Hà Nội chủ động kịch bản ứng phó, đáp ứng năng lực y tế trước diễn biến dịch

KTĐT| 10/09/2021 17:59

Tại Hà Nội, các khu cách ly thừa công suất chính là minh chứng cho sự chuẩn bị cao hơn một bước của chính quyền TP. Điều đó cũng cho thấy Hà Nội đã và đang đi đúng hướng trong phòng, chống dịch Covid-19.

Cùng với thần tốc trong truy vết, khoanh vùng và xét nghiệm, Hà Nội cũng đặc biệt chú trọng chuẩn bị các khu cách ly tập trung các trường hợp F1 nhằm bóc tách, ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. 
Có khả năng tiếp nhận gần 43.000 người cách ly
Hiện nay, toàn TP Hà Nội có 135 cơ sở cách ly có quyết định thành lập, có khả năng tiếp nhận cách ly 42.982 người và sẵn sàng chuẩn bị phương án đáp ứng 100.000 giường cách ly các đối tượng F1. Trong khi đó, toàn Thành phố hiện đang cách ly 3.846 người, mới chỉ sử dụng hết gần 9% công suất trên tổng số 42.982 giường đã có.
Có được sự chuẩn bị như trên, ngay từ đầu đợt dịch Covid-19 lần thứ tư, Thành ủy, UBND TP đã chỉ đạo xuyên suốt là phải chủ động chuẩn bị các cơ sở cách ly tập trung. Theo đó, ngoài các khu cách ly của TP, các quận, huyện, thị xã cũng phải chủ động, chuẩn bị các khu cách ly tập trung trên địa bàn mình.
Các đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ Thành ủy cũng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các quận, huyện, thị xã trong việc chuẩn bị khu cách ly tập trung. Từ đó, các đơn vị đã tăng cường rà soát, tận dụng cơ sở vật chất như các khu nhà chung cư chưa đưa vào sử dụng, các cơ sở giáo dục đào tạo trên địa bàn... để thiết lập khu cách ly tập trung; bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, nhân lực, sẵn sàng tiếp nhận, cách ly các trường hợp F1.
Với việc chủ động chuẩn bị từ sớm, xây dựng các kịch bản ứng phó đi trước và cao hơn diễn biến tình hình dịch bệnh, các khu cách ly trên địa bàn Thành phố trong thời gian qua luôn được quản lý và vận hành hiệu quả, an toàn, không để xảy ra lây nhiễm chéo.
Đặc biệt, trước thực trạng một số trường hợp F1 cách ly tập trung đủ 14 ngày nhưng khi về cách ly tại gia đình vẫn dương tính với SARS-CoV-2; trong khi năng lực tiếp nhận của các khu cách ly trên địa bàn Thành phố hiện vẫn đang còn rất lớn, Hà Nội đã quyết định nâng thời gian cách ly tập trung các đối tượng F1 từ 14 ngày lên 21 ngày để đảm bảo kiểm soát đối đa nguồn lây nhiễm, không để dịch lây trong cộng đồng và đảm bảo sức khỏe, tính mạng của người dân.
Không để các F0 phải điều trị tại nhà
Cùng với chuẩn bị các khu cách ly tập trung, Hà Nội cũng xây dựng các kịch bản, phương án đáp ứng về y tế, với 40 nghìn giường điều trị theo mô hình tháp 3 tầng của Bộ Y tế, mục tiêu không để F0 phải cách ly, điều trị tại nhà.
Hiện nay, Thành phố đã bố trí và kích hoạt 14.600 giường điều trị bệnh nhân không triệu trứng và triệu trứng nhẹ (tầng 1), trong đó có 13.600 giường điều trị của các bệnh viện và cơ sở thu dung, điều trị Thành phố; 1.000 giường bệnh của các cơ sở y tế ngoài công lập. Ngoài ra, có 4 cơ sở đã xây dựng xong phương án, với tổng số 8.800 giường.
Thành phố cũng xây dựng phương án điều trị 8.000 bệnh nhân Covid-19 triệu chứng trung bình, nặng và nguy kịch (tầng 2, tầng 3) tại các bệnh viện tuyến Thành phố. Đồng thời, Hà Nội cũng tăng cường phối hợp với các bệnh viện tuyến Trung ương; huy động sự tham gia các cơ sở y tế tư nhân; tiếp tục đầu tư, củng cố nâng cao năng lực cho tuyến y tế cơ sở, trọng tâm là các trạm y tế xã, phường, thị trấn để đáp ứng yêu cầu khám chữa, điều trị các bệnh nhân Covid-19 trong mọi cấp độ dịch.
Từ đợt dịch Covid-19 lần thứ tư đến ngày 7/9, các cơ sở y tế của Hà Nội đã tiếp nhận, điều trị cho 3.581 bệnh nhân mắc Covid-19, trong đó số đang còn điều trị hiện là 1.369 bệnh nhân, số khỏi được ra viện là 2.071 người. Trong tổng số 1.369 bệnh nhân đang tiếp tục điều trị, có 727 bệnh nhân thuộc tầng 1 (65,56%); 320 bệnh nhân thuộc tầng 2 (28,85%) và 62 bệnh nhân thuộc tầng 3 (5,59%).
Bên cạnh đó, Thành phố hiện đang đảm bảo cung cấp Oxy y tế đáp ứng công suất 40 tấn/ngày, 1.200 tấn/tháng. Trong trường hợp khẩn cấp có thể nâng công suất đạt 100 tấn/ngày, 3.000 tấn/tháng. Ngoài ra, Thành phố cũng có 140 xe cứu thương, trên 200 xe taxi tham gia hệ thống vận chuyển, cấp cứu bệnh nhân Covid-19 đến các cơ sở y tế. Mạng lưới thầy thuốc đồng hành với trên 1.000 bác sỹ đăng ký tham gia, 300 bác sỹ đã được đào tạo nghệp vụ sử dụng hệ thống, trong những ngày qua đã tư vấn cho 1.089 bệnh nhân Covid-19...
Đến thời điểm này có thể khẳng định, sự chỉ đạo chủ động, quyết liệt của chính quyền Thành phố với kịch bản, phương án, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu khám chữa, điều trị bệnh nhân Covid-19 trong mọi cấp độ dịch đã giữ bình yên cho Thủ đô trước đại dịch.
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội chủ động kịch bản ứng phó, đáp ứng năng lực y tế trước diễn biến dịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO