Hà Nội bình yên qua góc nhìn của Thomas Billhardt

KTĐT| 06/11/2020 09:32

Một Hà Nội bình yên, dung dị với hình ảnh trẻ em vui đùa bên đường ray xe điện trên phố Hàng Đào, hàng dài người dân đạp xe trên phố bỗng nhiên trở lại thông qua triển lãm ảnh “Hà Nội 1967 - 1975” của nhiếp ảnh gia người Đức - Thomas Billhardt (sinh năm 1937). Triển lãm diễn ra đến ngày 15/11 tại cả hai không gian triển lãm của Manzi, 14 Phan Huy Ích và số 2 ngõ Hàng Bún.

Một vùng ký ức đủ đầy
Tại không gian triển lãm Manzi Exhibition Space (14 Phan Huy Ích) Hà Nội, người xem được bước vào một ngôi nhà cổ kính, với tiếng nhạc du dương, nhẹ nhàng. Trên 4 bức tường xung của ngôi nhà, hơn 130 bức ảnh của triển lãm "Hà Nội 1967 - 1975" như những thước phim đen trắng về Hà Nội những năm chiến đấu, bảo vệ đất nước. Với quan niệm hiện thực sống động, không hề bố trí sắp đặt nhân vật, Thomas Billhardt lần lượt dẫn người xem sang những chủ đề bình dị gian khó nhất của một Hà Nội thời chiến tranh.
Trong các bức ảnh đó, Hà Nội hiện lên thân thương, xúc động thông qua hình ảnh những người đàn bà xếp hàng chờ hứng từng giọt nước máy công cộng, lũ trẻ chơi cầu trượt bên vườn hoa còn ngổn ngang gạch đá xây dựng, lớp học vẽ ngoài trời, sân Hàng Đẫy ken đầy người đội mũ cối và thấp thoáng nón lá xem bóng. Bên cạnh đó là những “thước phim” về hầm trú bom chằng chịt trên hè phố, những con phố đầy xe đạp, dáng người lầm lũi trong mưa, phi công Mỹ nhận thư nhà trong trại giam, tàu điện chật ních người hay gương mặt trẻ thơ trong sáng vẫn bừng lên trong nghiệt ngã chiến tranh.
Hà Nội giai đoạn 1967 – 1975 nghèo khó thiếu thốn từ nước sinh hoạt đến lương thực, thực phẩm, thế nhưng những nụ cười vẫn rạng rỡ trên khuôn mặt người TP. Thủ đô hiện lên trong những bức ảnh của Thomas Billhardt với đủ mọi sinh hoạt phố phường, đẹp đẽ, dung dị và bình yên. Có thể xem, “Hà Nội 1967 – 1975” là một bộ ảnh đời thường hết sức sinh động và đầy đủ về một vùng ký ức của Thủ đô hơn 40 năm trước.
6 lần đến Việt Nam
Thomas Billhardt là một nhiếp ảnh gia người Đức có tình cảm đặc biệt với Hà Nội. Những tấm ảnh về chiến tranh Việt Nam cuối thập kỷ 60 của thế kỷ trước, đã khiến ông nổi tiếng khắp thế giới.
Từ năm 1962 - 1975, Thomas Billhardt đã đến Việt Nam 6 lần và trở lại sau đó 6 lần nữa. Những bức ảnh chụp trong các chuyến đi này được xuất bản trong bốn cuốn sách ảnh: “Những phi công mặc pyjama” (1968), “Khát vọng hòa bình: Việt Nam” (1973), “Hà Nội - Những ngày trước hòa bình” (1973) và “Những gương mặt Việt Nam” (1978). Trong tháng 10/2020, cuốn sách ảnh cùng tên với triển lãm vừa được Công ty CP Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam xuất bản.
Ông Thomas Billhardt từng chia sẻ, những năm gần đây, có cơ hội trở lại Việt Nam, ông đã được chứng kiến một Việt Nam mới, một đất nước tươi đẹp. Với Hà Nội, dù TP đang đổi mới diệu kỳ, đầy sức sống, rất khác với Hà Nội lần đầu chạm mặt vào năm 1967 nhưng ông vẫn muốn được yêu quý và ôm ấp những đổi thay của TP này.
Nhiều người xem khi đến triển lãm "Hà Nội 1967 - 1975" nhìn nhận, khi Thomas Billhardt bấm máy, những gì xuất hiện trước ống kính đều đáng được lưu giữ, không chỉ vì thời đó phim âm bản rất đắt đỏ mà còn vì ông tác nghiệp tại không gian công cộng. Cả đời Thomas Billhardt trung thành với chính mình.
Ông là người thăm dò các vùng nghèo đói và khủng hoảng trên thế giới với đầu óc tỉnh táo và nghiêm cẩn. Người chuyển tải thông điệp của ngôn ngữ nhiếp ảnh Thomas Billhardt luôn luôn là trẻ em. "Lòng nhân ái, bao dung của người Việt trong thời đó rất lớn. Tình người chứa chan, sự thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là thứ bạn có thể dễ dàng bắt gặp" - ông Thomas Billhardt chia sẻ.
Theo Viện trưởng Viện Goethe Wilfried Eckstein: “Bức ảnh của Thomas Billhardt là những bức ảnh khiến người ta không thể quên, luôn hiển hiện ra trước con mắt của tâm trí. Những bức ảnh của ông bắt thế giới phải tự soi lại mình và đồng thời cho thấy hy vọng vẫn tồn tại. Chúng kể cho ta nghe về sự bất công xã hội trên thế giới, về sự nghèo đói, đau khổ, chiến tranh nhưng cũng về cuộc sống của con người và nụ cười của họ”.

"Hà Nội của Thomas Billhardt là một vùng ký ức Hà Nội đủ đầy, một bản trường ca tỉ mẩn vẽ nên cuộc sống bộn bề gian khổ nhưng đầy yêu thương." - Nhà văn Đỗ Phấn

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tôi “phải lòng” hội họa như cách tôi từng say mê văn chương
    Tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu tình cờ đến với hội họa từ năm 2016. Chọn dòng tranh lụa kén người vẽ, chị đã nhanh chóng thể hiện tài năng sử dụng cọ và màu không thua kém tài năng ngôn ngữ. Với chị, điểm chung trong các sáng tạo nghệ thuật của mình là chất thơ và tính nữ. Xoay quanh góc nhìn “viết hay vẽ cũng chỉ là phương tiện nghệ thuật để người nghệ sĩ tỏ bày với thế giới, về thế giới”, tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu đã dành cho tạp chí Người Hà Nội một cuộc trò chuyện thú vị.
  • Bài 2: Hà Nội phát huy truyền thống lịch sử, xứng danh Thủ đô anh hùng, ngàn năm văn hiến
    Ngay sau khi tiếp quản Thủ đô (10/10/1954), Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã lãnh đạo Nhân dân khẩn trương khôi phục những cơ sở bị chiến tranh tàn phá, ổn định tình hình, từng bước vượt qua khó khăn, tổ chức lại sản xuất, bảo đảm đời sống Nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
  • Góc nhìn lịch sử mới mẻ, lãng mạn và hào hoa
    Sau gần 3 tháng phát động, Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) đã khép lại với Lễ trao giải thưởng và khai mạc triển lãm được tổ chức tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội (từ 10/8 đến 31/8). Những tác phẩm được giới thiệu tại triển lãm góp phần tuyên truyền đậm nét về mốc son và ý nghĩa của Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời mang đến những góc nhìn mới mẻ về lịch sử hào hùng của Thành phố nghìn năm văn hiến.
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị miễn, giảm học phí cho học sinh vùng bão lũ
    Ngày 18-9, Bộ GD-ĐT có công văn gửi UBND các tỉnh, thành về việc hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
  • Hà Nội xây thêm 29 cầu vượt cho người đi bộ
    Mới đây, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông đã báo cáo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đề xuất UBND TP Hà Nội danh mục đầu tư 29 cầu vượt cho người đi bộ trên địa bàn thành phố. Đề xuất này nhằm đảm bảo an toàn giao thông tại các khu vực đông dân cư, nơi tập trung nhiều trường học.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội bình yên qua góc nhìn của Thomas Billhardt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO