Hà Nội: Biểu dương người tốt, việc tốt, DN, doanh nhân tiêu biểu, Công dân Thủ đô ưu tú năm 2018

Nhóm PV/KTĐT| 09/10/2018 19:27

Sáng 9/10, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức hội nghị Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, doanh nghiệp doanh nhân tiêu biểu, vinh danh Công dân Thủ đô ưu tú năm 2018.

Dự hội nghị về phía lãnh đạo Trung ương có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương Điểu K'ré; Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Bùi Thị Thanh; Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành; Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương Phạm Huy Giang... cùng đại diện các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương.

Về phía TP Hà Nội có sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc; Phó Bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn; Chủ tịch MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh; Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu và đặc biệt là các đại biểu là Công dân Thủ đô ưu tú từ năm 2010 đến nay, 700 gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; gần 300 doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu cùng 38 vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích cao tại ASIAD 18.

Tiếp đó, Phó Chủ tịch thường trực UBND Thành phố Nguyễn Văn Sửu phát biểu đánh giá kết quả phong trào “Người tốt, việc tốt”, “Doanh nghiệp Thủ đô hội nhập phát triển” và phát động phong trào “Người tốt, việc tốt”, “Doanh nghiệp Thủ đô hội nhập phát triển” năm 2019. 

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu cho biết: Theo mỗi giai đoạn phát triển của Đất nước, phong trào thi đua yêu nước ở Thủ đô lại đổi mới những mục tiêu, nội dung, hình thức và ngày càng hoàn thiện, phát huy hiệu quả rõ rệt, trong đó nổi bật và đặc sắc nhất là phong trào “Người tốt, việc tốt”. Là địa phương đầu tiên trong cả nước phát động và tổ chức phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” từ năm 1992 theo gợi ý của Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Phạm Văn Đồng; đến nay, sau 26 năm triển khai thực hiện, phong trào “Người tốt, việc tốt” đã trở thành nếp văn hóa của người dân Hà Nội.

Từ việc làm nhỏ ý nghĩa lớn, từ một người tốt nhân lên tập thể vững mạnh đã biến phong trào từ thi đua lập thành tích đơn thuần trở nên có sức sống mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào sự phát triển, đi lên của Thủ đô trong giai đoạn mới. Thông qua các phong trào, đã có gần 24 nghìn người tốt, việc tốt tiêu biểu cấp Thành phố, gần 34 vạn người tốt, việc tốt được các quận, huyện, thị xã, đơn vị thuộc Thành phố biểu dương khen thưởng. Để cổ vũ phong trào “Người tốt, việc tốt”, từ năm 2010 đến nay, vào dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10 hằng năm, Thành phố đã tổ chức xét chọn và vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” nhằm tôn vinh các cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc, đóng góp cho Thủ đô và đất nước.

“Những người tốt, việc tốt được biểu dương hôm nay là những gì chúng ta được chứng kiến, được đề cử nhưng vẫn còn rất nhiều người tốt, việc tốt vẫn đang diễn ra thầm lặng trên mỗi cung đường, mỗi phố phường, thôn xóm của Hà Nội, họ đã bồi đắp thêm nghĩa cử mà từ bao đời nay đã là nét văn hóa của người Hà Nội” - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP nói.

Kế thừa những kết quả đạt được trong năm 2018, để phong trào thi đua người tốt, việc tốt từ nay đến năm 2019 tiếp tục tạo sự lan tỏa và tạo thành sức mạnh, nét văn hóa của mỗi tập thể, đơn vị, địa phương, Phó Chủ tịch đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể và các tầng lớp nhân dân Thủ đô cần tiếp tục củng cố, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của phong trào. Trong đó, Phó Chủ tịch Thường trực UBNDT Nguyễn Văn Sửu đề nghị cần tập trung đi sâu vào 3 nhiệm vụ chính.

Một là: Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức phong trào “Người tốt, việc tốt” gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đảm bảo bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Thành phố và các địa phương, đơn vị. Đẩy mạnh phong trào “Doanh nghiệp Thủ đô hội nhập và phát triển” gắn với việc thực hiện hiệu quả các chương trình, kế hoạch hành động của Thành phố về phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh.

Hai là: Thực hiện tốt công tác phát hiện và nhân rộng gương điển hình tiên tiến thông qua việc tiếp tục triển khai Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt. Người đứng đầu các đơn vị chủ động phát hiện, khen thưởng và tuyên truyền, nhân rộng kịp thời các gương điển hình tiên tiến.

Ba là: Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện phong trào “Người tốt, việc tốt”, phong trào “Doanh nghiệp Thủ đô hội nhập và phát triển”. Kịp thời khắc phục những tồn tại đảm bảo các phong trào thi đua phát triển đúng hướng, thường xuyên, liên tục và rộng khắp.

“Làm một việc tốt cho cộng đồng chính là nhân lên niềm vui và hạnh phúc cho chính mình. Dù là hiển hiện hay lặng thầm thì những cống hiến và đóng góp cũng đều rất đáng trân trọng. Hy vọng người dân Hà Nội chúng ta luôn biết biến niềm tự hào, sự mạnh mẽ và nhiệt huyết sáng tạo của con người Việt Nam nói chung và người dân Thủ đô nói riêng, thành niềm vui, hạnh phúc cho cộng đồng và sức vóc cho Thủ đô và Đất nước” - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu nhấn mạnh.

10 gương mặt “Công dân ưu tú” năm 2018 của Thủ đô Hà Nội

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng và Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải trao tặng Danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú năm 2018”, gồm: 

PGS.TS. Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Duy Ánh - Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Là người tâm huyết với nghề, dám nghĩ, dám làm, đổi mới, sáng tạo đưa bệnh viện phụ sản Hà Nội trở thành điểm đến đáng tin cậy của nhân dân Thủ đô và cả nước. Ông được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân; Huân chương Lao động hạng Ba.

Ông Nguyễn Đức Cường - Tổ trưởng Tổ sửa chữa Cơ điện (Công ty cổ phần Điện cơ Thống Nhất), tấm gương cần mẫn, sáng tạo, giàu nhiệt huyết và đam mê với nghề. Ông có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật làm lợi cho Công ty hàng trăm triệu đồng. Nhiều năm liền, được tặng bằng Sáng kiến, sáng tạo, danh hiệu Công nhân giỏi Thủ đô, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

Ông Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T. Là người sáng lập và điều hành công ty, hằng năm doanh nghiệp nộp ngân sách cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng; tạo công ăn việc làm cho hơn 1.000 lao động trên địa bàn Thành phố. Bên cạnh đó, CLB bóng đá do ông thành lập đã đóng góp nhiều HLV, VĐV cho đất nước và Thủ đô. Với những thành tích đạt được, ông được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì; Bằng khen của các Bộ, ngành và Chủ tịch UBND thành phố.

Ông Nguyễn Tứ Hùng - Cụm 13, xã Tân Lập, huyện Đan Phượng (Hà Nội). Từ năm 2004 đến nay, ông và gia đình đã tham gia ủng hộ kinh phí xây dựng nông thôn mới ở địa phương với 4 công trình có số tiền lên tới 2 tỷ 406 triệu đồng để. Năm 2017 ông được Chủ tịch UBND thành phố và Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Bà Trần Phương Lan - Chủ nhiệm CLB “Những bé bị ly thượng bì bọng nước” quận Hoàn Kiếm. Mặc dù gia đình gặp nhiều khó khăn, nhưng bà không quản ngại vất vả, khởi xướng thành lập CLB, chăm sóc, giúp đỡ thuốc thang, dạy kiến thức cho nhiều trẻ bị ly thượng bì bọng nước bẩm sinh, Với những nghĩa cử cao đẹp đó, năm 2017, bà đã được Chủ tịch UBND thành phố tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt”.

Ông Nguyễn Hữu Ngọc, Hội viên Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Là người đam mê với văn hóa Hà Nội, có nhiều tác phẩm giới thiệu, quảng bá về Thủ đô bằng tiếng Anh và tiếng Pháp, qua đó đã giúp bạn bè quốc tế hiểu thêm về lịch sử ngàn năm văn hiến, những nét văn hóa truyền thống của Hà Nội. Ông từng được nhận giải thưởng “Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội”; được Chủ tịch nước tặng Huân chương Độc lập hạng Ba.

VĐV Bùi Thị Thu Thảo - Huy chương vàng ASIAD 18. Xuất thân trong một gia đình nghèo ở huyện Ba Vì, nhưng với ý chí vươn lên, Thu Thảo đã khẳng định bản lĩnh và tài năng, xứng danh là “Cô gái vàng của Điền kinh Việt Nam”. Từ năm 2014 đến nay, Bùi Thu Thảo đã 9 lần đạt huy chương vàng, bạc tại các giải châu Á cũng như SEA Games. Cô 2 lần vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Năm 2018, Bùi Thu Thảo được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

Thượng úy Nguyễn Văn Tiến - Đội Cảnh sát giao thông số 12 (Công an thành phố Hà Nội). Là tấm gương sáng “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, cuối năm 2017, với tinh thần dũng cảm, anh đã xả thân cứu 5 người ra khỏi đám cháy tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ. Với thành tích trên, năm 2018, Thượng úy Nguyễn Văn Tiến được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Dũng cảm.

Ông Trịnh Ngọc Trình - Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục Miền núi (HEDO). Là người được viết trong câu chuyện "Em Ngọc", được đưa vào "Tuyển tập Văn lớp 5", trở thành tài liệu học tập trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cho nhiều thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam. Ông là người khởi xướng phong trào “Tam bất kì”, sau được đổi tên thành “Ba sẵn sàng”, Ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Ba, Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Nhì.

Nghệ nhân ưu tú Phạm Thị Tuyết - Chủ nhà hàng Ánh Tuyết (25 Mã Mây, Hoàn Kiếm). Là người tâm huyết với ẩm thực truyền thống, bà đã tích cực truyền bá tinh hoa văn hóa Hà Nội qua các phương tiên truyền thông Quốc tế, cùng các học viên trong và ngoài nước. Bà được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tặng danh hiệu “Nghệ nhân ẩm thực dân gian Việt Nam”; được Chủ tịch nước tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”; Tổng cục Du lịch tặng danh hiệu “Nghệ nhân hàng đầu Việt Nam”. 

Vinh danh vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích cao tại ASIAD 18

Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương Điểu K'ré và Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc trao khen thưởng thành tích đột xuất cho các VĐV, HLV đạt thành tích cao tại Á vận hội 2018. Gồm: VĐV điền kinh Bùi Thị Thu Thảo: HCV ASIAD 18; VĐV Wushu Phạm Quốc Khánh: HCB Á vận hội 2018; VĐV Wushu Dương Thúy Vi: HCĐ ASIAD 18; VĐV Wushu Hoàng Thị Phương Giang: HCĐ Á vận hội 2018; VĐV Wushu Nghiêm Văn Ý: HCĐ ASIAD 18; Xạ thủ Ngô Hữu Vương: HCĐ môn bắn súng Á vận hội 2018; Võ sĩ Nguyễn Thị Lan: HCĐ môn Judo tại ASIAD 18; Võ sĩ Nguyễn Thị Tâm: HCĐ boxing Á vận hội 2018; Hai thành viên đội tuyển cầu mây nữ giành HCB ASIAD 18: VĐV Giáp Thị Hiển và Dương Thị Xuyên.

Các thành viên đội tuyển Pencak Silat giành HCB ASIAD 18: VĐV Trần Đức Danh, Lê Hồng Quân, Vũ Tiến Dũng, Nguyễn Xuân Thành, Lưu Văn Nam, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Huyền và Vương Thị Bình.

Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Bùi Thị Thanh và Phó Bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn trao bằng khen cho các vận động viên, huấn luyện viên: Bùi Thị Hải Yến, Phạm Thị Hằng, Đặng Thị Phương Thanh, Trần Thị Thu Hoài, Đỗ Mạnh Tuấn, Nguyễn Hoàng Lân, Đầu Văn Hoàng.

Hai VĐV Nguyễn Thị Oanh và Nguyễn Thị Hằng giành HCĐ ở môn điền kinh; HLV đội tuyển Wushu Nguyễn Văn Chương; Hoàng Thị Thái Xuân - HLV đội tuyển cầu mây; HLV đội tuyển đua thuyền Lê Văn Quang; HLV Nguyễn Thanh Tùng - Đội tuyển Pencak Silat; HLV đội tuyển Wushu Phan Quốc Vinh; HLV Nghiêm Việt Hùng - Đội tuyển bắn súng; HLV đội tuyển Judo Bùi Đình Tiến; HLV Nguyễn Như Cường - Đội tuyển Boxing; HLV đội tuyển cầu mây Hoàng Đức Lương.

Trao “Cúp Thăng Long” cho 20 doanh nghiệp tiêu biểu

Tại hội nghị, Chủ tịch MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh; Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu trao “Cúp Thăng Long” cho 20 doanh nghiệp tiêu biểu.

Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T; Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet; Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Á; Tổng Công ty Du lịch Hà Nội; Tổng Công ty Đầu tư phát triển Hạ tầng đô thị UDIC; Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không; Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh Hà Nội; Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội; Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông; Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam; Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB); Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội; Công ty Cổ phần Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A; Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings; Công ty Cổ phần Thương mại CITICOM; Công ty Cổ phần Traphaco. 

Công ty Cổ phần Ao Vua; Công ty Cổ phần Misa; Công ty TNHH Công nghệ và Xét nghiệm Y học MEDLATEC; Công ty TNHH Hàn Việt.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Độc đáo lễ hội Tấc Ka Coong - Cúng thần núi của đồng bào Cơ Tu
    Tái hiện trích đoạn sân khấu hóa lễ hội Tấc Ka Coong - Cúng thần núi của đồng bào Cơ Tu huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) trong Ngày hội “Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV.
  • 50 đội thi tham gia Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng 2024
    UBND Thành phố Hà Nội cho biết, Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Thành phố Hà Nội và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) sẽ tổ chức Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024.
  • Vở ballet Hồ Thiên Nga được biểu diễn trở lại tại Nhà hát Lớn Hà Nội
    Vở Ballet Hồ Thiên Nga đã làm say đắm khán giả trên toàn thế giới suốt hơn một thế kỷ qua sẽ được Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB) biểu diễn trở lại tại sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội trong 3 ngày 14, 15 và 16 tháng 6 tới đây.
  • 194 Đảng viên Thị xã Sơn Tây được trao tặng Huy hiệu Đảng dịp Kỷ niệm sinh nhật Bác
    Sáng 16/5, Thị ủy Sơn Tây (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2024 cho 194 đảng viên của Đảng bộ thị xã. Các đảng viên được nhận Huy hiệu từ 30 năm đến 70 năm tuổi Đảng, trong đó có 1 Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
  • Vô định bước chân khi qua chốn cũ
    Một lần tôi âm thầm trở lại Hà Nội. Tôi có hẹn phỏng vấn với một công ty ở đó. Sau bao tháng ngày lăn lội công trường bùn lầy gió bụi, tôi muốn tìm kiếm một công việc mang nhiều yếu tố chuyên môn hơn. Thế nhưng, buổi phỏng vấn hờ hững, kết thúc mà chẳng hứa hẹn điều gì, có lẽ tôi không phải là lựa chọn phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng. Chông chênh giữa một thành phố quen mà nay như xa lạ, tôi một mình lang thang qua những con phố cũ, chờ chuyến xe trở về lúc chiều muộn.
  • Tổ chức các giải thể thao chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại các quận, huyện, thị xã
    UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã trên địa bàn toàn thành phố triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức các giải thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954- 10/10/2024) nhằm động viên nhân dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”...
  • Thừa Thiên Huế: Lấy ý kiến các dự án luật Di sản văn hóa
    Những góp ý các dự án luật Di sản văn hóa phù hợp với thực tiễn phát triển và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổng hợp, có ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội năm 2024
    Sáng 15/5, tại Phố Sách 19/12, Hội nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội phối hợp cùng các câu lạc bộ (CLB) nhiếp ảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc “Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội” với chủ đề “Việt Nam - Đất nước - Con người”.
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
Hà Nội: Biểu dương người tốt, việc tốt, DN, doanh nhân tiêu biểu, Công dân Thủ đô ưu tú năm 2018
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO