Giọng điệu và sắc màu riêng trong thơ Nguyễn Minh Hiền

PGS.TS Vũ Nho| 05/10/2022 05:11

Nguyễn Minh Hiền, chủ nhiệm câu lạc bộ thơ Ba Đình, Hà Nội làm thơ những năm gần đây. Tuy vậy, chị cũng đã kịp cho ra mắt bạn đọc 4 tập thơ: “Tháng Ba” (2014), “Chín ngọn gió đồng” (2015), “Bảy tia nắng chiều” (2016) và “Dấu chân mùa thay lá” (2020).

Giọng điệu và  sắc màu riêng  trong thơ  Nguyễn Minh Hiền
Có lẽ người cán bộ Bệnh viện Phụ sản Trung ương cầm bút làm thơ không phải nhằm trở thành thi sĩ hay thi nhân. Chị viết thơ là để ghi lại những nghĩ suy, cảm xúc về bản thân, về giới nữ trong cuộc sống để sẻ chia với bạn bè, với những thành viên câu lạc bộ thơ ca. Đề tài thơ của Minh Hiền khá đa dạng, phong phú, nhưng hình như số phận người đàn bà trong đó có số phận cá nhân là điều thường được quan tâm và trăn trở. 
Có thể là một kỉ niệm đẹp ngày xưa:
Anh đưa em về đến ngõ
Chia tay nỗi nhớ nghẹn trào
Những gánh hoa tươi ngang gió
Nào cúc, thược dược, lay ơn
Hồn hoa anh trao ngày ấy
Em cầm xưa cũ đầy tay
(Phố bích họa Phùng Hưng)
Cũng có thể là một khoảnh khắc Mộc Châu, khi mơ giấc mơ đẹp tình yêu:
Vốc anh vào em
Thác Dải Yếm tuôn trào những mành sữa
Mình mơ nhau…
bắc cầu cho anh qua cánh đồng cỏ voi
Đàn bò sữa thung thăng gặm cỏ
Ruộng dâu tây chín đỏ
Ngọt em, ngọt cả Mộc Châu
(Một vốc Mộc Châu)
Cũng có thể là một phút mơ màng, say cảnh, say người, say rượu sim, say tình  trung du:
Hương bạch đàn thơm đất Phong Châu
Núi Nghĩa Lĩnh rực nắng chớm hè
Đôi bạn trẻ cõng nhau trong hương chè ngút ngát
Rậm rịch bước chân trên cầu thang nhà sàn mới
Leng keng nhạc gió
Say rượu sim chàng
Say thơ, say tình xứ sở rung rinh chín bậc tình yêu
  (Dạ Trung du)
 Chắc phải ngắm mình trong gương không chán mới thấy mình sao mà dễ thương, sao mà quyến rũ:
Mái tóc em đọng thơm hương chanh hương bưởi
Nụ cười như hoa hàm răng trắng ngọc trắng ngà
(Thấy)
Giọng điệu và  sắc màu riêng  trong thơ  Nguyễn Minh Hiền
Nhưng nhiều hơn là những nỗi buồn, cô đơn, thất vọng. Có thể nhân vật trữ tình là tác giả hoặc người đàn bà, có thể là mẹ, nhưng cũng có thể là một người mẹ không xác định. Đó là một phụ nữ có số phận trớ trêu, bị bó buộc trong “tam tòng tứ đức” của người đàn bà phương Đông muốn vùng thoát mà không thoát nổi: Tôi đang bay!
Trong căn nhà chật chội của tôi […]
Tôi gặp người đàn bà giống tôi
Đang bay luẩn quẩn giơ tay ra hiệu 
phải nấu cơm trước lúc chồng về […]
Tôi đã từng thử bay, bay ra khỏi căn nhà
Tìm niềm vui, nơi tôi cho là trời mới
Càng chạy càng như gà mắc tóc
Vướng vất trong đầu mớ bòng bong
(Phụ nữ đều là thế)
Người đàn bà những mong lấy chồng làm chỗ dựa. Nhưng rồi thời gian làm cho cay đắng nhận ra rằng đó là một lầm lẫn lớn nhất đời người:
Đêm rất rộng
Trăng chung chiêng
Ta nghẹn đắng!
Vệt sao đổi ngôi mang vị chát
Bàn tay với bàn tay biết là về nơi khác
xoa vào xệch xoạc đời nhau
(Bờ vai không phải là anh)
Người viết cảm thông, chia sẻ với những bạn mình, và cả mình nữa trong hình ảnh “Người đàn bà khuôn phép”:
Ấp úng mảnh tình vắt vai […]
Cái cười ngượng ngùng khỏa lấp
Biết ngày sau vẫn ngày khuôn phép
(Người đàn bà khuôn phép)
Giọng điệu và  sắc màu riêng  trong thơ  Nguyễn Minh Hiền
Biết bao người đàn bà “khuôn phép” nhưng vẫn không tìm được hạnh phúc, không tìm được bình yên, dù chỉ ao ước một bàn tay, một bờ vai:
Một bàn tay như tiên
Một bờ vai như Phật
Mình thương nhau chân thật
Chỉ cần có vậy thôi
(Một bờ vai)
Tiên, Phật đó là mơ ước! Còn điều đơn giản, hiện thực gần gũi là “Mình thương nhau chân thật”, đơn sơ, giản dị vậy thôi. Nhưng trớ trêu thay, người chung tình thường nhận về phản bội, đắng cay:
Bao năm rồi hôm nay em mới rõ
Biển chẳng chung tình làm bờ cát mãi đau
(Bao giờ anh mới hiểu)
Và tác giả đã lên tiếng thay cho những người cùng phe nước mắt, khi cay đắng nhận ra sự cố gắng của mình là vô vọng:
Thế mới biết cuộc đời sấp ngửa
Cộng thêm vào mà chỉ bằng không […]
Muốn cộng nhiều vào mà vẫn chỉ bằng không
(Một cộng một bằng không)
Với tấm lòng đa cảm cùng hội cùng thuyền, đồng thanh đồng khí, Nguyễn Minh Hiền đã thấu cảm với khát vọng làm mẹ của người thiếu phụ:
Lênh đênh trên khúc sông này
Bao nhiêu lỡ dở văng đầy mặt sông
Chỉ mong một chút bế bồng
Cầm tay một đóa hoa hồng, một thôi
(Lời người thiếu phụ)
Tác giả xót xa, đau đớn với “Người đàn bà bị đẻ thuê” khi đứa bé bị mang đi ngay sau khi vừa lọt lòng, không kịp ngậm giọt sữa đầu đời, không kịp cảm nhận tình mẫu tử:
Cô thèm một bàn tay nhỏ xíu sờ lên ngực mình
Tưởng tượng tiếng gọi mẹ ơi!
Muốn đôi môi kia nuốt từng giọt sữa
Bầu vú nhức căng, cuộc đời sấp ngửa
Một khối tình mẹ tuột khỏi tay
                             (Người đàn bà bị đẻ thuê)
Cả người mẹ vô vàn yêu thương, kính trọng của người viết cũng có những nỗi buồn như núi cao, biển lớn, thật đáng thương cảm. (Tác giả đã viết rất nhiều về mẹ: “Mẹ dì của con”, “Tháng ba với tôi”, “Nhớ mẹ”, “Tìm mẹ”, “Lời ru tháng ba”, “Về quê nhớ mẹ”, “Tiếng vọng lời ru”, “Bóng quê”, “Cuộc đời”, “Dáng mẹ”…)
Mẹ phờ phạc bóng ma
Người đàn ông của mẹ hôm nay trở về nhà
Dửng dưng với vết hằn nhớ ông trên cổng […]
Mẹ về trời sau đêm dài ẩn ức chăm cha
Cô đơn cả lúc làm ma
(Bùa Giằng xay)
Sẽ không ai ngạc nhiên khi người phụ nữ đa cảm viết về nỗi cô đơn của một cuộc hôn nhân “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. Những câu thơ buồn, cay đắng, xót xa:
Hai xác không hồn trên chiếc giường nhỡ
Phí hoài niềm tin từ cái thuở còn nhau
(Bờ vai không phải là anh)
Người đàn bà đong giấc ngủ đông 
trong hai mảnh chăn trên chiếc giường đầy kỉ niệm
Đã từ lâu!
Khâm liệm một cuộc tình
(Đêm mòn)
Thật đáng thương người đàn bà “đêm mòn đêm vò võ”! Cũng thật đáng thương cho “người đàn bà ngủ ngồi trong đêm”. Vì sao người đàn bà ấy không ngủ giấc ngủ bình thường mà “ngủ ngồi”? Hẳn là có sự bất bình thường trong cuộc sống hôn nhân gia đình. Chỉ biết rằng:
Vòng kim cô trói nỗi buồn lật đật
Trăng cứ suông đối diện với người
Người đàn bà ngủ ngồi trong đêm… chơi vơi!
(Người đàn bà ngủ ngồi trong đêm)
Có thể tìm thấy những tình cảm vị tha của người phụ nữ, ốm mà vẫn nghĩ đến chồng, lo lắng cho chồng:
Em nằm viện
Anh ở nhà một mình thật khó […]
Đảo mắt quanh phòng vẫn chẳng thấy anh đâu
Chắc công việc làm anh bù đầu tối mặt
Tự nhắc mình hãy rộng lòng đừng khe khắt
Thương anh nhiều, cuộc sống vẫn còn đây
(Chỉ một mình anh)
Có thể gặp sự bao dung, chịu đựng của người vợ, khi người chồng “vội trao chìa khóa trái tim cho ngôi nhà không cửa”, một ẩn dụ về sự ngoại tình. Và đây nữa lời của một phụ nữ khôn ngoan, từng trải về những ông chồng ham chuộng thanh, tìm lạ:
Hãy lặng yên để xem họ phiêu diêu
Đừng tin ngay là chồng mình sẽ mất
Đừng ghen tuông, đừng hận thù chồng chất
(Lời em nói)
Khi hôn nhân không còn cứu vãn được nữa thì dũng cảm, dứt khoát làm lại từ đầu, không níu kéo, không tiếc nuối:
Trụ cột không dùng được
Là chồng em đó mà
Để thì nó vướng nhà
Bỏ ra thì nhà sập
Bây giờ nó mục nát
Dựa vào nó làm chi
Hãy sống cho mình đi
(Kể chuyện chồng em)
Có thể nói rằng thơ Minh Hiền có những bài đầy tâm trạng cô đơn, tiếc nuối, xót xa cho số phận của “người đàn bà”, trong đó có người mẹ, có hình bóng tác giả và những người phụ nữ bạn bè. Chính điều đó làm cho những câu thơ viết về hôn nhân và gia đình có giọng điệu và màu sắc riêng khó lẫn.
Từ tập thơ đầu tay đến tập thơ thứ tư, thấy rõ Minh Hiền có những tiến bộ vượt bậc trong cấu tứ và biểu đạt. Thơ chị ngày càng chắt lọc, cô đúc, từ ngữ, hình ảnh sáng đẹp, giàu nữ tính. Hình như sự cố gắng học tập, suy tư đã không phụ công tác giả. Hi vọng thơ Minh Hiền càng ngày càng chín hơn, đằm hơn, để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Nhất là mảng thơ về hôn nhân, tình yêu của những người phụ nữ.
(0) Bình luận
  • 70 năm văn học Thủ đô nhìn từ thế hệ và thành tựu
    Hội Nhà văn Hà Nội hiện nay có gần 700 hội viên thuộc các ngành sáng tác thơ, văn, lý luận phê bình, dịch thuật và khảo cứu. Chưa có một thống kê cụ thể và đầy đủ số lượng các nhà văn chuyên môn hóa sáng tác khi lựa chọn thể loại văn học nhưng ước tính thì số người làm thơ và viết văn xuôi là không bên nào áp đảo bên nào. Nói hình ảnh thì thơ và văn xuôi là hai dòng chủ lưu thao thiết chảy tạo nên diện mạo cũng như khí sắc văn học Thủ đô trong vòng bảy thập kỷ qua (1954-2024). Đặc điểm của đội ngũ nhà văn Hà Nội thường là “2 trong 1” (vừa là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội). Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi Hà Nội là Thủ đô với ưu thế tập trung tinh hoa, hội tụ và lan tỏa các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật của cả nước. Tạo tác nên thành tựu văn học Thủ đô qua các chặng đường văn từ 1954 - 2024 là sự nỗ lực của các thế hệ nhà văn, theo quy luật tre già măng mọc.
  • Mấy đặc trưng trong thơ Thăng Long - Hà Nội
    Để xác định những khác biệt của thơ Hà Nội so với thơ các địa phương khác cần nhìn lại cả quá trình phát triển của thơ từ thuở lập kinh đô, phải tính đến những tác phẩm không chỉ của những nhà thơ sinh ra và trưởng thành ở Hà Nội, mà còn của những nhà thơ từ những vùng quê khác về sống ở Thăng Long. Và chính họ, những nhà thơ bị (hoặc được) phong cách sống, phong cách thơ của Hà Nội đồng hóa, vốn đông đảo hơn các nhà thơ nguyên quán Hà Nội, đã đóng góp nhiều hơn để tạo nên phong cách trữ tình cho thơ đất đế đô.
  • Về Hà Nội cùng Nguyễn Đình Thi
    Tháng 10 năm 1954, Chính phủ kháng chiến và những đoàn quân chiến thắng rời Việt Bắc về Hà Nội. Ngày 10/10/1954 chính thức đánh dấu Thủ đô Hà Nội hoàn toàn giải phóng.
  • Vinh danh 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất sắc năm 2023
    Tối 19/9, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Lễ trao Tặng thưởng của Ban Bí thư Trung ương Đảng cho các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023.
  • Lý luận, phê bình sân khấu: Thực trạng và giải pháp
    Lý luận, phê bình sân khấu là một chuyên ngành khoa học mang trong mình cả lý luận lẫn phê bình. Tức là, phê bình bằng lý luận và lý luận để phê bình. Lý luận là kết quả của quá trình mà con người đúc kết ra kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật sân khấu, mang tri thức khách quan về những quy luật vận động, phát triển của hiện thực nghệ thuật sân khấu.
  • Công tác lãnh đạo, quản lý, hoạt động văn nghệ: Nhìn từ thực tiễn văn học, nghệ thuật sau 50 năm đất nước thống nhất
    Sáng ngày 20/8, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức khai mạc Hội nghị tập huấn với chủ đề “Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới và phát triển – Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm” dành cho các địa phương, đơn vị khu vực phía Bắc.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  •  “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp
    Với tính độc lập trong tổ chức, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) và quy trình số hóa, Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng cường tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), khẳng định “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp...
  • Học sinh có thể được miễn phí vé tham quan bảo tàng, di tích lịch sử
    Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố để lấy ý kiến rộng rãi.
  • Tây Hồ thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội
    Ngày 16/10, HĐND quận Tây Hồ (TP Hà Nội) khóa VI tổ chức kỳ họp thứ 16 - kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
  • Việt Nam lọt top 15 quốc gia du lịch hấp dẫn nhất thế giới năm 2024
    Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler vừa công bố bảng xếp hạng 20 quốc gia tốt nhất thế giới dành cho khách du lịch năm 2024, Việt Nam xếp hạng thứ 15 với đánh giá 89 điểm.
  • Thị xã Sơn Tây: Hệ thống chính trị quyết tâm cao, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển
    Chiều 16/10, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Sơn Tây khóa XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức kỳ họp thứ 20; Sơ kết công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thị xã 9 tháng đầu năm 2024, phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn cho biết, 9 tháng đầu năm 2024, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ Thị xã đến cơ sở, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trên địa bàn ổn định và đạt được những kết quả tích cực, nổi bật.
  • Triển lãm ảnh về khối Đại đoàn kết toàn dân tộc
    Chiều ngày 16/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm trưng bày hình ảnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc và kết quả công tác Mặt trận nhiệm kỳ 2019-2024 với chủ đề “Phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”.
  • Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc 2024: Trao 3 HCV và 6 HCB cho các đơn vị nghệ thuật
    Liên hoan năm nay có sự tham gia của 24 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trên toàn quốc, mang đến hơn 200 tiết mục ca múa nhạc và nhạc kịch. Đây là cơ hội để các nghệ sĩ cống hiến những màn trình diễn được dàn dựng công phu, kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại, góp phần bảo tồn và phát triển nền văn hóa nghệ thuật của Việt Nam.
  • Lan tỏa những tấm gương phụ nữ Thủ đô tiêu biểu vì cộng đồng, xã hội
    Sáng 16/10, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô thi đua xây dựng thành phố Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại”.
  • Khám phá “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” Hải Vân Quan bằng bản đồ du lịch 3D
    Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế triển khai giải pháp du lịch trải nghiệm đa tương tác tại Hải Vân Quan để mang đến cho du khách tham quan có cơ hội bước vào một thế giới văn hóa, lịch sử và công nghệ hòa quyện độc đáo, thú vị.
  • Mùa ấy có theo về
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Mùa ấy có theo về của tác giả Trần Gia Thái nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Giọng điệu và sắc màu riêng trong thơ Nguyễn Minh Hiền
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO