Tác giả - tác phẩm

Giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế, phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024

Hương Giang 20:17 19/04/2024

Giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và Phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 trong ngày khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tại Thừa Thiên Huế.

437094166_1525798608280278_1288698387027364603_n.jpg
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tại Thừa Thiên Huế.

Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Đại học Huế, Viện Nghiên cứu và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.

Theo đó, tại buổi lễ khai mạc đã giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế là “Huế - Kinh đô diệu kỳ” tập 1, tập 2 và Phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024. Ban tổ chức đã tặng sách cho các đơn vị như trại tạm giam, thư viện công cộng, các thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng…

Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức trưng bày khoảng 200 bản sách, tài liệu viết về Huế và triển lãm 30 bức tranh thiếu nhi “Huế và áo dài trong mắt trẻ thơ” từ cuộc thi thiếu nhi vẽ tranh theo sách do Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức. Tổ chức Cuộc thi Giới thiệu sách dành cho học sinh THCS ở TP Huế hưởng ứng Festival Huế 2024 với chủ đề “Huế đẹp và thơ” đến từ 12 Trường THCS. Ngoài ra, trong khuôn khổ Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế cũng tổ chức khởi động, phát động “Tuần lễ đọc sách - học tập suốt đời” đến với các trường Tiểu học, THCS với hình thức đăng ký các hoạt động tại Thư viện (xem phim 3D, đọc sách tại phòng đọc sách Thiếu nhi, tổ chức các hoạt động vui khỏe, vui học… cho các em học sinh).

436354674_1525800358280103_8345603817328184052_n.jpg
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và đại biểu tham quan không gian trưng bày sách.
436298975_1525798861613586_2004780142297232122_n.jpg
Không gian trưng bày sách.

Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Thanh Hải cho biết, hoạt động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam nhằm nâng cao thói quen và kỹ năng đọc sách cho mọi tầng lớp nhân dân, bồi dưỡng tình yêu đối với sách và đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, sinh viên. Đây cũng là hoạt động góp phần tôn vinh giá trị của sách, người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ, quảng bá các giá trị di sản, văn hóa… Đồng thời khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi, hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, góp phần xây dựng xã hội học tập và tạo sân chơi bổ ích để giao lưu, học tập và trao đổi kinh nghiệm, niềm đam mê đối với sách của các nhà nghiên cứu, các tác giả và những người yêu sách.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • 17 ấn phẩm nhắc nhớ về một thời hoa lửa Điện Biên
    Nhân kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm thuộc nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kí, nhật kí, truyện tranh... Mỗi ấn phẩm như một mảnh ghép đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
  • Ra mắt truyện ký về cuộc đời Tổng Bí thư Trần Phú
    Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc truyện ký đặc sắc Trần Phú của nhà văn Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).
  • Ra mắt tập nhật ký "Con đường văn sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
    Trong khuôn khổ các hoạt động của Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 – 2024, sáng ngày 24/4, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức chương trình giao lưu và ra mắt sách "Con đường văn sĩ" – nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng từ 1938 đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
  • Thơ Nguyễn Đức Tùng - một buổi sáng chín
    Tôi muốn đánh thức “buổi sáng chín” của Nguyễn Đức Tùng để mở ra những trang thơ giàu tính sáng tạo của ông: Sau cái chết, nếu trở lại/ Anh sẽ trở lại vì một buổi sáng/ Một buổi sáng chín trên cành/ Như trái ổi xanh/ Bỗng chín/ Nhưng không rụng xuống/ Vì hãy còn xanh (Thời gian).
  • Ra mắt bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân”
    Bộ sách ra mắt bạn đọc đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - một bản anh hùng ca bất hủ gắn liền với tên tuổi và tầm vóc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, như một lời tri ân sâu sắc những công lao và cống hiến đặc biệt xuất sắc của ông đối với sự nghiệp cách mạng.
  • Thưởng thức triết học - Mỗi đứa trẻ là một triết gia
    Chiều ngày 20/4, tại Phố Sách Hà Nội đã diễn ra tọa đàm "Giao lưu giới thiệu bộ sách "Thưởng thức triết học – Mỗi đứa trẻ là một triết gia" do Nhà xuất bản Kim Đồng và Viện Pháp Hà Nội phối hợp tổ chức nhân dịp ra mắt bộ sách với chủ đề “Mỗi đứa trẻ là một triết gia”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật sẽ khai mạc ngày 3/5
    Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) trên cơ sở là cây cầu đi bộ bắc ngang qua phố Trần Nhật Duật được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2014. Dưới sự chung tay của các nghệ sĩ, các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt trên cầu đi bộ phố Trần Nhật Duật đã biến không gian công cộng thành một không gian nghệ thuật hấp dẫn, đặc sắc.
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Độc đáo “ngõ cổng vòm” giữa lòng Thủ đô
    Thời gian gần đây, ngách 5/1 phố Từ Hoa (Tây Hồ, Hà Nội) trở thành một địa điểm check-in, chụp hình quen thuộc của người dân Thủ đô. Với lối kiến trúc mộc mạc, con ngách đã trở thành một “góc xưa” giữa Thủ đô hiện đại.
  • Thông tin người phụ nữ bán 3 quả dứa 500 nghìn đồng ở phố cổ cho du khách là không chính xác
    Ngày 1/5, Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng.
  • Hà Nội mùa đông lịch sử
    Đêm Hà Nội những ngày tháng 12, không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ thấp nhất ở mức 7-8 độ C, tôi trằn trọc trở mình trong chăn đệm êm ấm, rưng rưng lắng nghe những ca từ xúc động trong bài hát “Cảm xúc tháng Mười” vang lên từ ngôi nhà kế bên. Ngoài kia gió rít từng cơn thổn thức, những cảm xúc nghẹn ngào thôi thúc tôi dậy mở máy tính, xem lại những thước phim tư liệu về 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô của Hà Nội năm 1946. Từ hiện tại bình yên, tôi đã được trở về với mùa đông lịch sử của thành Rồng - một mùa đông giá buốt nhưng rực lửa.
Đừng bỏ lỡ
Giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế, phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO