Y tế - Giáo dục

Giáo dục truyền thống, tình yêu dân tộc cho các em học sinh thông qua các trò chơi dân gian

Sơn Dương -Vân Hồng 17/01/2025 18:00

Nhằm nâng cao thể lực, tăng tình đoàn kết, tạo không khí vui tươi phấn khởi chào đón năm mới, trong hai ngày 16-17/01/2025, trường THCS Chương Dương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) tổ chức “Ngày hội Thể dục thể thao và Trò chơi dân gian”. Đây cũng là dịp giáo dục truyền thống, tình yêu dân tộc cho các em học sinh qua các trò chơi dân gian (TCDG) quen thuộc như: Ô ăn quan, kéo co, chơi chuyền…

Sự phát triển của cuộc sống hiện đại khiến cho nhiều trẻ em, đặc biệt là trẻ em sinh sống tại khu vực thành thị ít được tiếp cận và chơi các TCDG. Hiện nay, tuy không phổ biến nhưng TCDG vẫn là lựa chọn của nhiều phụ huynh dành cho con em mình, bởi đó đơn giản không chỉ là trò chơi thông thường mà còn là những bài học về văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo, giàu bản sắc.

Tại ngày hội, nụ cười, niềm vui và rất nhiều sự sảng khoái hiện rõ trên khuôn mặt của cả thầy và trò trường THCS Chương Dương khi được tham gia ngày hội vô cùng ý nghĩa này. Sau lời khai mạc của nhà giáo Nguyễn Thị Vân Hồng, đại diện vận động viên và trọng tài đã lên tuyên thệ tham gia các cuộc thi với tinh thần hết mình, trung thực, fairplay.

Nếu môn kéo co, nhảy dây diễn ra trong không khí hết sức hào hứng với sự linh hoạt, nhanh nhẹn, bền bỉ của các vận động viên nhí thì cuộc thi cờ vua, cờ ca rô lại diễn ra trong sự tập trung trí tuệ cao nhất. Còn các em thi chơi chuyền vừa nhanh, vừa khéo lại rất kiên trì, điềm tĩnh.

z6236293074709_d004d72fe1218a48d38bb57a05ffb7f8.jpg
z6236293053197_1ba300f7b588689d733f1507d210ab30.jpg
Các em học sinh trường THCS Chương Dương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) tranh tài với các môn "trí tuệ" và "đồng đội".

Chia sẻ với phóng viên, em Minh Châu lớp 8A1 phấn khởi nói: Hội thi này em chỉ là cổ động viên nhưng em rất thích. Em đã cổ vũ khản cổ cho đội kéo co của lớp. Em cũng rất hào hứng xem các bạn chơi chuyền, nhảy dây và chơi ô ăn quan. Các vận động viên thật tài năng và có ý chí quyết tâm cao khi thi đấu. Sau Hội thi này, em thấy tình đoàn kết của lớp được nâng lên rõ rệt”.

Cô giáo Thu Phương của tổ trọng tài cho biết, các em học sinh thi đấu rất tập trung, say mê. Tôi nghĩ đây là một sân chơi bổ ích để các em thư giãn vui vẻ sau những tiết học văn hoá căng thẳng. Hơn thế nữa, khi chơi các trò chơi dân gian, các em sẽ tự hào hơn về những nét đẹp ngàn đời của dân tộc.

z6236293123344_8c805d829814627a9e2f20e72834a307.jpg
Các em học sinh với TCDG.

Chứng kiến các em học sinh thi đấu, anh Đàm Quang Thành, Phó chủ tịch Hội đồng Đội quận Hoàn Kiếm phấn khởi nói: Nhà trường tổ chức ngày hội rất vui, các em học sinh hào hứng. Đây chính là môi trường hạnh phúc để các em phát triển toàn diện, phát huy hết năng lực và sở thích của bản thân

Ngày hội đã trao hơn 50 huy chương các loại và phần thưởng xứng đáng cho các em học sinh, giúp các em vui vẻ, sẵn sàng bước vào học kì II với tất cả sự hứng khởi và tình yêu với trường, lớp.

z6236292986149_c189f54bafabaf0126f3da418e13737b.jpg
Phần thi học sinh trường THCS Chương Dương.

Theo nhà giáo Nguyễn Thị Vân Hồng, Hiệu trưởng trường THCS Chương Dương, ngày hội Thể dục thể thao, TCDG của nhà trường không chỉ là bài học về trí tuệ dân gian, về truyền thống dân tộc, giúp nuôi dưỡng tâm hồn cho trẻ. Mặt khác, TCDG có nhiều thể loại và phù hợp với sở thích của nhiều lứa tuổi. Mỗi trò chơi đều có luật riêng và mang những sắc thái khác nhau. TCDG giúp người tham gia rèn luyện thể lực, nhanh nhẹn, khéo léo, cũng như phát huy tinh thần đoàn kết, tôn trọng kỷ luật. Đó cũng là chất keo gắn kết cộng đồng. Ở đây, có thể kể tới một số TCDG trẻ em được lưu truyền rộng rãi tại nước ta: ô ăn quan, đá cầu, bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, trốn tìm, cướp cờ, tập tầm vông… Nội dung của các TCDG thường vui tươi, phong phú, phản ánh những hiện tượng đơn giản trong cuộc sống, gần gũi với trẻ. Bên cạnh đó, TCDG cũng có tên gọi hấp dẫn, vai chơi tự nguyện, phù hợp với nhu cầu về thể lực, trí tuệ của trẻ. Đồng thời, kết quả chơi có yếu tố bất ngờ và luật chơi khá đơn giản, nhờ đó, giúp trẻ dễ nhớ, dễ thuộc.

TCDG có tác động mạnh mẽ đến trẻ em, là phương tiện giáo dục nhân cách toàn diện. Thông qua TCDG, trẻ có thể phát triển nhận thức, nhận biết được đặc điểm, tính chất của các sự vật, hiện tượng xung quanh. Quan trọng hơn, TCDG còn được coi là cách thức giúp trẻ củng cố, tổng hợp, so sánh, nhận biết số lượng. Ví dụ, như để chiến thắng trong một trò chơi ô ăn quan, các bạn nhỏ phải vận dụng nhiều bước tính toán, thậm chí phải có cho mình một chiến thuật về đường đi nước bước qua những viên sỏi, đá nhỏ và mỗi lần chơi là trẻ lại trải qua một lần đấu trí…

Bên cạnh đó, trẻ có thể phát triển ngôn ngữ thông qua TCDG. Những khúc đồng dao, hò vè trong TCDG trở thành những bài học về văn hóa dân tộc, về ngôn ngữ một cách dễ nhớ, dễ thuộc đối với trẻ nhỏ. Ngoài ra, TCDG còn chứa đựng nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Những TCDG dễ nhớ, dễ chơi, gần gũi mà vẫn vui tươi, sống động sẽ giúp cho trẻ thêm hào hứng trong các hoạt động; không gian ngoài trời của các TCDG giúp cho trẻ gần gũi với thiên nhiên hơn, thêm cơ hội tìm hiểu, quan sát về đời sống tự nhiên và đặc biệt với tính gắn kết nhiều người sẽ trở thành cầu nối cho tình bè bạn, tình thương gia đình để từ đó hun đúc thành tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi người.

Mỗi TCDG đều hướng tới một mục tiêu, trong đó, những trò chơi vận động sẽ hướng tới sự nhanh nhẹn, hoạt bát, sự linh hoạt của trẻ.

"TCDG có tính tương tác, cọ sát, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú và thu hút. Nếu cha mẹ biết lựa chọn một TCDG hoặc một chùm TCDG để định hướng phát triển cho con mình thì sẽ giúp trẻ không phụ thuộc nhiều ti vi, máy tính, những trò game không tốt tràn lan trên mạng xã hội như hiện nay. Bên cạnh đó, cha mẹ nên đồng hành với trẻ qua việc dành thời gian để tìm hiểu những trò chơi mình đã chơi và hướng dẫn, truyền cảm hứng cho con những trò chơi đó” – Nhà giáo Nguyễn Thị Vân Hồng chia sẻ./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Sáng tỏ diện mạo văn học nghệ thuật Thủ đô sau ngày đất nước thống nhất
    Sáng ngày 16/4/2025, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất" nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội thảo quy tụ đông đảo các các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ của 9 hội chuyên ngành với nhiều tham luận và ý kiến quý báu.
  • Chắp cánh cho hình ảnh “Hà Nội là nơi đáng đến và lưu lại” vươn cao, bay xa
    Nhiều năm qua, Hà Nội đã xây dựng hình ảnh “là nơi đáng đến và lưu lại” trong suy nghĩ, cách nhìn của du khách trong nước và quốc tế. Góp phần hiện thực hóa nhiệm vụ này, UBND Thành phố Hà Nội vừa xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa. Qua đây để Thủ đô bảo tồn các giá trị văn hóa, mở ra những không gian mới cho phát triển văn hóa, du lịch tiến tới kỷ nguyên vươn mình.
  • "Gia đình, bạn bè và đất nước" - Hồi ký sinh động về cuộc đời bà Nguyễn Thị Bình
    Nhằm tái hiện chân thực cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bình - một nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia và chứng kiến những biến cố, thăng trầm của dân tộc trong thế kỷ XX - từ thời thơ ấu, quá trình tham gia hoạt động cách mạng đến những dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, và cả những năm tháng sau khi nghỉ hưu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản lần thứ hai cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước”.
  • Xây dựng "Trường học hạnh phúc" gắn với các hoạt động thực tế của ngành giáo dục Thủ đô
    Hàng trăm học sinh cùng các giáo viên tại các trường THPT trên toàn thành phố Hà Nội hào hứng cổ vũ cho các tác phẩm thể loại hòa tấu và đệm hát do các em học sinh thuộc các ban/nhóm nhạc thể hiện tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam; qua đó cho thấy hiệu quả của Liên hoan các ban nhạc, nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông thành phố Hà Nội lần thứ II năm 2025 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức đã có sức thu hút và lan tỏa rộng rãi, góp phần xây dựng trường học hạnh phúc mà ở đó tình cảm giữa thầy và trò, giữa các em học sinh với nhau thực sự gắn kết và gần gũi.
  • 200 tài liệu quý lần đầu hé lộ về lịch sử hải cảng Đông Dương
    Triển lãm trực tuyến "Hải cảng xưa: Từ Đông Dương ra thế giới" giới thiệu khoảng 200 tài liệu, hình ảnh đặc sắc về quá trình quy hoạch cảng biển, hải đăng cũng như hoạt động vận tải đường biển ở Đông Dương cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố.
Đừng bỏ lỡ
Giáo dục truyền thống, tình yêu dân tộc cho các em học sinh thông qua các trò chơi dân gian
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO