Giáo dục

Hà Nội tổ chức nhiều trò chơi dân gian trong các cơ sở giáo dục

Trung Kiên 22:15 22/10/2023

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch tổ chức “Trò chơi dân gian” trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thủ đô đến năm 2025.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch tổ chức “Trò chơi dân gian” kể trên nhằm thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh” giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 238/KH-UBND ngày 6/9/2022 của UBND Thành phố Hà Nội về thực hiện Chương trình Sức khỏe học đường trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025; Kế hoạch số 4651/KH-SGDĐT ngày 30/12/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo về thực hiện Chương trình Sức khỏe học đường trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025 và Kế hoạch hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2023-2024.

tro-choi.png
Các em học sinh Trường Tiểu học Đồng Thái (huyện Ba Vì) trong trò chơi dân gian "Rồng rắn lên mây".

Kế hoạch tổ chức “Trò chơi dân gian” trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2025 nhằm tiếp tục duy trì và đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, góp phần nâng cao sức khoẻ, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, tạo không khí vui tươi phấn khởi trong các nhà trường. Đồng thời tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh trong các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội, tạo cơ hội cho học sinh các cơ sở giáo dục được biết, học hỏi và tham gia chơi các trò chơi dân gian. Rèn luyện kỹ năng sống, góp phần hình thành nhân cách, giáo dục toàn diện cho học sinh. Bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Theo kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo, việc tổ chức các trò chơi dân gian trong các cơ sở giáo dục phải đảm bảo thường xuyên, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp theo cấp học. Nội dung các trò chơi dân gian cần phù hợp với lứa tuổi, giới tính, cấp học, điều kiện cơ sở vật chất của đơn vị để áp dụng một số trò chơi như: Cướp cờ, Rồng rắn lên mây, Kéo co, Bịt mắt bắt dê, Đua thuyền trên cạn, Nhảy bao bố, Ô ăn quan, Mèo đuổi chuột, Cá sấu lên bờ, Nhảy dây, Đá gà, Nhảy lò cò, Khiêng kiệu, Trồng nụ trồng hoa, Truyền tin... Ngoài các trò chơi dân gian trên, các đơn vị có thể lựa chọn các trò chơi dân gian khác để phù hợp với điều kiện của đơn vị, địa phương.

tro-choi-2.png
Các em học sinh khối lớp 3 Trường Tiểu học Quang Trung (quận Hoàn Kiếm) háo hức với trò chơi dân gian “Bịt mắt đánh trống” tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Các trường học trên địa bàn Thành phố Hà Nội thường xuyên tổ chức tập luyện và giao lưu các trò chơi dân gian trong các cơ sở giáo dục, khuyến khích học sinh tham gia, qua đó nắm bắt tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh. Tổ chức các trò chơi dân gian trong các giờ học môn giáo dục thể chất, trong các buổi chào cờ, các tiết sinh hoạt lớp, trong các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoại khóa...

“Đề nghị các phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã; Hiệu trưởng các trường trực thuộc Sở; Giám đốc các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên nghiêm túc triển khai thực hiện kế hoạch. Các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố Hà Nội đều phải đưa trò chơi dân gian vào trong nhà trường”, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, nhấn mạnh.

Định kỳ hàng năm, các phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố Hà Nội tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm về việc thực hiện Kế hoạch và gửi báo cáo kết quả tổ chức triển khai Kế hoạch về Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (số 81 phố Thợ Nhuộm, quận Hoàn Kiếm) trước ngày 25/11 hàng năm.

baobo.jpg
Học sinh một trường mầm non tại quận Long Biên trong hoạt động chơi trò nhảy bao bố.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu cần trao đổi, các đơn vị liên hệ với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

Một số trò chơi dân gian Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giới thiệu đến các nhà trường tổ chức cho các em học sinh:
Trò chơi Cướp cờ
đòi hỏi người chơi phải phản ứng và chạy nhanh. Nếu như người chơi không chạy nhanh để cướp cờ thì bạn phải chặn người cướp được cờ và giật cờ chạy về đích thật nhanh để giành chiến thắng.
Trò chơi Rồng rắn lên mây
quan trọng ở người đứng đầu hàng và người thầy thuốc, người đứng đầu hàng phải ngăn cản người thầy thuốc bắt được đuổi của mình, trong khi người thầy thuốc phải cố gắng bắt được đuôi của người đầu hàng. Trò chơi này đòi hỏi người chơi phải lanh lẹ và tinh mắt để tránh bị thua cuộc.
T
rò chơi Đua thuyền trên cạn: các thuyền phải được dùng cơ thể của người chơi tạo thành, người chơi phải dùng hai tay và hai chân để chèo thuyền về phía trước. Trò chơi này đòi hỏi người chơi phải đoàn kết, có sức khỏe và lực cánh tay tốt.
Trò chơi Nhảy bao bố: đòi hỏi người chơi phải có thể lực, nhanh chân chạy thật nhanh khi đến lượt mình và cố gắng vượt qua đội khác. Vì là trò chơi đồng đội nên mỗi người phải cố gắng hoàn thành lượt chơi của mình nhanh nhất có thể.
Trò chơi Mèo đuổi chuột:
người chơi là mèo phải cố gắng bắt được chuột để giành chiến thắng.
Trò chơi Cá sấu lên bờ
: người chơi phải chạy nhanh chóng tìm bờ để trước khi bị bắt. Nếu là người thua, người chơi phải xác định một người chơi nào chưa tìm được bờ và nhanh chóng bắt người đó lại thay thế cho mình. Trò chơi này đòi hỏi người chơi phải tinh ý và nhanh nhẹn để trở thành người thắng cuộc.
Trò chơi Đá gà
đòi hỏi người chơi giữ được thăng bằng và phải có thể lực để trụ tốt, đồng thời phải có kỹ thuật để loại bỏ nhanh chóng những người chơi khác.
Trò chơi Khiêng kiệu
: các người chơi chỉ cần làm kiệu và nâng 1 thành viên của đội đối phương lên và di chuyển, trong quá trình di chuyển tránh cho thành viên này bị ngã là được.
Trò chơi Trồng nụ trồng hoa:
các người chơi phải trồng nụ và trồng hoa để người chơi khác nhảy qua, nếu người chơi nào nhảy qua không được sẽ vào làm nụ làm hoa cho người chơi đó nhảy.
Trò chơi Truyền tin
: Người chơi nên lắng nghe thật kỹ thông tin của người chơi trước để truyền tin cho đồng đội của mình được chính xác, tránh việc truyền tin không đúng và làm cho đội bị trừ điểm.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cuộc thi viết, vẽ “Hành trình mùa xuân lên rừng, xuống biển”: 64 học sinh, tập thể được vinh danh
    Từ hơn 600.000 bài dự thi, Ban tổ chức cuộc thi viết, vẽ “Hành trình mùa xuân lên rừng, xuống biển” đã chọn lựa được 64 tác phẩm xuất sắc của em học sinh, tập thể nhà trường, Hội Đồng đội để trao giải.
  • Ngắm nhìn mùa hè rực rỡ qua triển lãm “Bóng nắng - Sự phản chiếu”
    Sáng 8/5, phòng tranh đương đại Gate Gate Gallery (55 Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội ) đã chính thức giới thiệu triển lãm "Bóng Nắng - Sự phản chiếu | The Sun's Reflection”. Đây là triển lãm đầu tay của họa sĩ Lê Quỳnh Anh sau hơn 10 năm theo đuổi nghệ thuật, đánh dấu bước ngoặt trong hành trình tìm kiếm ngôn ngữ hội họa cá nhân của họa sĩ.
  • Trận Điện Biên của âm nhạc Việt
    Ngay từ khi xuất hiện, tân nhạc Việt Nam đã thể hiện rất rõ bản sắc Việt trong giai điệu của mình. Bản sắc được thể hiện qua giai điệu nằm trong điệu thức phương Tây nhưng được viết ra từ tâm hồn Việt và giai điệu tiến hành theo điệu thức phương Đông tràn ngập âm hưởng Việt.
  • Quận Hoàn Kiếm: Thông báo việc cưỡng chế 13 hộ dân để xây Trường Tiểu học
    UBND quận Hoàn Kiếm đã ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất tại 43F-47C Ngô Quyền và 36A Trần Hưng Đạo để thực hiện Dự án xây dựng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, quận Hoàn Kiếm.
  • Bài 2: Tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở các xã vùng biên
    Cùng với làm tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Điện Biên còn tích cực tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương các xã biên giới củng cố hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cấp uỷ, chính quyền các cấp trên địa bàn khu vực biên giới của tỉnh.
Đừng bỏ lỡ
  • Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới
    “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” đã được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
  • Hà Nội: Lễ hội tôn vinh mối tình cao đẹp của Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Lãnh đạo UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vừa chia sẻ, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội tình yêu 2024 tại xã Hồng Vân đã hoàn tất. Tối 8/5, tại Quảng trường Thống Nhất (phố đi bộ đêm) xã Hồng Vân, Lễ hội tình yêu 2024 sẽ khai màn.
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
  • Triển lãm giao lưu mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh - Huế - Hà Nội
    Mục tiêu của cuộc triển lãm nhằm thắt chặt tình cảm của hội viên  Hội Mỹ thuật 3 miền, thúc đẩy mối quan hệ học tập sáng tạo nghệ thuật trong lĩnh vực mỹ thuật của 3 thành phố lớn.
  • Xúc động lá thư gửi từ Điện Biên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng gửi bạn thơ 66 năm trước
    Trong cuốn sách “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (nhà văn Nguyễn Huy Thắng biên soạn và chú dẫn), vừa được NXB Trẻ tái bản và phát hành, độc giả không khỏi xúc động với lá thư của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết từ Điện Biên năm 1958 gửi nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh.
  • "Những ngày Văn học châu Âu" tại Việt Nam: Giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính
    “Những ngày văn học châu Âu” sẽ diễn ra từ nay đến 19/5 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính.
  • Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 1196/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức “Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024”.
  • Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế, sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương
    Để phát huy hơn nữa hoạt động quản lý, tổ chức và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương phục vụ du khách, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ra Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND về việc Quản lý và tổ chức hoạt động biểu diễn Ca Huế.
  • Huyện Phú Xuyên (Hà Nội): Tổ chức triển lãm Chiến thắng Điện Biên Phủ và tri ân các chiến sĩ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Phú Xuyên (30/7/1954 – 30/7/2024), Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Phú Xuyên (TP. Hà Nội), Hội Cựu chiến binh và Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy tổ chức triển lãm ảnh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Hà Nội tổ chức nhiều trò chơi dân gian trong các cơ sở giáo dục
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO