Dương Triệu Vũ: Đi muộn là thiếu chuyên nghiệp và không tôn trọng người khác

Trung Lee| 25/05/2017 15:50

Sau tiệc tri kỷ 14 năm 9 tháng với Đàm Vĩnh Hưng, Dương Triệu Vũ lại tất bật với những dự án âm nhạc trong và ngoài nước. Tuy nhiên với sự cố đi muộn vừa qua của dàn HLV The Face, nam ca sĩ đã có vài dòng tâm sự về “thói quen” không nên có này.

Trên dòng trạng thái mới đăng tải, Dương Triệu Vũ đặt ra câu hỏi với hàm ý:  từ lúc nào đi muộn lại được xem là một nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam? Theo nam ca sĩ, nếu nói về mặt tích cực thì hay du di thì đó là sự “dễ chịu” của cả một nền văn hóa, nhưng nếu gắt gao hơn thì đây là một thói quen đáng trách, sự thiếu chuyên nghiệp và sự dễ dãi nên bị loại bỏ.

Dương Triệu Vũ: Đi muộn là thiếu chuyên nghiệp và không tôn trọng người khác


Giọng ca Đợi em trong mơ đưa ra một phép tính đơn giản nhưng nếu nhìn nhận một cách nghiêm túc, ta sẽ thấy “thói quen” trễ nải ảnh hưởng tới người khác như thế nào. Giả sư trung bình mỗi ngày phải đợi đồng nghiệp, bạn bè khoảng 2 tiếng thì bình quân 12 ngày lại mất 1 ngày, vậy là đã mất gần 10% cuộc sống rồi. 8 năm của một cuộc đời ngồi chờ đợi người thất hẹn, đến trễ.


Cuộc đời không có ai hoàn hảo, Dương Triệu Vũ cũng vậy, không ai dám hứa hẹn là mình luôn luôn đúng giờ nhưng thái độ của bản thân đối với sự “trễ hẹn” mới chính là điều quan trọng nhất.


“Tôi cũng đã có những lần đi trễ và cảm giác lúc đó như lửa đốt vì tôi ngại nhất là để người khác phải đợi mình, và tôi sợ nhất là một ngày nào đó khi tôi đến trễ mà không còn cảm giác khó chịu đó nữa, sợ lắm”.


Thời gian hoạt động trong nước, tri kỷ của Đàm Vĩnh Hưng cho biết cũng nhiều lần bị đồng nghiệp “cao su”, phải ngồi đợi với tâm lý chán nản. Những trường hợp như vậy, nam ca sĩ luôn tự nhủ “thôi mình cứ đến đúng như đã hẹn thì cho dù có đợi thì mình cũng đã cho thấy sự chuyên nghiệp và tôn trọng dành cho người làm việc chung”.

Dương Triệu Vũ: Đi muộn là thiếu chuyên nghiệp và không tôn trọng người khác



Đó là những trải lòng của Dương Triệu Vũ về sự cố đi muộn làm xấu mặt Việt Nam tại chương trình họp báo The Face Việt Nam 2017 sáng ngày 23 tháng 5. Trong khi khách mời Lukkade từ Thái Lan có mặt tại họp báo đúng giờ thì dàn HLV của Việt Nam lại trễ tận 2 tiếng khiến bầu không khí buổi họp luôn trong tình trạng căng thẳng, nặng nề.

Dương Triệu Vũ: Đi muộn là thiếu chuyên nghiệp và không tôn trọng người khác



Nói về “sự cố”, siêu mẫu Lan Khuê nức nở trần tình đó là do chưa thống nhất được lịch. Ban đầu BTC báo lịch cho Lukkade, khách mời là 9h, báo cho 3 HLV là 10h30. Sau buổi họp báo, cô đã làm việc lại với BTC đồng thời lên tiếng xin lỗi khán giả về sự trễ nải này.

Dương Triệu Vũ: Đi muộn là thiếu chuyên nghiệp và không tôn trọng người khác


Kết thúc dòng trạng thái, Dương Triệu Vũ hy vọng sự “lên sóng” lần này sẽ là một bài học cảnh tỉnh những người dễ dãi với giờ giấc có thái độ, nhận thức đúng đắn hơn tầm nghiêm trọng của nó và cũng là cách để người khác không thể “lên án” vì “sự cố” của mình. Mặc dù sẽ cần thời gian để rèn thói quen đúng giờ nhưng điều đó hoàn toàn xứng đáng.

(0) Bình luận
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Thiên anh hùng ca Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “là một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử”. Góp vào chiến công vang dội ấy không thể không nhắc đến các văn nghệ sĩ - những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Nhìn lại thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh toàn dân này từ điểm nhìn 70 năm sau chiến thắng, có thể thấy rõ dấu ấn của văn học nghệ thuật viết về đề tài Điện Biên Phủ trải đều trên khắp các loại hình văn học nghệ thuật, từ văn chương cho đến âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, kiến trúc, điện ảnh…
  • Thơ viết về chiến thắng Điện Biên Phủ: Nối dài âm hưởng bản hợp xướng anh hùng ca
    Bảy mươi năm qua, thơ về sự kiện Đại thắng Điện Biên Phủ có nhiều bài, được công bố trên báo, tạp chí, sách liên tiếp vào các năm 1954, 1955, 1956… sau đó được in chụm vào những dịp kỷ niệm năm chẵn: 1964, 1974, 1984, 1994, 2004, 2014 và năm nay bảy mươi năm - 2024.
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Độc đáo lễ hội Tấc Ka Coong - Cúng thần núi của đồng bào Cơ Tu
    Tái hiện trích đoạn sân khấu hóa lễ hội Tấc Ka Coong - Cúng thần núi của đồng bào Cơ Tu huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) trong Ngày hội “Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV.
  • 50 đội thi tham gia Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng 2024
    UBND Thành phố Hà Nội cho biết, Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Thành phố Hà Nội và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) sẽ tổ chức Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024.
  • Vở ballet Hồ Thiên Nga được biểu diễn trở lại tại Nhà hát Lớn Hà Nội
    Vở Ballet Hồ Thiên Nga đã làm say đắm khán giả trên toàn thế giới suốt hơn một thế kỷ qua sẽ được Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB) biểu diễn trở lại tại sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội trong 3 ngày 14, 15 và 16 tháng 6 tới đây.
  • 194 Đảng viên Thị xã Sơn Tây được trao tặng Huy hiệu Đảng dịp Kỷ niệm sinh nhật Bác
    Sáng 16/5, Thị ủy Sơn Tây (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2024 cho 194 đảng viên của Đảng bộ thị xã. Các đảng viên được nhận Huy hiệu từ 30 năm đến 70 năm tuổi Đảng, trong đó có 1 Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
  • Vô định bước chân khi qua chốn cũ
    Một lần tôi âm thầm trở lại Hà Nội. Tôi có hẹn phỏng vấn với một công ty ở đó. Sau bao tháng ngày lăn lội công trường bùn lầy gió bụi, tôi muốn tìm kiếm một công việc mang nhiều yếu tố chuyên môn hơn. Thế nhưng, buổi phỏng vấn hờ hững, kết thúc mà chẳng hứa hẹn điều gì, có lẽ tôi không phải là lựa chọn phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng. Chông chênh giữa một thành phố quen mà nay như xa lạ, tôi một mình lang thang qua những con phố cũ, chờ chuyến xe trở về lúc chiều muộn.
  • Tổ chức các giải thể thao chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại các quận, huyện, thị xã
    UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã trên địa bàn toàn thành phố triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức các giải thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954- 10/10/2024) nhằm động viên nhân dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”...
  • Thừa Thiên Huế: Lấy ý kiến các dự án luật Di sản văn hóa
    Những góp ý các dự án luật Di sản văn hóa phù hợp với thực tiễn phát triển và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổng hợp, có ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội năm 2024
    Sáng 15/5, tại Phố Sách 19/12, Hội nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội phối hợp cùng các câu lạc bộ (CLB) nhiếp ảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc “Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội” với chủ đề “Việt Nam - Đất nước - Con người”.
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
Dương Triệu Vũ: Đi muộn là thiếu chuyên nghiệp và không tôn trọng người khác
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO