Đưa vở ballet Cô bé Lọ Lem của Nhà hát Quốc gia Paris đến Hà Nội

Theo cand.com.vn| 12/10/2019 08:08

Vở ballet Cô bé Lọ Lem của Nhà hát Quốc gia Paris sẽ được chiếu buổi duy nhất tại Hà Nội vào ngày 19-10 nhằm tri ân ông Rudolf Noureev, người từng được vinh danh là vũ công cổ điển vĩ đại nhất, một trong những biên đạo múa xuất chúng nhất mọi thời đại.

Ngày 11-10, Trung tâm văn hóa Pháp tại Hà Nội cho biết, vở balletCô bé Lọ Lemcủa Nhà hát Quốc gia Paris sẽ có buổi chiếu duy nhất vào ngày 19-10 tại 24 Tràng Tiền, Hà Nội.  

Đây là hoạt động tri ân nguyên Giám đốc Nhà hát Quốc gia Paris, ông Rudolf Noureev, người từng được vinh danh là vũ công cổ điển vĩ đại nhất, một trong những biên đạo múa xuất chúng nhất mọi thời đại, đã góp phần đưa nghệ thuật múa ballet tại Pháp bước vào “thời hoàng kim”.

Đưa vở ballet Cô bé Lọ Lem của Nhà hát Quốc gia Paris đến Hà Nội
Cảnh trong vở ballet "Cô bé Lọ Lem"

Vở ballet được đưa lên sân khấu Nhà hát Quốc gia Paris lần đầu tiên vào ngày 25-10-1986. Nội dung vở diễn được Rudolf Noureev phỏng theo câu chuyện cổ tích thần tiên cùng tên của nhà văn Charles Perrault, nhưng trong bối cảnh của Hollywood những năm 1930. 

Đưa vở ballet Cô bé Lọ Lem của Nhà hát Quốc gia Paris đến Hà Nội
Vở ballet "Cô bé Lọ Lem" của Nhà hát Quốc gia Paris

Câu chuyện của Lọ Lem nhắc nhớ đến con đường thành công của không ít tên tuổi trong đó có ông Noureev. Cuộc đời của biên đạo múa tài năng này mang nhiều nét tương đồng với hành trình đầy kỳ diệu của Lọ Lem khi từ một thanh niên người dân tộc Tatar trở thành ngôi sao quốc tế.

(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Đưa vở ballet Cô bé Lọ Lem của Nhà hát Quốc gia Paris đến Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO