Sự kiện & Bình luận

“Dòng sông kể chuyện” - Dấu ấn lịch sử hơn 300 năm của Thành phố Hồ Chí Minh

Kim Thoa 09:15 07/08/2023

Lần đầu tiên tại Việt Nam, câu chuyện lịch sử của Sài Gòn - Gia Định – TP Hồ Chí Minh trải dài theo chiều không gian và thời gian với một dòng chảy lịch sử hơn 300 năm được kể qua năm chương nghệ thuật: Khẩn hoang - Xây Thành - Trên bến dưới thuyền - Thương cảng phồn vinh - Rực rỡ thành phố bên sông.

1691344037-picture-1593520503-1691343665-273-width1429height953.jpg
“Dòng sông kể chuyện” - Dấu ấn hơn 300 năm của cư dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - thành phố Hồ Chí Minh (ảnh: tcdltphcm.vn)

Tối 6/8, chương trình nghệ thuật “Dòng sông kể chuyện” - chương trình được mong đợi nhất nằm trong khuôn khổ Lễ hội Sông nước TP.HCM lần thứ nhất chính thức diễn ra tại cảng Sài Gòn. Sự kiện thu hút khoảng 6.000 người dân, du khách. 

Đây là chương trình nghệ thuật đặc biệt lần đầu tiên diễn ra trên sông Sài Gòn, tại thương cảng đã được hình thành cách đây 160 năm.

Đến dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; Uỷ viên Bộ Chính trị,  Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Trung ương và thành phố Hồ Chí Minh, cùng đông đảo người dân.

Sông và kênh rạch không chỉ góp phần kiến tạo dáng hình, diện mạo của Sài Gòn - Gia Định - TPHCM mà còn mang theo dòng chảy sự đa dạng về văn hóa để hợp lưu và tiếp biến thành bản sắc văn hóa Nam bộ, hình thành tính cách hào sảng, phóng khoáng, cởi mở, lạc quan, khát khao vươn ra biển lớn của người dân TPHCM.

Đến hôm nay, với những cơ hội mới, dòng chảy lịch sử sẽ tiếp tục ghi dấu bước chuyển mình trong chiến lược phát triển thành phố bên sông. Với ý nghĩa đó, Chương trình nghệ thuật “Dòng sông kể chuyện” ngay tại Cảng Sài Gòn, bên dòng sông Sài Gòn, như một bản tổng phổ về thiên nhiên, con người của vùng đất được dòng sông dáng cung đàn ôm trọn vào lòng; như một lời tri ân các bậc tiền hiền đã khai hoang mở cõi, lớp lớp cư dân đã đến ngụ cư, lao động, đấu tranh để kiến tạo, trao truyền những di sản của dòng sông cho các thế hệ mai sau.

“Chương trình cũng là lời chào của TPHCM, một đô thị sông nước hiền hòa, sống động, trẻ trung, cởi mở và không ngừng sáng tạo, hướng tới tương lai; là thông điệp của Thành phố anh hùng, giàu nội lực, bản lĩnh và sẵn sàng hợp tác để cùng bè bạn năm châu tìm hướng phát triển kinh tế dịch vụ trên sông, ven sông, khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế từ tài nguyên sông, biển.

Đặc biệt, chương trình tái hiện sinh hoạt văn hoá và kinh tế, nếp sống trên bến, dưới thuyền của cư dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - thành phố Hồ Chí Minh trong hơn 300 năm với 5 chương biểu diễn của hơn 700 diễn viên chuyên nghiệp, bán chuyên và diễn viên quần chúng.

Mở đầu là chương “Khẩn hoang” được lấy cảm hứng từ câu chuyện khai khẩn vùng đất phương Nam và tinh thần đoàn kết của đồng bào các dân tộc để tái hiện không khí xây dựng cuộc sống mới đầy sôi nổi và truyền tải thông điệp về sự sinh sôi qua ngôn ngữ múa đậm sắc dân gian với cây lúa - cây lương thực chính, biểu tượng của sức sống, là vòng tuần hoàn của thời gian trong mỗi khắc chuyển mùa.

Tiếp đến là chương hai “Xây thành”; Chương “Trên bến, dưới thuyền”; Với chương “Thương cảng phồn vinh”, khán giả, người xem đến với bến cảng thương mại sôi động hàng đầu Đông Dương thời bấy giờ; Cuối cùng là chương “Rực rỡ thành phố bên sông” giới thiệu một thành phố Hồ Chí Minh trẻ trung, năng động, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và luôn ngập tràn tình yêu thương.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, câu chuyện lịch sử của Sài Gòn - Gia Định – TP Hồ Chí Minh trải dài theo chiều không gian và thời gian với một dòng chảy lịch sử hơn ba trăm năm được kể qua năm chương nghệ thuật: Khẩn hoang - Xây Thành - Trên bến dưới thuyền - Thương cảng phồn vinh - Rực rỡ thành phố bên sông.

“Dòng sông kể chuyện” diễn ra ngay tại Cảng Sài Gòn, bên dòng sông Sài Gòn, như một bản tổng phổ về thiên nhiên, con người của vùng đất được dòng sông dáng cung đàn ôm trọn vào lòng; như một lời tri ân các bậc tiền hiền đã khai hoang mở cõi, lớp lớp cư dân đã đến ngụ cư, lao động, đấu tranh để kiến tạo, trao truyền những di sản của dòng sông cho các thế hệ mai sau.

Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi nhấn mạnh, lịch sử hình thành và phát triển trong hơn 300 năm qua của Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định – TP Hồ Chí Minh có dấu ấn quan trọng của các dòng sông. Những dòng sông chảy vào lòng thành phố cũng ghi dấu ấn trong lịch sử của Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh. Dọc theo sông là các di tích lịch sử cách mạng đặc biệt như Bến Nhà Rồng, Nhà máy đóng tàu Ba Son, Chiến khu Rừng Sác.

Nhiều hoạt động hấp dẫn tái hiện nếp sống của cộng đồng cư dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định – TP Hồ Chí Minh qua các thời kỳ và mua sắm nông sản, đặc sản của các địa phương. Người dân và du khách cũng có thể hòa mình vào không khí sôi nổi của các hoạt động thể thao dưới nước và không gian văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian ở Bến Bạch Đằng, công viên Lam Sơn./.

Bài liên quan
  • Lễ hội Thành Tuyên năm 2023 - nét văn hoá độc đáo, đặc sắc
    Tỉnh Tuyên Quang chuẩn bị tổ chức Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ XIV và Lễ hội Thành Tuyên năm 2023. Các hoạt động chính, nổi bật trong khuôn khổ Chương trình như: Liên hoan các Làng văn hoá du lịch cộng đồng 6 tỉnh Việt Bắc...
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Hà Nội phê duyệt đề án vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng xanh
    UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 6004/QD-UBND về việc, phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố”.
  • Trường THCS Xuân La: Viết tiếp trang sử vàng truyền thống
    Hòa chung không khí hân hoan của cả nước chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày 20/11, Trường THCS Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và tuyên dương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy năm học 2024.
Đừng bỏ lỡ
“Dòng sông kể chuyện” - Dấu ấn lịch sử hơn 300 năm của Thành phố Hồ Chí Minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO