Đôi giày màu cánh dán

Xanh Nguyên| 04/07/2019 09:22

- Đây là món quà sinh nhật mẹ tặng con trai. Hi vọng con sẽ thích nó. Chị Hải cầm hộp quà hình chữ nhật đưa cho Toàn, con trai chị và mỉm cười vui vẻ.

Đôi giày màu cánh dán
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

- Quà gì vậy mẹ? Có phải là một đôi giày con thích không? Toàn sung sướng. Nó háo hức nhận ngay món quà, mải mê ngắm chiếc hộp mà không hề để ý đến niềm hạnh phúc hiện trong đôi mắt rưng rưng, cái gật đầu rất khẽ, cái nhìn yêu thương của mẹ.

          - Con mở quà mẹ nhé!

          - Ừ! Con mở ra đi! Toàn nhìn mẹ cười tít. Chỉ chờ mẹ nói dứt câu, thằng bé đã nhanh tay gỡ từng miếng keo dán ở các cạnh hộp. Trống ngực nó rộn lên thình thịch. Nó bắt đầu đoán… Thôi. Không đoán nữa. Tốt nhất là mở ra xem luôn! Nó nghĩ và vội mở hộp quà. Đôi giày ba ta màu cánh dán hiện ra trước mắt nó. Mẹ nó bước lại gần. Chắc chắn con sẽ rất thích. Chị nghĩ. Nhưng không. Toàn  nhìn trân trân vào đôi giày và im lặng một cách khó hiểu. Chị Hải ngạc nhiên:

          - Sao vậy con trai? Con có thích món quà này không?

          - Sao mẹ lại mua đôi giày màu cánh dán. Con thích đôi giày màu xanh nước biển giống các bạn con trên trường cơ. Đôi giày này lỗi mốt rồi, còn ai đi nữa. Nó vùng vằng hất tay mẹ ra khỏi vai nó. Chị Hải vẫn ôn tồn:

          - Mẹ thấy đôi giày này rất hợp với con. Màu sắc lạ mắt, rất đẹp, rất sang đấy chứ. Vả lại…

          - Con… con không thích. Vẻ mặt nó sụ lại, nặng trịch, Nó bỏ lại đôi giày vẫn nằm nguyên trong hộp, bỏ lại sự hụt hẫng đến thắt tim của mẹ rồi vụt chạy ra khỏi nhà. Trong ngôi nhà tuềnh toàng chừng 40 mét vuông, chị Hải thẫn thờ ngồi sụp xuống cạnh giường. Lòng vẩn vơ nghĩ ngợi. Người đàn bà mảnh mai với làn da ngăm rám nắng; khuôn mặt xương xương, gầy sộc vì lam lũ; đôi tay chai sần, gân guốc; các đầu móng tay đen sì bởi nhựa rau, bùn đất bám lâu ngày, ngồi một mình lặng lẽ. Tiếng thở dài thật khẽ phát ra rồi nuốt vào trong như muốn giấu nỗi buồn cho riêng mình. Hết nhìn chăm chăm vào đôi giày màu cánh dán, chị lại nhìn ra phía con ngõ đầy sỏi đá, nơi thằng Toàn vừa chạy mất hút.

          Chị Hải sống với người mẹ già tuổi cao sức yếu. Một mình chị cuốc đất trồng rau, làm 3 sào ruộng đủ gạo nuôi hai mẹ con suốt năm. Chị từng có mối tình đẹp với Nam, một thanh niên cùng làng. Bẵng đi mấy năm ở phố về, anh ta bảo muốn cưới chị. Tình yêu mãnh liệt, thủy chung sau bao ngày chờ đợi khiến chị vội vàng trao đi thứ quý giá nhất của đời mình. Ngày đám cưới cận kề, một người phụ nữ ăn mặc sang trọng, môi son má phấn, vàng đeo đầy người đi xe hơi đến đậu trước cổng nhà, xin gặp chị. Chị chưa hết ngạc nhiên thì người ấy tự giới thiệu:

          - Tôi chính là vợ của chồng sắp cưới của chị. Người đàn bà ấy kể lại quãng thời gian chị ta và Nam sống chung với nhau. Chị đã giúp đỡ Nam khi anh ta khó khăn, bơ vơ nơi đất khách. Người đàn bà điềm đạm nhưng giọng đầy năn nỉ van lơn chị Hải xin đừng tổ chức đám cưới với Nam… Cứ ngỡ chỉ là chuyện bịa đặt nhưng rồi chính miệng Nam lại thú nhận mọi chuyện với Hải. Đám cưới không thành. Nam không còn mặt mũi nào nhìn chị Hải nên xin lỗi và sau đó mất hút khỏi làng, không bao giờ bén mảng về nữa. Thời gian sau đó, chị biết mình có thai. 9 tháng sau, chị sinh, đặt tên con là Toàn. Kể từ khi mẹ qua đời, chị Hải lấy con trai làm niềm vui, nguồn động lực sống, lấy việc trồng mấy luống rau với dăm ba sào ruộng làm cuộc mưu sinh. Đời chị khổ nhưng chị quyết sẽ không để con phải khổ. Chị luôn nhủ lòng như thế.

Toàn năm nay lên lớp 6. Thấy bạn bè trong lớp con ai nấy đều có giày đẹp, cặp mới, quần áo mới,… chị đều dành dụm, thắt lưng buộc bụng để có đủ tiền mua cho con. Tháng trước, chị dẫn con đến trường nhập học, thấy con trai ngồi khép khép ở cuối lớp vẻ ngại ngùng, chị để ý biết con rất muốn có một đôi giày mới. Chị nhớ cũng sắp đến ngày sinh nhật của con. Thế là suốt cả tháng ấy, chị chăm bẵm vườn rau, dự định mua tặng con một đôi giày mới. Chị nghĩ thế và giữ trong lòng làm điều bí mật.

          - Em ơi! Cho chị hỏi, giá của một đôi giày là bao nhiêu?

          - Đôi đắt nhất là 800 ngàn. Còn lại 600 ngàn, 400 ngàn, 300 ngàn đều có cả chị ạ. Người phụ nữ chủ tiệm giày kém hơn chị dăm tuổi vui vẻ giới thiệu. Thấy chị Hải mặc bộ quần áo lao động nhàu nhĩ, bạc phếch, chiếc khăn trùm vắt ngang qua cổ, cái nón lá được chị để ở một góc lối ra vào, đôi dép nhựa đã mòn đế, rách quai cũng được chị bỏ ngay ngắn bên ngoài trước khi vào bên trong hỏi giá, cô chủ tiệm giày hỏi tiếp:

          - Chị mua giày cho chồng hay cho con?

          - Tôi… à… chị muốn mua giày cho con trai. Năm nay cháu nó 12 tuổi.    - Chị muốn mua giày loại xịn hay bình thường?

- Loại này… Người phụ nữ bán hàng cầm lên đôi giày màu xanh nước biển trông rất đẹp và nói:

- Loại này đang rất được chuộng hiện nay. Nhưng giá của nó tới 800 ngàn lận.

          - Đôi giày màu cánh dán này thế nào hả em? Chị Hải cầm một đôi khác lên và hỏi.

          - Đôi đó giá có 300.000 ngàn thôi. Đây cũng là loại rẻ tiền nhất ở tiệm giày của em. Chỉ còn một đôi màu cánh dán duy nhất đấy chị! Hết hàng rồi.

          - Ừ… Vậy… em để dành đôi giày màu cánh dán này cho chị. Đợi khoảng một tuần nữa, chị đến lấy được không?

          - Sao chị không lấy luôn?

          - Chị…Chị Hải gượng cười. Chị lôi ra một nắm tiền từ trong túi áo và đếm. Người bán hàng liếc qua nhìn thấy một tờ 50 ngàn, hai, ba tờ 20 ngàn, còn lại khoảng chục tờ loại 5 ngàn, 1 ngàn, 2 ngàn đã ố vàng. Chị cười:

          - Bán rau nửa tháng mới chỉ dành được có khoảng 200 ngàn. Đợi sang tuần sau… Em nhớ đừng bán đôi giày này cho ai. Chị muốn mua để tặng con trai nhân ngày sinh nhật nó.

          - Em sẽ giữ cho chị. Nhưng chị phải đến đúng hẹn. Không thì người khác sẽ mua mất.

          - Ờ… cảm ơn em!

          Toàn xỏ lần lượt từng chân vào hai chiếc giày. Mặt nó nhăn nhúm lại. Nó đứng dậy bước đi bước lại liền mấy bước. Chân nó vừa khít với đôi giày. Cảm giác cũng khá dễ chịu. Chỉ có điều, nó không thích màu cánh dán. Tại sao mẹ không mua đôi giày màu xanh nước biển? Đôi đó mình ao ướctừ lâu. Vậy mà… Cảm giác khó chịu, nó vội vàng tháo sợi dây giày và quăng cả hai chiếc vào góc tường.

          - Mình ghét màu cánh dán! Nó ngồi bần thần nghĩ ngợi. Hôm nay lớp nó sẽ duyệt nghi thức đội. Cô giáo dặn cả lớp ai cũng phải có một đôi giày để đi. Nếu nó đi dép, lên trường sẽ bị cô rầy la. Xấu hổ lắm. Còn nếu nó đi đôi giày này …, bọn bạn sẽ cười vì đôi giày này đã lỗi mốt, xấu xí. Nhưng… nó vò đầu bứt tóc. Có còn hơn không? Kệ. Nó đứng bật dậy bước lại góc tường nhặt hai chiếc giày và lại xỏ chân vào. Xong rồi, nó bước đi một cách miễn cưỡng.

          - Ê, tụi bay… xem thằng Toàn kìa. Xem đôi giày màu cánh dán của nó kìa. Chắc chỉ mình nó mới đi đôi dày ấy. Trong đám con trai lớp nó đang xếp hàng, thằng Long quay lại săm soi đôi giày mới của Toàn, giọng mỉa mai.

          - Mẹ nó bán rau. Làm gì có nổi tiền mà mua đôi giày màu xanh nước biển như bọn mình. Thằng Thắng đứng cạnh chêm vào.

          - Nhà nghèo thì đôi giày ấy là nhất rồi. Giọng một đứa lớp bên ngó sang, tiếp lời. Cả bọn nhìn về phía Toàn nhếch mép, chỉ trỏ. Toàn thấy mình lạc điệu so với chúng bạn. Thằng bé vội quay đi và vụt chạy khỏi sân trường. Nó cứ chạy. Nó không biết mình đã chạy bao lâu. Chỉ biết khi cảm thấy mệt lử, mồ hôi đầm đìa tóc trán, nó mới dừng lại và thở dốc. Đôi mắt nó bỗng dừng lại ở phía
(0) Bình luận
  • Mai nở vì ai
    Từ Huệ Phần (hội viên Hội nhà văn Thượng Hải, Ban Thường trực Trung Quốc Vi hình Tiểu thuyết Học hội) là một nhà văn đương đại Trung Quốc chuyên sáng tác truyện ngắn mini và tản văn. Nhiều tác phẩm của bà được tuyển chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn và các tập tinh tuyển toàn quốc hằng năm. Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu một truyện ngắn của bà qua bản dịch của dịch giả Châu Hải Đường.
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Hơn 2.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2024
    31 đơn vị, doanh nghiệp tham gia Phiên giao dịch việc làm (GDVL) lưu động quận Ba Đình năm 2024 có nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh, xuất khẩu lao động 2.140 chỉ tiêu (trong đó có 2.040 chỉ tiêu tuyển dụng, xuất khẩu lao động và 100 chỉ tiêu tuyển sinh).
  • Công bố giá vé, khát vọng “Rạng rỡ ngàn sau” với Tuần lễ Festival Huế 2024
    Ban tổ Festival Huế 2024 công bố giá vé các chương trình tại Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”.
Đừng bỏ lỡ
Đôi giày màu cánh dán
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO