Độc nhất vô nhị: Đàn chim 10 tỷ của đại gia Hà Nội

VNN| 15/04/2018 16:09

Thú chơi chim cảnh ở nước ta đã có từ lâu. Ngày càng nhiều người đam mê và không ngại đầu tư công sức, tiền của để thỏa mãn thú vui này. Nhiều đại gia cũng chọn việc chơi chim cảnh tiền tỷ để "thể hiện đẳng cấp" của mình.

‘Vua’ chim màu: Cho đàn chim 10 tỷ nằm điều hòa, thuê ‘bảo mẫu’ chăm sóc

Clip: Ngắm bộ sưu tập chim màu giá gần 10 tỷ đồng của đại gia Chương Tailor

Không chỉ là một doanh nhân nổi tiếng trong ngành thời trang, anh Dương Văn Chương (Chương Tailor) còn nức tiếng trong giới chim cảnh khi sở hữu nhiều loại chim quý hiếm tại Việt Nam. Anh được mệnh danh là ông “vua”, ông “hoàng” chim màu với bộ sưu tập chim cảnh quý, lên tới 62 con với tổng giá trị khoảng 10 tỷ đồng.

Độc nhất vô nhị: Đàn chim 10 tỷ của đại gia Hà Nội
Anh Chương giới thiệu về bạch khuyên giá 250 triệu đồng nhập từ Indonesia.

Trong số này, nhiều con chim hoàng khuyên, chào mào, chích chòe than bạch, chích chòe lửa bông kiếm trắng, họa mi bạch tạng, chim rẽ quạt bạch tạng,... được xem là “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam.

Độc nhất vô nhị: Đàn chim 10 tỷ của đại gia Hà Nội
Chú chim hoàng khuyên mắt đỏ “cực độc” của anh Chương.

Anh Chương cho hay, chơi chim không chỉ cần đam mê, yêu thích mà thú chơi này cũng đòi hỏi nhiều công phu và tốn kém. Để tìm được một con chim đẹp, hội tụ đầy đủ các yếu tố như: màu lông đẹp, thần thái tinh anh, giọng hót hay, anh phải lặn lội khắp nơi tìm kiếm mới có được.

Hay, để mua được một chú chim hoạ mi quý, anh đã phải lặn lội sang Singapore tới 2 lần. Được biết, con chim hoạ mi này có giá hơn 300 triệu đồng.

Do công việc phải thường xuyên di chuyển nên anh Chương chia số lượng chim ra cả ở Hà Nội và TP HCM. Mỗi chỗ nuôi chim rộng khoảng 100m2, được anh trang bị điều hòa hai chiều và tạo không gian thoáng đãng cho chim ở. Anh còn thuê thêm 2 “bảo mẫu” thay anh chăm sóc chim mỗi khi anh không có ở nhà.

Chơi chim đẹp và đắt nên lồng chim của anh Chương cũng thuộc dạng đẳng cấp, đắt đỏ bậc nhất, trong đó chủ yếu được anh tìm mua của các nghệ nhân Trung Quốc.

Đại gia Quảng Ninh bỏ 200 triệu/năm nuôi chim


Giới nuôi chim cảnh ở thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh hầu như ai cũng biết ông Bùi Duy Đạt với gia tài 350 lồng chim với gần 400 con chim đủ loại như: Sơn ca, chích choè, chào mào, cu gáy, vành khuyên,... Toàn bộ “gia tài” chim cảnh của ông Đạt nhẩm qua cũng hơn 1 tỷ đồng.

Độc nhất vô nhị: Đàn chim 10 tỷ của đại gia Hà Nội
Đại gia đất Quảng Ninh bên dàn chim tiền tỷ.

Chỉ riêng những cái lồng chim cũng ngốn khoản tiền không hề nhỏ. Ông Đạt cho biết, lồng chim sơn ca trung bình là 5 triệu đồng/lồng, có cái chục triệu. 

Chỉ riêng tiền thức ăn cho chim lẫn thuê người quét dọn và cho chim ăn hằng ngày cũng ngốn đi của ông Đạt hơn 200 triệu đồng/năm. Vì chỉ tính sơ qua mỗi con chim ăn 1.500 đồng/ngày, thì gần 400 con chim cũng đã hết khoảng 600.000 đồng/ngày.

Bỏ nhiều tiền nuôi chim như vậy, nhưng cái ông Đạt có được chỉ là hằng ngày ngồi uống chè, hay nhâm nhi ly cà phê rồi ngồi nghe chim hót. Thỉnh thoảng cũng có người đến mua chim cảnh, nhưng ông cũng chỉ bán ít con để lấy tiền trang trải thức ăn cho chim, còn thì ông muốn giữ lại cả để thỏa thú vui “dưỡng chí”.

Đại gia Hà Nội chơi chim biến đổi gen giá 10.000 USD


Anh Lý Hùng Tú (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) là chủ sở hữu của 13 chú chim cảnh bao gồm 6 con chim khuyên và 7 chú chim chào mào trị giá lên đến 1 tỷ đồng. 

Con chim có giá trị cao nhất trong bộ sưu tập của anh Tú là hoàng khuyên. Đó là chú khuyên xanh bị biến đổi gen, toàn thân có màu mơ, vàng như chim yến. Anh Tú cho biết đã bỏ ra 9.000 USD để mua chú chim này. Gần đây, một người chơi chim trả tới 10.300 USD để sở hữu chú khuyên xanh này nhưng anh Tú không bán.

Trong bộ sưu tập chim của anh Tú còn có rất nhiều chim quý hiếm như: chào mào bạch tạng, chào mào đầu trắng, chào mào lông màu tro,... có giá lên đến hàng trăm triệu đồng.

Độc nhất vô nhị: Đàn chim 10 tỷ của đại gia Hà Nội
Chim hoàng khuyên được cho là đắt nhất hiện nay từng được trả giá lên đến 10.300 USD.

Chơi chim đẹp và đắt nên anh Tú chăm sóc chim rất cẩn thận. Anh chăm sóc chim cảnh chẳng khác gì chăm con mọn: phải lo cho chim ăn, ngủ, tắm rửa đầy đủ. Bên cạnh thức ăn công nghiệp, anh Tú chế biến thức ăn riêng cho chim rất cầu kỳ. 

Lồng chim của anh Tú cũng thuộc hàng đẳng cấp. Anh tiết lộ mình đang có khoảng 30 chiếc lồng. Cái rẻ nhất là 4 triệu đồng, còn đắt nhất có thể lên tới hàng chục triệu. Có những chiếc lồng chỉ đặt trong tủ kính để ngắm chứ không nhốt chim vì nó được đặt làm rất tinh xảo.

Thú chơi cũng lắm công phu

Hiện nay, trào lưu chơi chim nở rộ và trở thành thú vui tao nhã, việc hình thành các câu lạc bộ không còn quá xa lạ. Các cuộc “dượt” chim cũng tổ chức thường xuyên hơn.

Bên cạnh việc nuôi và luyện những chú chim ganh nhau tiếng hót, người chơi chim còn thích "tranh tài" trong việc "độ" lồng và nhiều phụ kiện “độc” để làm tôn lên dáng vẻ của chú chim.

Độc nhất vô nhị: Đàn chim 10 tỷ của đại gia Hà Nội
Chiếc lồng chim quý hiếm.

Giá cả các loại lồng phụ thuộc vào độ tinh xảo trong cách xử lý chất liệu chế tạo lồng. Lồng đục chạm càng cầu kỳ thì giá càng cao. Nếu thêm các chất liệu quý như đồi mồi, sừng làm nguyên liệu sản xuất thì giá của những chiếc lồng này càng đắt. Những chiếc lồng đắt tiền nhất giá từ 500-800 triệu đồng. Những chiếc lồng được làm bằng tre già và chạm trổ tinh tế cũng từ 50-120 triệu đồng.

Ngoài ra, công cuộc chăm sóc chim cũng rất cầu kỳ, tỉ mỉ, công phu và tốn kém, nhất là đối với chim thi đấu. Trong giới chơi chim vẫn thường ví von “chăm chim còn hơn chăm trẻ”, ăn, ngủ, tắm phải tuyệt đối đúng giờ nếu không chim sẽ bệnh, chết. Thức ăn, đồ uống cho chim cũng phải đầu tư khá nhiều tiền. 
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm: Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch “Lửa từ Đất”
    Sáng 23/5 tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề “Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch Lửa từ Đất”. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo nghệ sĩ và giới chuyên môn, cùng trao đổi về vai trò và sức mạnh biểu đạt của múa đương đại trong một tác phẩm mang đậm dấu ấn lịch sử - chính trị.
  • Họa sĩ Đặng Thị Khuê: Người kết nối giá trị văn hóa và thẩm mỹ trong đời sống đương đại
    Với họa sĩ Đặng Thị Khuê, nghệ thuật không chỉ là sáng tạo mà còn là hành trình trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Gần như cả cuộc đời, bà lặng lẽ theo đuổi một “nghĩa vụ tự thân” - kết nối di sản với đời sống đương đại thông qua tác phẩm cá nhân và các hoạt động cộng đồng. Là một trong những nghệ sĩ thực hành nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam nhưng thay vì chạy theo xu hướng, bà chọn lối đi ngược dòng: quay về với mỹ cảm bản địa. Chính lựa chọn khác biệt ấy đã tạo nên một Đặng Thị Khuê độc đáo, không hòa lẫn trong đời sống nghệ thuật.
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an” khắc họa chân thực hình ảnh người lính cứu hỏa
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
  • Hà Nội bổ sung diện tích rào chắn phục vụ thi công trên đường Kim Mã
    Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đơn vị sẽ bổ sung khu vực rào chắn để thi công gia cố nền đất tại khu vực giếng đứng trên đường Kim Mã để ứng phó trong trường hợp khẩn cấp (khu vực ngã tư nút giao Kim Mã - Núi Trúc) trong quá trình thi công khoan hầm đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội.
  • Huyện Thường Tín đề xuất 4 trụ sở xã mới sau sắp xếp, đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương lớn của Đảng
    Thông tin UBND huyện Thường Tín (TP. Hà Nội) vừa cho biết, địa phương đã có đề xuất với UBND Thành phố Hà Nội về việc đặt trung tâm hành chính - chính trị, trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng các tổ chức chính trị - xã hội của 4 xã mới được thành lập sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện.
Đừng bỏ lỡ
Độc nhất vô nhị: Đàn chim 10 tỷ của đại gia Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO