Du lịch bốn phương

Độc đáo làng nghề làm hương ở Cố đô Huế

Hà Oai 20/09/2023 16:41

Không chỉ giữ gìn nghề truyền thống mà người dân làng hương Thủy Xuân (TP Huế) còn kết hợp làm du lịch với việc sắp xếp những bó hương rực rỡ sắc màu theo nhiều kiểu và thu hút đông đảo du khách cùng giới trẻ.

1.jpg
Du khách chụp ảnh ở làng hương Thủy Xuân (TP Huế).

Nằm trên đường Huyền Trân Công Chúa (TP Huế) làng hương Thủy Xuân nổi tiếng với nghề làm hương trầm hàng trăm năm nay. Đây cũng là địa điểm cùng tuyến đường đến tham quan di sản, thắng cảnh nổi tiếng ở Cố đô Huế như lăng Tự Đức, đồi Vọng Cảnh nên khá thuận lợi để du khách thập phương dừng chân vui chơi tham quan… Các bó tăm hương với nhiều màu sắc khác nhau được các cơ sở sản xuất hương sắp xếp xòe ra trưng bày và tạo nên khung cảnh rất đẹp, thu hút đông đảo khách du lịch.

Ghi nhận của PV Tạp chí Người Hà Nội cho thấy, các cơ sở sản xuất và bán hương trầm xòe các bó tăm hương để trưng bày hoặc đưa ra phơi với nhiều màu sắc khác nhau trước quán trải dài trên một đoạn tuyến đường Huyền Trân Công Chúa. Thậm chí, các cơ sở còn để sẵn ghế ngồi và nón lá xứ Huế để cho du khách đến tham quan vui chơi, chụp ảnh…

Tại đây, nhiều du khách đến tham quan du lịch ở Cố đô Huế đã tranh thủ đến đường Huyền Trân Công Chúa (TP Huế) ghi lại hình ảnh, quay video và tạo nên sự nhộn nhịp, tấp nập cho làng hương Thủy Xuân. “Chúng tôi được hướng dẫn viên dẫn lên chụp ảnh và vui chơi, tôi cho rằng bên cạnh các lăng tẩm ở xứ Huế nổi tiếng thì đây cũng là địa điểm đẹp để cho du khách đến chiêm ngưỡng” - chị Nguyễn Thị Phương Hà (du khách đến từ Thanh Hóa) cho biết.

Theo những người sản xuất và bán hương cho biết, du khách tập trung nhiều nhất vào dịp cuối tuần và điều đặc biệt là không chỉ khách du lịch mà còn có các bạn trẻ như học sinh, sinh viên… đang học tập tại tỉnh Thừa Thiên – Huế thường hay đến vui chơi, chụp ảnh kỷ niệm.

Dù trải qua hàng trăm năm nhưng dân làng Thủy Xuân vẫn giữ được cách làm hương truyền thống tinh tế, tỉ mỉ trong từng công đoạn và nguyên liệu được lựa chọn kỹ càng để những cây hương trầm có mùi thơm ngát phục vụ đời sống tâm linh của người dân địa phương cũng như ngoài tỉnh.

Bạn Thúy Nga (sinh viên Học viện Âm nhạc Huế) chia sẻ, “Theo em, nét đẹp độc đáo ở làng hương Thủy Xuân là kết hợp vừa làm du lịch vừa bán hương và sản xuất hương. Ngoài ra, các quán bán hương làm que hương với nhiều màu sắc rực rỡ và sắp xếp các bó hương thành các kiểu khác nhau, tạo ấn tượng cho người đến chiêm ngưỡng”.

Trong lúc đang vui chơi chụp ảnh tại cơ sở sản xuất và bày bán của bà Tôn Nữ Ánh Tuyết, em Lê Thị Thắm (sinh viên năm 3 Trường Đại học Sư phạm Huế) nói, trong 3 năm học đã trên 5 lần và mỗi lần lên là có sự khác lạ bởi các bó tăm xòe được sắp xếp các kiểu khác nhau theo từng ngày để tạo ấn tượng với khách.

Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phúc đánh giá, người dân làng hương Thủy Xuân rất sáng tạo trong việc thu hút du khách. Từ việc sắp xếp trưng bày các bó chân hương thành những hình bông hoa rực rỡ đã thu hút nhiều người, nhất là giới trẻ đến chụp ảnh.

Được biết, cuối năm 2021 làng nghề hương trầm Thủy Xuân đã được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế công nhận là nghề truyền thống và việc làng hương nằm trên trục đường có nhiều điểm du lịch nổi tiếng như lăng vua Tự Đức, đồi Vọng Cảnh đã mở ra cho người dân cơ hội để phát triển du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước.

Những hình ảnh PV Tạp chí Người Hà Nội ghi nhận tại đường Huyền Trân Công Chúa (TP Huế).

3.jpg
Niềm vui của chủ quán khi có khách đến mua hương.
5.jpg
Nhóm bạn trẻ tự check in trên đường Huyền Trân Công Chúa.
7.jpg
Các bó tăm hương được sắp xếp theo vòng tròn với nhiều màu sắc.
10.jpg
Bà Tôn Nữ Ánh Tuyết đang chỉnh sửa lại các bó hương cho đẹp để đón khách.
6.jpg
Khách vào quán bán hương tạo dáng chụp ảnh.
9.jpg
Những bó tăm hương trở thành những khu cảnh đẹp cho khách chụp ảnh.
2.jpg
Những bó hương được dựng và có nhiều màu sắc khác nhau.
8.jpg
Du khách ngồi tạo dáng chụp ảnh và các bó tăm hương làm nền.
4.jpg
Các bạn trẻ đến cơ sở sản xuất hương vui chơi và chụp ảnh.
Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Việt Nam đã có bài viết với tiêu đề “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”. Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm.
  • Dấu ấn đời lính, dấu ấn cuộc đời
    Hiếm có người nào gần như dành trọn cả cuộc đời mình một cách can trường, quả cảm, làm nên một “biên niên sử” bằng thơ - cũng là “biên niên sử” cuộc đời như Nguyễn Văn Á.
  • TP Hồ Chí Minh công bố, trưng bày 50 tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu
    Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), đồng thời trưng bày 50 tác phẩm tiêu biểu này tại Nhà Văn hóa Thanh niên (Phường Bến Nghé, Quận 1) từ ngày 26/4/2025.
  • Đặc sắc triển lãm, chiếu phim “Âm vang Đại thắng mùa Xuân 1975 trong Điện ảnh”
    Nằm trong chuỗi các hoạt động văn hóa hưởng ứng chào mừng Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), chương trình triển lãm và chiếu phim với chủ đề “Âm vang Đại thắng mùa Xuân 1975 trong Điện ảnh” đã khai mạc tối 26/4 tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TP. Hồ Chí Minh).
  • Tối nay 27/4, trực tiếp cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn"
    Tiết mục nghệ thuật với sự tham gia của Bộ ngoại giao Việt Nam và nhiều đại sứ và phu quân/ phu nhân các nước; MV với sự hoà giọng của 50 gương mặt tiêu biểu đại diện cho nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau; những phóng sự được thực hiện khắp 3 miền; hơn 1200 nghệ sĩ, khách mời, diễn viên, lực lượng quần chúng…, là những điểm nhấn đặc biệt trong cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn” kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước với 3 đi
Đừng bỏ lỡ
Độc đáo làng nghề làm hương ở Cố đô Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO