Sự kiện & Bình luận

Đoàn đại biểu Thành phố Hà Nội viếng Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên

PV 08:59 10/06/2024

Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên được xây dựng từ năm 1990, mới được nâng cấp, mở rộng quy mô hơn 10ha, là nơi an nghỉ của hơn 1.800 liệt sĩ cùng phần mộ tập thể các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Trong đó, có 118 người con ưu tú của TP Hà Nội đang an nghỉ nơi đây.

t2-dh-nghia-trang-.jpg
Các đồng chí lãnh đạo thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Giang dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang). Ảnh: Quang Thái.

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024); 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), ngày 9-6, Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến làm Trưởng đoàn đã tới dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ; thăm tặng quà tại tỉnh Hà Giang.

Tham gia đoàn có Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền cùng đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành thành phố…

Trong khuôn khổ chuyến công tác, chiều 9-6, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến và đoàn đại biểu thành phố Hà Nội đã tới dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên.

Kính cẩn đặt vòng hoa, thắp hương và nghiêng mình trước anh linh của các Anh hùng, Liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên, Đoàn đại biểu TP Hà Nội cùng đại biểu tỉnh Hà Giang đã bày tỏ lòng tri ân và sự biết ơn vô hạn đối với sự hi sinh cao cả của các Anh hùng, Liệt sĩ đã anh dũng ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân. Tại đây, Đoàn công tác đã thăm, dâng hương tại Nhà truyền thống Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên.

Riêng tại mặt trận Vị Xuyên, hơn 4.000 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, hơn 9.000 người bị thương và hiện vẫn còn hàng nghìn hài cốt của cán bộ, chiến sĩ nằm rải rác trong khe đá, thung sâu chưa tìm thấy và quy tập được. Trong số các liệt sĩ được quy tập về đây vẫn còn 346 mộ chưa xác định được thông tin. Đó cũng là nỗi trăn trở, đau đáu của Đảng, Nhà nước và thân nhân các gia đình có người thân đã hi sinh trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đã ghi những dòng lưu bút tâm huyết, vinh danh các anh hùng liệt sỹ tại Nhà quản trang. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Giang nguyện đoàn kết chung sức, đồng lòng, quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh, bảo vệ vững chắc nơi biên cương địa đầu của Tổ quốc.

Dịp này, Đoàn đã tặng quà cho Ban Quản lý Nghĩa trang Vị Xuyên, động viên viên chức, người lao động của Ban Quản lý tiếp tục làm tốt công tác quản lý, bảo vệ, chăm sóc phần mộ liệt sỹ, vườn hoa, cây cảnh, khuôn viên và các công trình khác của Nghĩa trang.

Tiếp đó, Đoàn đại biểu Thành phố Hà Nội đã đến dâng hương, dâng hoa tại Đền thờ các Anh hùng liệt sỹ Mặt trận Vị Xuyên tại Điểm cao 468 thôn Nặm Ngặt, xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên. Mặt trận Vị Xuyên - Thanh Thuỷ được xác định là vùng chiến sự ác liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc và do địa hình núi cao, thung sâu, địa vật thay đổi, vì thế trên tuyến biên giới huyện Vị Xuyên vẫn còn hàng ngàn liệt sỹ chưa được tìm thấy, chưa được cất bốc, quy tập./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Đoàn đại biểu Thành phố Hà Nội viếng Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO