Đồ chay đắt khách dịp rằm tháng 7

TBTCO| 15/08/2019 07:34

Những mâm cỗ chay, đồ chay lên đến cả triệu đồng/mâm tại các nhà hàng chuyên đồ chay dịp rằm tháng 7 vô cùng đắt khách, nhiều nhà hàng chay trên địa bàn Hà Nội đều đã kín khách đặt hàng. Nhu cầu đặt cỗ chay cúng tại nhà cũng tăng cao gấp nhiều lần.

Việc thưởng thức những món ăn chay thay vì đồ mặn trong dịp rằm, mùng 1 hay lễ tết ở Việt Nam từ lâu đã được không ít người lựa chọn, đặc biệt những năm gần đây, nhu cầu sử dụng các món ăn chay cũng đang tăng cao vào các dịp này. Kéo theo đó, là sự xuất hiện của hàng loạt các nhà hàng phục vụ đồ chay tại chỗ và nhận đặt làm cỗ chay.

Nhu cầu đồ chay tăng cao

Nguyên nhân đồ chay được đông đảo người dân lựa chọn, một phần là do nhận thức về việc ăn chay của mỗi người đã dần thay đổi. Nếu như trước kia, khi nhắc đến ăn chay người ta chỉ nghĩ đến người tu hành và cho rằng ăn chay không đem lại giá trị dinh dưỡng thì ngày nay, mọi người đã thấy được nhiều lợi ích về việc ăn chay và sử dụng thường xuyên. Cùng với đó, phật tâm của người dân đang ngày càng được nuôi dưỡng và phát triển, hình thức tu tại gia (tu từ tâm) đang được phổ biến trong xã hội.

nhà hàng chay

Nhà hàng chay được mở ra rất nhiều tại Hà Nội những năm gần đây do nhu cầu tăng cao. Ảnh: Ngọc Hoa.

Đặc biệt, tháng 7 âm lịch và ngày rằm tháng 7 được coi là ngày xá tội vong nhân, tháng cô hồn nên người dân tìm đến những món ăn chay thay vì ăn mặn theo quan niệm giảm nghiệp sát sinh trong tháng để tâm thanh tịnh và cầu may mắn.

Chính vì vậy, nhu cầu ăn chay của người dân trong dịp rằm tháng 7 này cũng tăng hơn rất nhiều so với những tháng khác. Không chỉ lựa chọn ăn đúng trong ngày rằm, mà tất cả những ngày trong tháng 7 âm lịch mọi người đều lựa chọn ăn chay rất nhiều.

Theo chị An Nhiên - quản lý của Nhà hàng chay Tịnh Nghiệp (56 Đội Cấn, Hà Nội): “Lượng khách đến nhà hàng dùng bữa từ đầu tháng 7 âm lịch tăng gấp 2, 3 lần những tháng trước. Hiện bàn ăn các bữa ngày rằm tháng 7 đã kín chỗ vì khách đã đặt trước từ cả tuần nay”.

Nhà hàng cũng cung cấp nhiều thực đơn với giá thành từng mâm khác nhau cho thực khách lựa chọn, những mâm cỗ tầm trung có giá từ 500.000 – 700.000 đồng/mâm, thực đơn mâm cao cấp hơn có giá từ 1 triệu đồng – 1,5 triệu đồng/mâm. Giá các mâm phụ thuộc vào số lượng món ăn và các loại món khác nhau.

đồ chay

Mâm cỗ chay có giá 700.000 đồng tại Nhà hàng chay Tịnh Nghiệp gồm 10 món chay khác nhau. Ảnh: Ngọc Hoa.

Ngoài ra, rất nhiều nhà hàng chay cũng đang áp dụng buffet chay cho các thực khách. Giá thành các món buffet cũng tương đối rẻ, dao động từ 100.000 – 150.000 đồng/người. Hình thức ăn buffet cũng đang được đông đảo mọi người lựa chọn.

Theo chị An Nhiên, khách đặt bàn cho ngày rằm tháng 7 rất đa dạng phù hợp các đối tượng khác nhau. Thực khách đặt chủ yếu mâm cỗ có giá tầm trung nhưng cũng có không ít khách đặt mâm cỗ có giá cao.

Đa dạng món chay cho thực khách lựa chọn

Không chỉ đơn thuần những món ăn chay truyền thống, đơn giản, mà nắm bắt được nhu cầu ăn chay cao của thực khách, các nhà hàng cũng phát triển thực đơn với hàng chục món chay khác nhau, các món đa dạng không kém cạnh những đồ ăn mặn cho khách hàng lựa chọn.

Điển hình như Nhà hàng chay Hương Thiền (Xã Đàn – Đống Đa) có trên 70 món chay có đủ phong vị từ truyền thống đến hiện đại, từ món Việt đến món Âu. Hay Nhà hàng chay Nón Xưa (Phan Chu Trinh - Hoàn Kiếm) sở hữu thực đơn buffet chay sáng tạo, kết hợp từ món Việt Nam, Trung Hoa đến món Nhật Bản như: Nem cuốn cố đô, dồi chay, giò nấm xào, mỳ căn xé phay, gỏi mộc nhĩ vị Trung Hoa hay sushi Nón Xưa,... mỗi món chay đều mang đậm nét truyền thống của mỗi quốc gia.

HOA

Buffet chay có hàng chục món khác nhau cho thực khách lựa chọn, giá dao động từ 100.000 - 150.000 đồng/suất. Ảnh: Ngọc Hoa.

Các nhà hàng chay không những quan tâm đến việc phát triển nhiều món ăn mà hình thức trang trí, bày trí món chay cũng vô cùng bắt mắt, hấp dẫn thực khách.

Bạn Nguyễn Thị Thơm Ngát (Hải Dương) - một người ăn chay trường tâm sự: “Không chỉ ngày rằm tháng 7, từ khoảng 2 năm nay ngày nào mình cũng ăn chay. Thực phẩm chay tại các nhà hàng và mình tự nấu với nguyên liệu có sẵn cũng rất ngon. Nếu ai đã đi thưởng thức đồ chay tại các nhà hàng chay chắc chắn sẽ thấy đồ chay nhiều món được làm hình thức gần như giống y đồ mặn, nếu không ăn thì không phân biệt được, có thể kể đến như giò chay, cá chay,…”.

Không chỉ phục vụ nhu cầu ăn tại chỗ, rất nhiều nhà hàng chay đã mở dịch vụ đặt làm mâm cỗ chay giao tận nhà do rất nhiều người có nhu cầu cúng tại gia bằng đồ chay. Những nhà hàng chay online cũng “mọc lên như nấm” cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn đặt đồ cúng chay đa dạng.

a

 Dịch vụ làm cỗ chay cúng tại nhà cho các gia đình cũng vô cùng phát triển trong dịp này. Ảnh: Ngọc Hoa.

Chỉ cần một bước liên hệ đặt hàng đơn giản là mọi người đã có thể đặt cho mình những món đồ chay về nhà cúng ngày rằm tháng 7 mà giá thành không có sự chênh lệch quá cao so với tại nhà hàng. Khách hàng có thể đặt theo mâm hoặc cũng có thể đặt theo từng món mà mình thích. Những món chay đặt lẻ có giá dao động từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng/món.

Theo khảo sát của phóng viên, hầu hết khách đặt cỗ chay online trên địa bàn Hà Nội đều là những người có công việc bận rộn hoặc có con nhỏ, không có thời gian để tự nấu. Dịch vụ này đang được nhiều người đón nhận và giải quyết được nhu cầu của nhiều gia đình.

Tuy nhiên, để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe các thành viên trong gia đình, khách hàng cũng lên chọn địa chỉ uy tín, chất lượng để đặt hàng món chay trong dịp này, tránh trường hợp mua phải đồ kém chất lượng, không đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm./.

(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Đồ chay đắt khách dịp rằm tháng 7
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO