Đinh xuyên - thời thơ ấu

Vũ Chiến| 29/08/2017 10:58

Cộc cạch cạch... cộc cạch cạch... cộc cạch cạch. Tiếng guốc gộc pha lẫn tiếng chống gậy trong đêm tối, hòa theo tiếng côn trùng phát ra từ những bụi duối, bụi han, bụi râm bụt... dọc ngõ đi làm cảm giác hoang mang, rờn rợn vụt biến mất, thay vào đó là cảm giác mừng rỡ vì có người đồng hành trên con ngõ vắng. Xa xa ánh đèn dầu leo lét của các chị, các cô ngồi khâu nón lá hắt ra từ những mái nhà tranh vách đất thủng lỗ chỗ. Tiếng vót vành, pha tre, nứa làm vật liệu cho nón lá nghe rõ dần cũng làm cảm giác sờ

Tiếng guốc gộc ngày một rõ. Dáng cao to hình như ông cụ Kha ở giữa xóm. Dạ cháu chào ông ạ. Tôi cố tình chào to để phá vỡ cảm giác lạnh sống lưng từ lúc bước vào con ngõ tối hoang vắng và um tùm cây cối. 

Tôi sinh ra vào thời đất nước chiến tranh loạn lạc. Cha tôi là con trai duy nhất trong một gia đình có bốn chị em, sự ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến lấy sức lao động làm ra của cải nên không ít gia đình đặt được mục tiêu nhiều con nhiều của và gia đình tôi cũng không ngoại lệ. Thời thơ ấu của chúng tôi trải qua bằng sự góp sức của ngô, sắn, hạt bo bo... của những mái nhà tranh vách đất, lũy tre làng, và những buổi trưa đi mót khoai sắn sau giờ học.

Tuấn ơi đi chơi không? Đã lâu lắm rồi tôi mới xin được bố mẹ cho đi chơi bằng xe đạp nên tôi rủ thằng Hiệu và thằng Tuấn đi chơi cùng. Đảo qua làng trên xóm dưới vài vòng, chúng tôi tạt vào hàng bà bán táo. Ở quê tôi có giống táo nhỏ nhưng rất ngon, chúng tôi làm hai bơ đút đầy túi ba thằng rồi thũng thẵng đạp xe ra đồng hóng mát. Phía trước là hàng nhãn dọc bờ mương nơi chúng tôi thường rình ăn trộm mỗi khi nhãn chín, trò này rất vui nhưng ẩn chứa đầy nguy hiểm nếu bị bắt sẽ được mấy ông trông nhãn dắt về tận nhà và được trả bài bằng những trận roi mây vào mông đau điếng. Vì vậy chúng tôi thường chia nhau ra rình mò, khi nào đảm bảo an toàn sẽ tìm cơ hội hái trộm, ăn trộm hoa quả là nghề của đám choai choai chúng tôi. Một lần ăn trộm bưởi nhà ông Vỹ bán hàng nước gần nhà thằng Tuấn, cũng may chúng tôi khiêng bàn bán nước của ông chèn cửa nhà nên trốn thoát do ông không đẩy được cửa vì bị cái bàn chắn ngang.

Xa xa là hàng phi lao kêu rin rít mỗi khi gió mạnh, nó cũng tạo cho tôi cảm giác thúc giục khi chạy mưa giông từ ngoài đồng về nhà. Bỗng thằng Hiệu phá lên cười sằng sặc, thằng Tuấn thì nhảy phắt xuống khỏi xe, tôi ngồi giữa chưa hiểu chuyện gì thì thằng Hiệu cong mông đạp xe rất nhanh phi về phía trước. Tôi ngoái lại nhìn thằng Tuấn thì thấy bàn chân nó đã xúc trọn vào bãi phân trâu đen xì. Thì ra thằng Hiệu phát hiện thằng Tuấn ngồi sau cùng không có chỗ để chân nên phải thả lê đôi dép xuống mặt đường, khi thấy có bãi phân trâu giữa đường nó đã nảy ra ý định này. Đi được một đoạn thằng Hiệu đạp xe quay lại mồm cười toe toét…

Kỷ niệm tuổi thơ của chúng tôi khá dữ dội với hầu hết các chiến tích về đêm. Ngày đó dân cư còn thưa thớt, cây cối rậm rạp um tùm, nhà dân hầu hết là nhà tranh, vách đất, thỉnh thoảng lại có tiếng kẻng từ sân kho hợp tác xã đánh dồn dập báo hiệu cháy nhà một ai đó trong thôn. Về đêm chúng tôi thường tụ tập đi trộm hoa quả, nghịch ngợm, phá phách, nghĩ lại giờ mới thấy dại. Có lần đi qua làng bên, thấy cây rơm được đánh giữa sân một nhà gần đường cái. Tôi, thằng Nghĩa ở xóm Tứ Đức và thằng Thiện ở xóm chợ bàn nhau châm lửa đốt. Đi một vòng quanh nhà thấy mọi người đã ngủ, tôi và thằng Nghĩa mò vào bật lửa đốt rồi cả bọn bỏ chạy về hướng đầu làng mình. Chạy cách khoảng chừng hai trăm mét thì ba thằng rủ nhau quay lại xem chủ nhà dập lửa. Cả bọn nằm bên bờ đê bên này cách khoảng ba mươi mét nhìn qua đường sang bên kia xem, thấy chủ nhà hô hoán cháy... cháy bà con ơi... rồi lao vào dập lửa, nhưng đêm khuya, mọi người ngủ say nên không có ai trợ giúp. Đang nằm cười khoái chí thì đột nhiên thằng Nghĩa đứng phắt dậy chõ mồm sang đám cháy nói rất to: "Ô! thế chưa dập được à?" rồi bỏ chạy. Trời ơi là trời! Chúng tôi không còn hồn vía nào bỏ chạy toán loạn, không có định hướng. Tôi chỉ biết quay ngược lại đám cháy mà chạy thục mạng, cánh đồng trước mặt rất nhiều mồ mả nhưng phần vì sợ bị ăn đòn, phần vì chạy không định hình được nên tôi chạy băng băng ra phía ruộng, ra giữa cánh đồng quay lại nhìn chỉ thấy mỗi mình mình lại hoảng hốt vì sợ ma nên tôi lao càng nhanh trong cảm giác lạnh sống lưng vì hoang vắng.

Một lần khác vào đợt nghỉ hè, thằng Hùng mượn bố nó được khẩu súng hơi, tụi tôi quyết định đi bắn chim đêm để lấy thực phẩm liên hoan. Đi đến 12 giờ đêm cũng chỉ được mấy con, không bõ bèn. Cả bọn hội ý và đi đến quyết định đi “săn vịt” của mấy nhà thả ngoài đồng. Không hiểu do vịt khỏe hay trình độ kém mà chúng tôi bắn tới mấy chục viên khộng hạ được chú nào. Đạn hết không lẽ về tay trắng, thằng Lợi quyết định lội ruộng bắt bằng được một chú để thực hiện được mơ ước nhỏ nhoi trong đêm.

Những kỷ niệm không bao giờ phai mờ của tuổi thơ luôn theo chúng tôi đến tận bây giờ, và là lý do cho những nụ cười sảng khoái trong mỗi dịp tụ họp của cả bọn. 
(0) Bình luận
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Tàu xuôi ra Bắc
    Ba năm trước, tôi gặp Trang trên chuyến tàu mang số hiệu SE đang di chuyển từ miền Nam ra miền Bắc. Lúc đó, tôi ngồi đối diện với Trang ở toa ghế ngồi - toa thường dành cho người đi chặng ngắn. Trong toa xộc lên mùi thuốc lá, mùi dầu gió xanh, mùi bồ kết phảng phất từ mái tóc của mấy người đàn bà và mùi của vô số thứ hàng hóa trên sàn toa.
  • Những hòn đá
    Không ai biết tại sao những người lạ lại chuyển thẳng vào cư trú trong cái làng bẩn thỉu, gồ ghề những đá là đá và quanh năm gió quật. Vợ chồng người lạ nọ đã mua một lâu đài đổ nát nằm trên đồi, sừng sững ở đó từ thuở ấu thơ của họ, và nó thuộc về ngôi làng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Đinh xuyên - thời thơ ấu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO