Văn hóa - Xã hội

Điệu múa lấy cảm hứng từ truyện cổ tích Việt Nam được trình diễn tại Lễ hội Yosakoi - Nhật Bản

Phan Anh (T/h) 15:51 27/08/2023

Đây là một trong những lễ hội thường niên lớn nhất tại Tokyo, được nối lại sau 2 năm bị gián đoạn vì đại dịch COVID-19. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản, đội múa Nakama Yosakoi của Việt Nam là đội duy nhất từ nước ngoài được chọn trình diễn tại lễ hội lần này.

viet-nam-trinh-dien-tai-le-hoi-yosakoi-hang-dau-nhat-ban-20230826191905.jpg
Đoàn Việt Nam trình diễn tại Lễ hội Harajuku Super Yosakoi (ảnh: baoquocte.vn)

Ngày 26/8, Lễ hội Harajuku Super Yosakoi—hay còn gọi là “Lễ hội Harajuku Omotesando Genki Matsuri Super Yosakoi" đã khai mạc tại công viên Yoyogi, thủ đô Tokyo.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản, đội múa Nakama Yosakoi của Việt Nam là đội duy nhất từ nước ngoài được chọn trình diễn tại lễ hội lần này.

Lễ hội Super Yosakoi tại Tokyo ra đời vào năm 2001, nhằm tôn vinh lễ hội Yosakoi truyền thống của tỉnh Kochi, có thời gian trùng với một lễ hội của đền Meiji vào cuối tuần cuối cùng của tháng 8. Vì vậy, lễ hội được Hiệp hội Harajuku Omotesando Keyaki tổ chức với sự hợp tác đặc biệt từ Đền Meiji nhằm tạo ra sự kiện mang tính gắn bó sâu sắc với cộng đồng địa phương.

Tâm điểm của lễ hội là vũ điệu Yosakoi Naruko, một vũ đạo mà các đội có thể tự do biên đạo miễn là kết hợp với bài hát gốc có tên là "Yosakoi Naruko Dancing" của Eisaku Takemasa. Điệu nhảy tràn đầy năng lượng, kết hợp với các động tác nhảy truyền thống Nhật Bản và nhạc hiện đại, cùng với việc sử dụng Naruko - một vật bằng gỗ có cán cầm để đập hoặc lắc phát ra âm thanh. Những chiếc Naruko này là một phần không thể thay thế của Yosakoi và được dùng để làm nổi bật nhịp điệu của điệu nhảy. Trang phục trình diễn Yosakoi không có quy định về thiết kế hay màu sắc, vì vậy các đội thường tự do sáng tạo để thiết kế nên các kiểu trang phục độc đáo mang bản sắc riêng và phù hợp với điệu múa Yosakoi.

Nakama Yosakoi từng tham dự Lễ hội Harajuku Omotesandou Super Yosakoi Genki Matsuri lần thứ 15 vào năm 2015 và giành được giải thưởng "Đội múa mới xuất sắc".

Tham gia Lễ hội Super Yosakoi 2023 tại Tokyo, đội Nakama Yosakoi, với 24 thành viên, đã trình diễn điệu múa lấy cảm hứng từ cổ tích Việt Nam "Công và quạ". Bạn Tạ Ngọc Huyền, một thành viên đội múa chia sẻ: "Đến với Lễ hội tại Tokyo lần này, chúng em rất vui mừng vì đã kết hợp được một câu chuyện cổ tích của Việt Nam với điệu múa truyền thống của Nhật Bản và giới thiệu điệu múa này ngay tại đất nước đã sản sinh ra điệu Yosakoi". Đông đảo người dân Nhật Bản đã thưởng thức màn trình diễn của đội Nakama Yosakoi, dành những tràng pháo tay cổ vũ cho màn trình diễn nhiệt huyết và đầy năng lượng của đội.

Nakama Yosakoi là đội múa nằm dưới sự bảo trợ của Trung tâm Thông tin Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO), Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam, ra đời với mục đích tạo nên sân chơi cho những người đam mê điệu múa Nhật Bản Yosakoi tại Việt Nam./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Điệu múa lấy cảm hứng từ truyện cổ tích Việt Nam được trình diễn tại Lễ hội Yosakoi - Nhật Bản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO