Văn hóa – Di sản

Điện Biên có thêm 4 di sản được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Phan Anh 13:47 09/06/2023

Đó là, Tri thức dân gian, Nghệ thuật làm trang phục của người Hà Nhì; Nghệ thuật trình diễn dân gian múa của người Lào tại các huyện Điện Biên và Điện Biên Đông; Nghề rèn thủ công truyền thống của người Mông; Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ cúng dòng họ của người Mông Trắng.

141697db1.jpg
Điện Biên có thêm 4 di sản được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (ảnh: Sở VHTTDL Điện Biên)

Bộ VHTTDL vừa công bố Quyết định số 1404/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận 4 loại hình nghệ thuật của tỉnh Điện Biên vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Cụ thể, 4 di sản tỉnh Điện Biên được công nhận gồm: Nghệ thuật trình diễn dân gian múa của người Lào huyện Điện Biên và Điện Biên Đông; Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ cúng dòng họ của người Mông trắng tại 3 huyện Tuần Giáo, Điện Biên và Điện Biên Đông; Nghề thủ công truyền thống Nghề rèn của người Mông và Tri thức dân gian Nghệ thuật làm trang phục của Người Hà Nhì xã Sín Thầu, xã Leng Su Sìn, xã Sen Thượng, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé.

Việc 4 loại hình di sản của tỉnh Điện Biên vừa được Bộ VHTTDL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ là niềm vui, niềm phấn khởi tự hào của đồng bào dân tộc Mông, dân tộc Lào và dân tộc Hà Nhì, mà còn là tiền đề, động lực quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên tiếp tục nỗ lực thực hiện thành công hơn nữa công tác giữ gìn phát huy di sản văn hóa các dân tộc, khơi dậy ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc phát hiện, gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị của các loại hình di sản văn hóa, văn hóa phi vật thể tại địa phương, thực hiện bảo tồn phát huy tốt nhất di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào danh mục quốc gia, góp phần phát triển du lịch, thúc đẩy kinh tế-xã hội của địa phương.

Như vậy, đến thời điểm hiện tại, tỉnh Điện Biên đã có 18 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Ngoài ra, địa phương này còn có 37 lễ hội truyền thống (trong đó có Lễ hội Hoa Ban là lễ hội cấp tỉnh); 28 nghệ nhân ưu tú là những người am hiểu về các giá trị văn hóa truyền thống và trao truyền cho thế hệ trẻ, nhằm gìn giữ và phát huy di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của Pháp
    “Những câu chuyện cổ phố Broca” – tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của Pháp do Pierre Gripari sáng tác vừa ra mắt bạn đọc Việt Nam qua bản dịch của Nguyên Kan, do Crabit Kidbooks và NXB Hà Nội ấn hành. Cuốn sách không chỉ mang đến những câu chuyện cổ tích phá cách, hài hước, mà còn mở ra một thế giới giàu trí tưởng tượng, nơi mọi điều kỳ diệu có thể xảy ra.
  • [Podcast] Hà Nội – Thơ mộng và tinh khôi mùa hoa sưa
    Những ngày cuối tháng 3, dạo một vòng thành phố Hà Nội ngàn năm tuổi, ngẩng đầu lên bầu trời, nhận ra hoa sưa đã về từ khi nào trên từng con đường quen. Nếu mình để ý một chút, sẽ nhận ra cái màu trắng tinh khôi của hoa sưa nổi bật cả một con phố, sẽ thấy những con đường ngập trắng mùa hoa rụng, sẽ thấy thành phố đi qua mấy mươi mùa hoa bỗng hoá thật là nên thơ. Đâu đó lời ca “Tháng ba bất chợt một ngày, trắng tinh hoa sưa về đây” trong bài hát “Hà Nội 12 mùa hoa” của nhạc sĩ Giáng Son ngân lên càng khiến
  • "Bóng đêm và mặt trời" trở lại với bạn đọc trong một diện mạo mới
    Tiểu thuyết "Bóng đêm và mặt trời" của Dương Hướng từng quen thuộc với độc giả nhiều năm trước, nay trở lại với diện mạo mới do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phát hành vào tháng 3 năm 2025. Với câu chuyện đầy ám ảnh về số phận con người trong những biến động lịch sử, tác phẩm mở ra bức tranh hiện thực sâu sắc về làng quê Việt Nam.
  • Tháo gỡ điểm nghẽn thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển
    Tháo gỡ điểm nghẽn thể chế nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các cơ sở sản xuất phân bón trên cả nước.
  • Hà Nội đầu tư 301 tỷ đồng xây dựng tuyến đường nối khu đô thị mới Thịnh Liệt
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1739/QĐ-UBND, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến đường nối từ đường phía Đông khu hành chính quận Hoàng Mai đến tuyến đường 2,5 thuộc quy hoạch khu đô thị mới Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai.
Đừng bỏ lỡ
Điện Biên có thêm 4 di sản được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO