Di tích và công thần Tô Đại Liêu ở làng Miêng cổ

Phùng Quang Trung| 07/06/2017 13:24

Làng Sơn Thanh, xã Sơn Hà, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội xưa là làng Miêng thuộc trang Sơn Minh, huyện Phù Lưu, đạo Sơn Nam. Nơi đây đã có người Việt cổ cư trú, bằng chứng đào được các mộ thuyền quan tài bằng thân cây gỗ khoét rỗng (độ sâu 1,5 đến 2 mét), trong có đồ đồng thời Đông Sơn cách đây trên 2000 năm…

Di tích và công thần Tô Đại Liêu ở làng Miêng cổ
Đình làng Miêng cổ
Làng Miêng có ngôi đình và miếu cổ chữ đinh, thờ Tô Đại Liêu phổ hóa Thượng sĩ Đại vương đời Lê Chiêu Tông 1506 - 1526, (chứ không phải là thờ Tô Hiến Thành như một số người dân địa phương ngộ nhận). Bản thần tích do PGS.TS Đỗ Thị Hảo (Viện Hán nôm) dịch: Ở trại Cao Du, trang Cao Xá, Phong Châu, Sơn Tây có gia đình quyền quý họ Tô, tên húy là Tiến… Sau ba năm chịu tang vợ là Đặng Thị Huệ, ông liền đi ngao du, đến trang Phùng Xá (Thanh Đàm, Thường Tín, Sơn Nam) có người nhờ cậy xem để táng mộ gia tiên. Trang Phùng Xá có nhà họ Lê giàu có, sinh hạ người con gái tên là Thị Điểm. 21 tuổi, Điểm mặt hoa da phấn, thùy mị, sắc đẹp khó ai bì kịp. Ông Tiến ngỏ hỏi nàng làm vợ... Một hôm trăng thanh gió mát, bà Điểm nằm nghỉ ở nơi ông dạy học, lúc mơ màng, bỗng bà thấy như có cây tùng lớn mọc trên bụng, rồi lại thấy có tờ giấy dán gốc cây, có 4 câu:

Thần Tam đảo hề thần Tam đảo
Tùng mọc điềm lành sinh trượng phu
Phúc ấm họ Tô càng tỏa sáng
Thượng đế phù đức ngày đổi mới.

Bà sợ hãi hét lên, cây tùng bỗng biến thành con rồng chui vào trong bụng. Chợt tỉnh biết là mộng, liền kể cho chồng nghe, ông biết là điềm lành, ắt sinh quý tử. Ít tháng sau bà có thai. 

Ngày 25/5 năm Bính Ngọ, bà sinh hạ cậu con trai, tướng mạo khác hẳn người thường. Ông bà đặt tên con là Liêu Công, lớn lên phong độ khác người, ung dung tự tại, hiếu đễ khoan hòa, ngay thẳng, cương trực, thông minh, sử sách bách gia đều tinh thông. Trang Sơn Minh có 3 người họ Nguyễn, Đỗ, Phạm mời ông về dạy học và giúp xem đất, ông Tiến ưng thuận liền mang vợ con chuyển về ở. Một buổi chiều, quang cảnh vắng vẻ, Liêu Công ngồi chơi, nhân lúc thanh nhàn liền viết ở nơi thờ thần tại quán 4 câu thơ: 

Trời đất đã sinh ra ta là đấng nam nhi
Ắt phải giúp nước, bảo vệ dân
Tên tuổi sánh cùng nhật nguyệt, còn mãi với Sơn Minh
Ta là vua, dân chúng ở đây là bề tôi.

Sau đó, dân trong trang Sơn Minh thấy nhiều hiện tượng rất quái dị, hoặc từng đàn rắn 5-10 con bò lung tung khắp nơi, hoặc hàng đàn quạ đông vô kể kêu loạn xạ, bay rợp trời, hoặc đêm nghe trong quán nơi ông ngồi viết có tiếng hô hoán như binh mã hội tụ về. Dân chúng kinh sợ, không ai dám đến. Thấy lạ, dân làm lễ cầu yên đều không có kết quả. Lúc ấy, trang Sơn Minh bỗng phát sinh bệnh dịch, người và gia súc không yên, dân lại lập đàn cầu đảo ngay trong quán. Đêm đó người trong các dòng họ đều mơ thấy vị quan áo mũ chỉnh tề, cưỡi ngựa hồng cùng vài chục quân lính, hiên ngang đi thẳng vào ấp, gọi dân tập trung lại nghe thông báo “Nay thiên thời chưa đúng lúc, dựa vào đó bọn yêu ma quỷ quái dưới đất quấy nhiễu khiến dân chúng không yên. Vả lại Hoàng Thiên đã định cho Tô Đại Liêu làm vị thần của dân chúng, hãy mau rước ngài về chủ trị, yêu khí sẽ tan và dân chúng sẽ được yên ổn. Nay dân chúng hãy thành tâm cầu đảo, ta là Long Thần chủ tế cùng với 2 vị phán quan là thần ở bản điếm cùng về đây nói rõ cho mọi người biết”. Đến sáng, dân trong các họ tộc đều tụ tập tại quán sở, mới biết mọi người đều nằm mộng như nhau. Đám đông nhìn thấy bên góc phải bàn thờ thần có đề bài thơ viết giống chữ Liêu Công “Dù tuổi còn trẻ mà khí độ đã hơn người, văn võ lại tinh thông, mưu trí kỳ dị, thực không phải là người tầm thường”, tất thảy đều kinh sợ. Sau đó, dân cắt cử các chức dịch, lễ vật, tìm đến gia quán, làm lễ bái yết, xin được rước ngài về kế nghiệp tiên khảo dạy dỗ con em, che chở cho dân. Liêu Công nghe nói mà cười rằng: Nếu quả lòng trời đã định ta là phúc thần của dân thì trước tiên ta trao cho dân bài thơ “Kính thay Thượng đế, ta là Tô Liêu, báo cho ôn binh và yêu quái, thấy lệnh của ta tất thảy phải về, lệnh về đến nơi, mọi việc đều phải dẹp yên” mang về dán tại điếm sở, hạn trong 3 ngày nếu dân tình được yên ổn thì hãy đến đón ta. Ba ngày sau, quả nhiên thấy trong ấp dân tình yên ổn, bệnh dịch tiêu tan. 

Triều đình mở khoa thi kén người tài, ông thi đỗ ngay Hoàng Giáp, vua phong làm Tham Nghị lo việc triều chính. 5 tháng, vua triệu về kinh thăng chức Đô Đài ngự sử, sau cử làm Hiến Sát sứ ty ở Nam Sơn. Ông về triều làm Chánh sứ mang lễ vật cống nhà Minh, năm sau được phong chức Tham tri Bộ Lễ. Từ đó dân sở tại sung túc, phong lưu, thịnh vượng.

Quân Chiêm sang xâm lược, vua sai Tham Tri Liêu Công làm chức Thái Bảo Tiền quân đem 3 vạn quân thủy bộ chia đường đánh thẳng trại giặc ở Hoan Châu, Ái Châu, Cao Bằng, bắt được chúa Chiêm và chém hơn một ngàn tên, quân Chiêm đại bại. Ông dâng biểu báo thắng trận, được vua phong Công Bộ Thượng Thư tước Cao Quận công, năm sau phong chức Đốc bộ. Mạc Đăng Dung rắp tâm thoán nghịch cướp ngôi vua Lê, chỉ riêng Liêu Công không chịu thuần phục luôn thờ vua dấy binh phục quốc. Ông chiêu dụ anh tài, nuôi quân, tích lương, được vài trăm người thân tín về hội họp ở trang Sơn Minh, phát triển thêm hơn 200 gia thần, hơn 1000 anh tài và xây đồn trú quân khởi nghĩa. 

Quân của ông đánh nhau với họ Mạc 3 – 4 năm, trải qua vài chục trận, vẫn không phân thắng bại. Một hôm, trở về gia quán, nằm nghỉ ở ngôi miếu, nửa đêm bỗng thấy xa giá vua Thủy tề vào miếu nói chuyện, làm thơ xướng họa:

Ghi một lòng trung nghĩa thờ vua
Trời đất sẽ phù giúp kẻ tôi trung
Thế nước quay lại nhà Lê phục hồi
Đến Ai Lao sẽ gặp người chân chính.

Liêu Công y theo lời thơ sang nước Ai Lao tìm gặp đại thần nhà Lê Nguyễn Thái Úy, phù Lê Trang Tông lập làm quốc chủ Ai Lao. Trang Tông thấy Liêu Công là người có tâm, mừng rỡ, mở tiệc thết đãi, ban chức Tham Nghị, từ đó vua tôi hợp sức, quân Mạc bị dẹp tan.

 Về Thăng Long ông được vua phong làm Thái úy Thái sư Tổng Lý quốc tước Thượng sĩ hầu, ông xin trả lại chức và dâng biểu “Thần nguyện dẹp yên giặc Mạc để báo đáp nghĩa vua tôi, nay thần đã gần 80 tuổi, xin được gửi lại dấu ấn, chỉ muốn được chu du khắp nơi, ngắm cảnh núi sông, hưởng dưỡng tuổi già” và “Sơn Minh vốn là quê quán của các gia thần, nay xin vua cho đất Sơn Minh là nơi thang mộc, đời đời hưởng hương hỏa ở đó”.  Vua ưng thuận, ban thưởng thêm xe ngựa, của cải, lụa là, vàng bạc. Từ đó, ông sống dân dã, hưởng tô thuế hơn 50 ấp ngụ lộc, dạy dân thuần phong mỹ tục, cho dân 5 hốt vàng mua ruộng làm tự điền.

Ngày 24/4, ông đến Nga Sơn (Hà Trung, Ái Châu), lên núi Vân Nghiêm phóng tầm mắt nhìn ra cửa biển, bỗng thấy thủy thần cưỡi rồng vàng đến, ông hóa ngay lúc ấy. Thương xót bề tôi hiền trung, vua phong “Tô Đại Liêu Phổ Hóa Thượng sĩ Đại vương Thượng Thượng Đẳng tối linh thần”. Nhà Lê tặng đôi liễn “Công danh vang dậy toàn Nam Bắc/ Phúc khánh trường tồn với xã dân”. 12 nơi sinh thời ngài ghé qua đều lập miếu phụng thờ. Trải qua các đời vua đều phong mỹ tự xếp ngài vào bậc thượng đẳng phúc thần.

Làng Sơn Thanh được UBND huyện Phú Xuyên công nhận danh hiệu Làng văn hóa năm 2010 và liên tục giữ vững danh hiệu đến nay. Đền Sơn Thanh được UBND tỉnh Hà Tây (Tp. Hà Nội) xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa năm 1998. Ngôi đình làng còn giữ nguyên gian tiền tế, các hiện vật tiêu biểu như chóe sứ, tượng, ngai, bát hương, bức cốn, đại tự, hoành phi, câu đối, chuông đồng cổ có giá trị… Chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị: mõ đại, hệ thống tượng Phật thế kỷ 19, cây di sản văn hóa bồ đề ở cổng… Cả đình, đền, chùa đều từng là nơi nuôi giấu cán bộ Việt Minh, nơi làm việc của huyện ủy Phú Xuyên trong kháng chiến. Hàng năm làng thường tổ chức lễ hội để tưởng nhớ đến công đức của vị Thành hoàng làng. 
(0) Bình luận
  • Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh phù hợp với bối cảnh mới
    Trong nhiều năm qua, thành phố Hà Nội đã tập trung, ưu tiên nhiều nguồn lực cho phát triển văn hoá, góp phần “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” theo các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương cũng như của Thành phố.
  • Hướng đến xây dựng Thị xã Sơn Tây thành đô thị văn hóa lịch sử của Thủ đô Hà Nội
    Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra số 2 của Thành ủy, do đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình, chủ trì kiểm tra việc triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2024 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” của Đảng bộ thị xã Sơn Tây.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Niềm tự hào của xứ Mường huyện Ba Vì trong xây dựng nông thôn mới
    Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đợt 1 năm 2024, trong đó có xã Minh Quang (huyện Ba Vì) – địa phương miền núi có tới hơn 40% là đồng bào dân tộc Mường.
  • Tăng cường xây dựng người Ba Đình văn minh, thanh lịch, nghiêm túc, nghĩa tình
    Quận ủy Ba Đình đã tổ chức Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2024 về “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống”; triển khai Kế hoạch của Ban Thường vụ Quận uỷ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4.
  • Phát huy vai trò của Phụ nữ Thủ đô trong xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch
    Tiếp tục triển khai hiệu quả 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố là một trong những nội dung trọng tâm được đề cập đến trong Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Chung sức, đồng lòng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới
    Sau gần 40 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, tình hình kinh tế - xã hội đất nước có bước chuyển mình mạnh mẽ, đột phá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân. Bên cạnh những thành tựu to lớn, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có tình trạng lãng phí, gây tác họa nghiêm trọng, lâu dài, khó khắc phục, cản trở đất nước vươn mình, giàu mạnh. Bởi vậy, hiện nay, Đảng, Nhà nước coi triệt bỏ lãng phí là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu.
Đừng bỏ lỡ
Di tích và công thần Tô Đại Liêu ở làng Miêng cổ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO