Chuyển động Hà Nội

Hà Nội triển khai tín dụng chính sách xã hội, không để ảnh hưởng đến sắp xếp đơn vị hành chính các cấp

Trung Kiên 08:14 06/06/2025

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Công văn gửi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội; các tổ chức chính trị - xã hội của Thành phố; các Sở, ban, ngành Thành phố; UBND cấp huyện, cấp xã về việc tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn Thành phố.

Theo UBND Thành phố Hà Nội, trong những năm qua, các chương trình tín dụng chính sách xã hội đã được triển khai kịp thời, có hiệu quả trên địa bàn Thành phố và đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện, được mọi tầng lớp nhân dân đồng tình, ủng hộ, trở thành công cụ, giải pháp có tính căn cơ, bền vững góp phần thực hiện thắng lợi các Chương trình mục tiêu quốc gia cũng như các Chương trình, Kế hoạch, mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố trong từng giai đoạn.

dan-phuong.jpeg
Ngân hàng chính sách xã hội huyện Đan Phượng (TP. Hà Nội) giải ngân nguồn vốn tín dụng tới người dân trên địa bàn.

Để tiếp tục triển khai có hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn Thành phố trong giai đoạn mới; đồng thời, thực hiện Văn bản số 34/CV-HĐQT ngày 1/4/2025 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các cấp căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, bám sát các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp, trong đó có Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 10/4/2025 của UBND Thành phố về “triển khai thực hiện Kế hoạch số 299-KH/TU ngày 20/2/2025 của Thành ủy Hà Nội về việc thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới” để tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Trong đó, đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của tín dụng chính sách xã hội đối với việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế đi đôi với đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Tập trung ưu tiên bố trí vốn, nhất là nguồn vốn bổ sung từ ngân sách địa phương hàng năm và trong từng giai đoạn cho tín dụng chính sách xã hội, đảm bảo đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn. Thường xuyên rà soát, tham mưu HĐND, UBND Thành phố bổ sung, chỉnh sửa cơ chế chính sách tín dụng đối với nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH theo hướng mở rộng đối tượng thụ hưởng, ưu đãi hơn về lãi suất cho vay, điều kiện, thủ tục vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng thụ hưởng được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội trên cơ sở bám sát Luật Thủ đô, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố.

Đồng thời tập trung chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, rà soát nhu cầu và tạo điều kiện trong việc xác nhận đối tượng, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục vay vốn để các đối tượng thụ hưởng được tiếp cận kịp thời với nguồn vốn tín dụng chính sách, nhất là các đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số; các đối tượng vay vốn chương trình cho vay người chấp hành xong án phạt tù, cho vay nhà ở xã hội, học sinh sinh viên; các đối tượng đặc thù theo Nghị quyết số 21/2024/NQ-HĐND ngày 4/10/2024 của HĐND Thành phố.

Tiếp tục chỉ đạo quan tâm nâng mức cho vay để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tránh tình trạng e dè, sợ trách nhiệm trong bình xét cho vay hoặc chia nhỏ vốn vay làm giảm hiệu quả vốn tín dụng chính sách. Phối hợp chặt chẽ với NHCSXH trong việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách xã hội gắn với công tác đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình sản xuất kinh doanh giỏi, sử dụng vốn vay hiệu quả.

“Phối hợp Ngân hàng chính sách xã hội các cấp triển khai kịp thời việc chỉ đạo xử lý chuyển tiếp các nội dung liên quan đến tín dụng chính sách xã hội khi thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp; triển khai kịp thời công tác rà soát, kiện toàn các Tổ Tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn khi thực hiện sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

Theo kế hoạch của UBND Thành phố Hà Nội ngày 10/4/2025 về triển khai thực hiện Kế hoạch số 299-KH/TU ngày 20/2/2025 của Thành ủy Hà Nội về việc thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư “về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới”, giai đoạn 2025-2030, Hà Nội tập trung bố trí vốn từ ngân sách Thành phố ủy thác qua Chi nhánh NHCSXH Thành phố khoảng 6.000 tỷ đồng.

Số vốn này của Thành phố để cho vay thuộc các đối tượng yếu thế của xã hội; người lao động chưa có việc làm/bị mất việc làm, đặc biệt là người lao động bị mất việc làm sau khi thực hiện chia tách sáp nhập địa giới hành chính, tinh gọn bộ máy quản lý trên địa bàn; đối tượng thụ hưởng chương trình tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, học sinh sinh viên, nước sạch và vệ sinh môi trường, nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2024/NĐ-CP ngày 26/7/2024 của Chính phủ, góp phần thực hiện có hiệu quả Luật Thủ đô và Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 1.000 tỷ đồng.

Quan tâm bố trí địa điểm giao dịch, vị trí treo các nội dung công khai về tín dụng chính sách xã hội tại điểm giao dịch ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn các xã, phường mới thành lập, đảm bảo an toàn, thuận lợi, tạo điều kiện cho các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn tiếp cận tín dụng chính sách xã hội, không bị ảnh hưởng, gián đoạn bởi quá trình sắp xếp đơn vị hành chính các cấp” – nội dung công văn do Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông ký, nhấn mạnh.

ba-vi-hanoi.jpg
Giao dịch tín dụng chính sách tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì (TP. Hà Nội). Ảnh: Bạch Thanh.

Ngoài ra, chính quyền Thành phố đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội; các Tổ chức chính trị - xã hội của Thành phố; các Sở, ban, ngành Thành phố; UBND cấp huyện, cấp xã quan tâm triển khai các tiện ích, ứng dụng quản lý tín dụng chính sách, phần mềm hỗ trợ để nâng cao hơn nữa hiệu quả trong quản lý và triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn gắn với đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, số hóa quy trình quản lý và tổ chức thực hiện tín dụng chính sách, đảm bao an ninh, an toàn, bảo mật và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân liên quan trong giao dịch với NHCSXH.

Kịp thời phối hợp, cung cấp các thông tin liên quan cho NHCSXH phục vụ công tác rà soát nhu cầu, kiểm tra, xác định thông tin về đối tượng vay vốn, quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội…, đảm bảo triển khai các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn an toàn và phát huy hiệu quả. Tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội; phát huy vai trò, trách nhiệm của các thành viên Ban đại diện Hội đồng Quản trị NHCSXH Thành phố trong chỉ đạo triển khai thực hiện và kiểm tra giám sát, đảm bảo triển khai thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn hiệu quả, chất lượng, tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành.

UBND Thành phố Hà Nội đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố phối hợp chặt chẽ với NHCSXH trong việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn; tiếp tục thực hiện tốt chức năng tuyên truyền, giám sát, phản biện xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Bác Hồ với báo chí cách mạng Việt Nam
    Trong hành trình 100 năm hình thành và phát triển (1925 - 2025), báo chí cách mạng Việt Nam đã lớn mạnh không ngừng về nội dung, hình thức và đội ngũ làm báo. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là vai trò định hướng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nền báo chí cách mạng Việt Nam từng bước khẳng định vai trò là vũ khí tư tưởng sắc bén phục vụ sự nghiệp cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất mà còn là người đặt nền móng xây dựng, phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã để lại gần 2.000 bài báo dưới hàng trăm bút danh, thể hiện tư duy sắc sảo, tình cảm thiết tha với dân tộc và trách nhiệm xã hội sâu sắc.
  • Ra mắt sách tập hợp 40 bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành cuốn sách “Báo chí trước hết phải phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”. Ấn phẩm tuyển chọn 40 tác phẩm tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bao gồm các bài viết, bài phát biểu, thư, điện, lời kêu gọi gửi tới bạn đọc, người làm báo, các cơ quan báo chí trong nước và quốc tế từ năm 1922 đến năm 1962.
  • Cuộc vận động sáng tác văn học, nghệ thuật đầu tiên về nghề báo được tổ chức trên quy mô toàn quốc
    Tối 16/6, tại Trường quay S5 Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (phố Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội), Tạp chí Người Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Nghề báo – Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025”. Đây là chương trình trọng điểm của Tạp chí Người Hà Nội - Cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
  • SHB ra mắt ứng dụng ngân hàng số thế hệ mới SHB SAHA: An tâm trong mọi giao dịch
    Việc triển khai ứng dụng ngân hàng số thế hệ mới SHB SAHA tới khách hàng đánh dấu một cột mốc quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số toàn diện của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sau hơn 32 năm phát triển, nhằm tạo ra một hệ sinh thái các dịch vụ đa dạng thông qua việc tích hợp công nghệ và nâng cao trải nghiệm người dùng.
  • Sống rộng – Sống khác biệt: Dòng sản phẩm diện tích lớn dẫn đầu xu thế tại Vinhomes Wonder City
    Từ nhu cầu thực tế đến chiến lược đầu tư dài hạn, sản phẩm diện tích lớn đang trở thành tâm điểm tại các đại đô thị. Tại Vinhomes Wonder City, xu hướng sở hữu những căn nhà rộng rãi, thiết kế cá nhân hóa tích hợp tiện ích sống – làm việc – nghỉ dưỡng đang ghi nhận sức hút mạnh mẽ.
Đừng bỏ lỡ
  • Lan tỏa những điển hình phụ nữ Thủ đô
    Chào mừng 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025) và hướng tới Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng ngày 18/6, tại trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua – Khen thưởng Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2025 với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô Tự tin – Hội nhập – Kết nối thành công”.
  • [Video] Hành trình tôn vinh người làm báo qua lăng kính nghệ thuật
    Triển khai kế hoạch của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương và Thành ủy Hà Nội về Kế hoạch Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Tạp chí Người Hà Nội (Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội) đã xây dựng Kế hoạch tổ chức và phát động “Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước” để tôn vinh nghề báo và những “chiến sĩ thông tin trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa” trên mọi miền Tổ quốc.
  • Chùm thơ của tác giả Quang Hoài
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ (hai bài) của tác giả Quang Hoài.
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà: Bản sắc riêng là nguồn lực để tạp chí Người Hà Nội phát triển
    “Tạp chí Người Hà Nội có bản sắc riêng và không hòa lẫn với với những tạp chí, cơ quan báo chí khác. Chúng ta phải tìm được lối đi, cách làm riêng chuyên sâu về văn hóa, con người Hà Nội” - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà nhấn mạnh.
  • Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”
    Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc” tại Thành phố Huế.
  • Hành trình của người họa sĩ từ cao nguyên Mộc Châu đến xưởng họa giữa lòng Thủ đô
    Sinh ra và lớn lên tại thôn Văn Minh, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội, họa sĩ Quách Chiến Thắng (sinh ngày 17/11/1994) đã trải qua một hành trình nghệ thuật đầy biến động nhưng không kém phần đam mê. Từ những ngày đầu chập chững vào nghề cho đến nay, anh đã và đang khẳng định được tên tuổi với những tác phẩm sơn dầu giàu cảm xúc, và gần đây là những thử nghiệm mới mẻ với chất liệu sơn mài truyền thống.
  • Khắc họa chân dung người làm báo giữa lửa đạn
    Hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (1925-2025), Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức chiếu phim tài liệu “Kim Toàn, Nhà báo - Chiến sĩ”. Bộ phim khắc họa chân thực cuộc đời, sự nghiệp và tinh thần chiến đấu vì Tổ quốc của nhà báo Kim Toàn, một hình mẫu tiêu biểu của thế hệ “nhà báo - chiến sĩ”.
  • Triển lãm tranh cổ động kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc
    Triển lãm do Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức, với sự tham dự của các họa sỹ chuyên sáng tác tranh cổ động đến từ thành phố Hà Nội và các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Nam.
  • “Em yêu buôn làng Tây Nguyên” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Tham gia chương trình, đồng bào và du khách cùng hòa với sắc màu văn hóa Tây Nguyên tại Làng; trải nghiệm các trò chơi dân gian truyền thống tại không gian làng dân tộc Ba Na...
Hà Nội triển khai tín dụng chính sách xã hội, không để ảnh hưởng đến sắp xếp đơn vị hành chính các cấp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO