Mỹ thuật

“Xẩm chợ” – Triển lãm mỹ thuật về miền văn hóa Kinh Bắc của họa sĩ Đỗ Bảng

Việt Thương 07:19 07/06/2025

Triển lãm “Xẩm Chợ” của họa sĩ Đỗ Bảng diễn ra từ ngày 10 - 30/6 tại The Muse Artspace, 47 Tràng Tiền, Hà Nội, là lát cắt sâu sắc trong hành trình sáng tác hơn ba thập kỷ của ông.

1xam1.jpg
Triển lãm “Xẩm Chợ” của họa sĩ Đỗ Bảng diễn ra từ ngày 10 - 30/6 tại The Muse Artspace. Ảnh: BTC

Sinh ra và lớn lên ở Bắc Ninh – nơi được mệnh danh là “miền đất quan họ”, họa sĩ Đỗ Bảng có hơn ba mươi năm gắn bó với con đường sáng tác, đồng thời từng giảng dạy tại Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Ông là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh, và từng đảm nhiệm nhiều vị trí trong lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật tại địa phương.

Triển lãm “Xẩm Chợ” tập trung vào mạch cảm hứng lớn nhất trong hội họa của ông: Văn hóa Bắc Bộ với không gian làng quê, lễ hội, dân ca quan họ, những tín ngưỡng và âm thanh mộc mạc của cuộc sống nông thôn đang dần mất.

Các tác phẩm trưng bày tại triển lãm giới thiệu đến công chúng hành trình gìn giữ ký ức văn hóa qua những mảng màu đậm chất dân gian của họa sĩ, trải dài qua các giai đoạn sáng tác chính của ông.

Trong đó, giai đoạn đầu - trữ tình, biểu cảm, có nhiều tác phẩm: “Lập xuân”, “Rằm tháng Bảy”, “Buổi sáng mùa hè”, “Lễ cầu siêu”, “Cánh diều tuổi thơ”, “Tiếng sáo mùa hạ”. Giai đoạn sau – dân gian, sinh hoạt, có các tác phẩm “Xẩm chợ”, “Điệu khèn mùa xuân”, “Xuống chợ”, “Trung thu”, “Thung lũng bình yên”...

Triển lãm diễn ra từ ngày 10 – 30/6 tại The Muse Artspace, 47 Tràng Tiền, Hà Nội./.

Bài liên quan
  • Họa sĩ Đặng Thị Khuê: Người kết nối giá trị văn hóa và thẩm mỹ trong đời sống đương đại
    Với họa sĩ Đặng Thị Khuê, nghệ thuật không chỉ là sáng tạo mà còn là hành trình trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Gần như cả cuộc đời, bà lặng lẽ theo đuổi một “nghĩa vụ tự thân” - kết nối di sản với đời sống đương đại thông qua tác phẩm cá nhân và các hoạt động cộng đồng. Là một trong những nghệ sĩ thực hành nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam nhưng thay vì chạy theo xu hướng, bà chọn lối đi ngược dòng: quay về với mỹ cảm bản địa. Chính lựa chọn khác biệt ấy đã tạo nên một Đặng Thị Khuê độc đáo, không hòa lẫn trong đời sống nghệ thuật.
(0) Bình luận
  • Ra mắt không gian trưng bày đặc sắc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
    Sáng ngày 20/6/2025, tại số 66 Nguyễn Thái Học (Ba Đình, Hà Nội), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ ra mắt Không gian trưng bày Mỹ thuật ứng dụng và Mỹ thuật dân gian. Sự kiện diễn ra nhân dịp kỷ niệm 59 năm thành lập Bảo tàng (1966 – 2025), đánh dấu bước phát triển mới trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản mỹ thuật truyền thống.
  • Hành trình của người họa sĩ từ cao nguyên Mộc Châu đến xưởng họa giữa lòng Thủ đô
    Sinh ra và lớn lên tại thôn Văn Minh, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội, họa sĩ Quách Chiến Thắng (sinh ngày 17/11/1994) đã trải qua một hành trình nghệ thuật đầy biến động nhưng không kém phần đam mê. Từ những ngày đầu chập chững vào nghề cho đến nay, anh đã và đang khẳng định được tên tuổi với những tác phẩm sơn dầu giàu cảm xúc, và gần đây là những thử nghiệm mới mẻ với chất liệu sơn mài truyền thống.
  • Triển lãm tranh cổ động kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc
    Triển lãm do Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức, với sự tham dự của các họa sỹ chuyên sáng tác tranh cổ động đến từ thành phố Hà Nội và các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Nam.
  • Tranh vẽ tại cuộc thi "Rực rỡ Việt Nam" sẽ được trưng bày ở nước Pháp
    Qua hơn 2 tháng phát động, cuộc thi đã nhận được gần 1.000 bức tranh đến từ trẻ em Việt Nam sống ở 17 quốc gia, chia làm 2 bảng theo hai khung lứa tuổi: Dưới 12 tuổi và từ 12 đến 17 tuổi
  • Triển lãm vẽ tranh theo sách “Áo dài và Tuổi thơ”
    Những bức tranh xuất sắc nhất đã được in trang trọng lên những chiếc áo dài ngũ thân truyền thống xứ Huế và được các em người mẫu học sinh thể hiện trong triển lãm “Áo dài và Tuổi thơ”.
  • Họa sĩ Đặng Thị Khuê: Người kết nối giá trị văn hóa và thẩm mỹ trong đời sống đương đại
    Với họa sĩ Đặng Thị Khuê, nghệ thuật không chỉ là sáng tạo mà còn là hành trình trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Gần như cả cuộc đời, bà lặng lẽ theo đuổi một “nghĩa vụ tự thân” - kết nối di sản với đời sống đương đại thông qua tác phẩm cá nhân và các hoạt động cộng đồng. Là một trong những nghệ sĩ thực hành nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam nhưng thay vì chạy theo xu hướng, bà chọn lối đi ngược dòng: quay về với mỹ cảm bản địa. Chính lựa chọn khác biệt ấy đã tạo nên một Đặng Thị Khuê độc đáo, không hòa lẫn trong đời sống nghệ thuật.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
“Xẩm chợ” – Triển lãm mỹ thuật về miền văn hóa Kinh Bắc của họa sĩ Đỗ Bảng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO