Chính sách & Quản lý

"Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa": lan tỏa tình yêu di sản trong thế hệ trẻ

Kim Thoa 15:20 12/06/2023

Hội Di sản Văn hóa Việt Nam vừa phối hợp với các đơn vị phát động Cuộc thi vẽ tranh “Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa” dành cho những người yêu hội họa, các họa sĩ trẻ, sinh viên mỹ thuật, du học sinh Việt Nam ở nước ngoài nhằm thể hiện tình yêu với di sản văn hóa, cũng như thể hiện ý tưởng, sự sáng tạo trong những sáng tác hội họa của mình.

khuyen-khich-nguoi-tre-the-hien-tinh-yeu-voi-di-san-van-hoa-viet-nam-20230611193814.jpg
Sinh viên đi thực tế tại Huế để tìm hiểu và vẽ tranh về di sản văn hóa. (Nguồn: Báo Văn hóa)

Qua đây, cuộc thi tạo nên phong trào yêu di sản văn hóa Việt Nam, gìn giữ, tôn vinh những giá trị vô giá của di sản văn hóa dân tộc, lan tỏa tình yêu di sản văn hóa trong giới trẻ hiện nay.

Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam ông Tô Văn Động cho biết, “đây là lần đầu tiên cuộc thi được tổ chức, dành cho những người yêu hội họa, khuyến khích các họa sĩ trẻ, sinh viên mỹ thuật tại các trường đại học, cao đẳng chuyên mỹ thuật và các trường văn hóa - nghệ thuật cả nước, kể cả du học sinh Việt Nam ở nước ngoài, nhằm tạo sân chơi nghệ thuật, đồng thời để các họa sĩ trẻ có cơ hội tìm hiểu, thể hiện tình yêu với di sản văn hóa, thể hiện ý tưởng, sự sáng tạo trong những sáng tác hội họa của mình, qua đó khuyến khích, động viên và tạo nên phong trào yêu di sản văn hóa Việt, gìn giữ và tôn vinh những giá trị vô giá của di sản văn hóa dân tộc, lan tỏa tình yêu di sản văn hoá trong giới trẻ hiện nay”. Cạnh đó, cuộc thi cũng sẽ góp phần cùng các tổ chức, đơn vị thuộc Hội Di sản Văn hoá Việt Nam có thêm những hoạt động thiết thực, cụ thể và ý nghĩa vào sự nghiệp chung bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Cuộc thi sẽ góp phần cùng các tổ chức, đơn vị thuộc Hội có thêm những hoạt động thiết thực, cụ thể và ý nghĩa vào sự nghiệp chung bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Các tác giả tham gia cuộc thi bằng tranh vẽ với nội dung thể hiện là giá trị của các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, các danh lam thắng cảnh trên mọi vùng, miền của Việt Nam với phong cách thể hiện tự do. Tranh dự thi được vẽ trên vải, vóc bằng các chất liệu sơn dầu, sơn mài, acrylic, tranh lụa, tranh đồ họa…

Cuộc thi được triển khai từ nay đến tháng 9. Sau thời gian chấm thi, việc công bố giải thưởng, trao giải cho các tác giả có tác phẩm đoạt giải dự kiến diễn ra vào dịp kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2023).

Tổng giải thưởng cuộc thi trị giá 960 triệu đồng, với 27 giải, trong đó 1 giải xuất sắc 100 triệu đồng. Bên cạnh đó, 100 tác phẩm gồm 27 tác phẩm đạt giải và 73 tác phẩm được chọn vào chung khảo sẽ được triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Các tác phẩm được chọn làm chung khảo sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, tạo nên một không gian thú vị để công chúng khám phá và trải nghiệm di sản văn hóa đặc biệt của quê hương chúng ta./.

Bài dự thi được gửi vào email: dsvhvnquahoihoa@gmail.com

Bài liên quan
  • Giữ gìn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa trên tạp chí văn nghệ
    Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày thành lập, sáng ngày 11/6/2023, Tạp chí Sông Hương tổ chức Hội thảo “Tạp chí văn nghệ bắc miền Trung, 5 vùng Kinh đô xưa và nay - Bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa quê hương”. Đây là dịp để nhìn nhận lại vai trò cũng như đóng góp của tạp chí văn nghệ trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị di sản văn hóa đồng thời gợi mở những giải pháp tuyên truyền, quảng bá di sản trên các ấn phẩm văn nghệ ở mỗi địa phương.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuyện người phụ nữ họ Trần cứu chúa Nguyễn trên phá Tam Giang
    Người phụ nữ họ Trần được dân gian kể là người có công cứu chúa Nguyễn Hoàng trên phá Tam Giang và đang được thờ tự ở xã Đan Điền (TP Huế) với tên gọi miếu Bà Tơ.
  • Ra mắt hai ấn phẩm pháp lý phục vụ triển khai sắp xếp đơn vị hành chính
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa phát hành hai ấn phẩm: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2025)” và “Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025”. Đây là những tài liệu có tính thời sự, cung cấp cơ sở pháp lý đầy đủ, chính thống, hỗ trợ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố theo định hướng cải cách bộ máy nhà nước.
  • Chuyện khuyến học ở một dòng họ khoa bảng xứ Đoài
    Làng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng khắp vùng xứ Đoài xưa và nay, không chỉ bởi nghề đục tượng, làm hoành phi, câu đối cho các di tích mà còn là làng khoa bảng với 8 tiến sĩ, một Sĩ vọng, từ thời Trần đến cuối thời Nguyễn.
  • Bộ Y tế thu hồi toàn quốc 2 loại kem đánh răng phổ biến trên thị trường
    Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành các quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc đối với 2 sản phẩm kem đánh răng do Công ty TNHH Phát Anh Minh chịu trách nhiệm đưa ra thị trường.
  • Công khai địa chỉ, đường dây nóng tại các điểm phục vụ hành chính công thuộc UBND 126 xã/phường
    Ngày 4/7, Trung tâm Phục vụ hành chính công (UBND thành phố Hà Nội) ban hành Thông báo số 195/TB-TTPVHCC công khai các điểm phục vụ hành chính công thuộc UBND 126 xã/phường, các chi nhánh thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công và thông tin đường dây nóng hỗ trợ, giải đáp những khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
"Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa": lan tỏa tình yêu di sản trong thế hệ trẻ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO