Đêm nhạc từ thiện " Xuân yêu thương" lan tỏa ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Lệ Quyên| 23/01/2021 23:25

Đêm ngày 21/1 vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra chương trình đêm nhạc từ thiện "Xuân yêu thương 2021" do Trung tâm Nghệ thuật S - Music tổ chức nhằm gây quỹ để chia sẻ một phần khó khăn với các em học sinh nghèo vùng cao tại Trường tiểu học Dân tộc bán trú Tát Ngà (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang).
Đêm nhạc có sự góp măt của nhiều ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng như ca sĩ Đào Tiến Lợi - giải nhì Sao Mai năm 2005, NSƯT Thanh Tâm, Ngọc Liên, ca sỹ Sao Mai Mai Diệu Ly, ca sĩ Đăng Thuật, MC Nguyễn Hữu Chiến Thắng. Tại đây, các ca sĩ, nghệ sĩ đã biểu diễn những ca khúc ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, tình  yêu  lứa đôi, mùa xuân, con người Việt Nam...

Đêm nhạc từ thiện
Ca sĩ Đào Tiến Lợi phát biểu tại đêm nhạc

Toàn bộ số tiền quyên góp được trước và sau đêm nhạc sẽ được chuyển thành các phần quà ý nghĩa để chia sẻ với các em học sinh Trường tiểu học Dân tộc bán trú Tát Ngà (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang).

Đêm nhạc từ thiện
Ca sĩ Ngọc Liên biểu diễn tại đêm nhạc
Đêm nhạc từ thiện
Ca sĩ  Diệu Ly biểu diễn tại đem nhạc
Đêm nhạc từ thiện
BTC chương trình " Xuân Yêu Thương" đấu giá tranh gây quỹ từ thiện tại đêm nhạc

Chia sẻ về chương trình, Ca sĩ Đào Tiến Lợi - Giám đốc Trung tâm Nghệ thuật S - Music cho biết: "Xuân yêu thương" được bắt đầu từ năm 2016 với tên gọi Tết của yêu thương. Sau này đổi thành “Xuân yêu thương” để gây quỹ ủng hộ cho những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong xã hội. Xuất phát từ suy nghĩ khi tết đến xuân về, chúng tôi mong muốn làm điều gì đó tốt đẹp với trẻ em nghèo vùng sâu vùng xa, những bà con còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Đây là năm thứ 6 liên tiếp chương trình "Xuân yêu thương" được tổ chức. Qua nhiều năm thực hiện, chương trình đã kêu gọi tài trợ, ủng hộ được hàng chục nghìn suất quà giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn có một cái Tết đầm ấm trong  sự sẻ chia và yêu thương của cộng đồng.

(0) Bình luận
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • Cây bút nữ với đề tài chiến tranh
    Trong lịch sử văn học, khi đề cập đến đề tài chiến tranh, phần lớn những gương mặt được ghi dấu trên văn đàn thường là nam giới.
  • Dòng chảy hiện sinh trong thơ hiện đại Việt Nam
    Trong triết học phương Tây hiện đại, chủ nghĩa hiện sinh nổi bật như một cuộc đối thoại sâu sắc với thân phận con người, đặt ra những câu hỏi day dứt về sự tồn tại và mối quan hệ giữa cái hữu hạn - cái vô cùng.
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • “Bay qua Hồ Gươm” - trò chuyện cùng Hà Nội, về Hà Nội
    “Mơ là bồ câu trắng/ Bay qua Hồ Gươm xanh”, tác giả Huỳnh Mai Liên đã bật lên khao khát muốn được trở thành cánh chim nhẹ nhàng và tự do khám phá bầu trời Hà Nội ở cuối bài thơ Bay qua Hồ Gươm (cũng là tên tập thơ). Dường như cũng từ giấc mơ này, nhà thơ đã viết ra những vần thơ kể chuyện dẫn lối người đọc ngắm nhìn Hà Nội từ cao đến thấp, từ xa đến gần.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Đêm nhạc từ thiện " Xuân yêu thương" lan tỏa ý nghĩa nhân văn sâu sắc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO