Chính sách & Quản lý

Đề xuất viên chức lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn thuộc nhóm nặng nhọc, nguy hiểm được nghỉ hưu sớm

Việt Thương 03/06/2024 14:28

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đề xuất xây dựng chính sách đối với viên chức lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn thuộc “Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm” được xem xét về hưu sớm theo nguyện vọng, khi đã tham gia bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên.

z5503020567550_43a5215bdb1d783ef90d2ab97258fb65-1-.jpg
Diễn viên xiếc; múa ballet, múa cổ truyền... trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được đề xuất xây dựng chính sách.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng vừa có báo cáo số 136/BC-BVHTTDL một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV gửi các đại biểu Quốc hội.

Về chế độ bồi dưỡng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, theo Quyết định số 14/2015/QĐ-TTg quy định mức bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn theo mức tiền cụ thể. Theo đó, chế độ bồi dưỡng luyện tập thấp nhất là 35.000 đồng/buổi tập và mức cao nhất là 80.000 đồng/buổi tập; chế độ bồi dưỡng biểu diễn thấp nhất là 80.000 đồng/buổi biểu diễn và cao nhất là 200.000 đồng/buổi biểu diễn.

Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay, sau 6 lần tăng lương cơ sở, mức tiền bồi dưỡng cụ thể như trên vẫn giữ nguyên, không theo kịp so với nhu cầu của cuộc sống, vì vậy không khích lệ, động viên được viên chức, người lao động chuyên môn trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.

Về tuổi nghỉ hưu, với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn theo quy định tại Thông tư số 11/2020/TT-BL ĐTBXH có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 năm so với tuổi nghỉ hưu quy định tại các văn bản này, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.

Trong báo cáo gửi đại biểu Quốc hội trước phiên chất vấn kỳ họp 7, Bộ trưởng VHTTDL Nguyễn Văn Hùng cho biết đặc thù nghệ sĩ, diễn viên được đào tạo trong 7-12 năm, một số bộ môn 15-16 năm. Tuổi đào tạo nghề từ 10 tuổi và phải có năng khiếu. Trong khi đó, thời gian hoạt động biểu diễn bình quân 15-20 năm.

Vì vậy, nữ nghệ sĩ 35-40 tuổi và với nam là 40-45 tuổi, hầu như bị suy giảm khả năng biểu diễn, hoạt động chuyên môn. Việc này dẫn đến thực trạng người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật "hết tuổi nghề nhưng chưa đủ tuổi hưu", khó khăn trong chuyển đổi vị trí việc làm.

Đa số những người này không đáp ứng tiêu chuẩn thi, xét tuyển công chức, viên chức nên không thể đảm đương vị trí quản lý, hành chính. Các nghệ sĩ này mong được giải quyết chế độ để nghỉ hưu sớm. Tuy nhiên, quy định hiện hành chỉ cho phép họ nghỉ sớm hơn không quá 5 năm so với quy định (60 tuổi với nam và 55 tuổi với nữ).

Vì vậy, Bộ VHTTDL đề xuất viên chức lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn thuộc "Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm" được về hưu sớm theo nguyện vọng khi đã tham gia Bảo hiểm xã hội đủ 20 năm. Mức hưởng lương hưu sẽ theo tỷ lệ đóng bảo hiểm.

Lĩnh vực nghệ thuật có các ngành trong danh mục độc hại, nguy hiểm gồm diễn viên xiếc uốn dẻo, đế trụ, nhào lộn và xiếc khác trên cao; dạy thú và biểu diễn xiếc thú; diễn viên xiếc; múa ballet, múa cổ truyền và hát tuồng...

Bộ VHTTDL cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với viên chức, người lao động chuyên môn lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn cho phù hợp với tình hình thực tiễn; sửa đổi, bổ sung quy định về chế độ bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn đối với viên chức, người lao động chuyên môn lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt phiên bản mới 2 tác phẩm văn học kinh điển “Chuyện rừng xanh” và “Pinocchio”
    Hai tác phẩm kinh điển “Chuyện rừng xanh” và “Những cuộc phiêu lưu của cậu nhóc Pinocchio” vừa trở lại với bạn đọc trong diện mạo hoàn toàn mới. Phiên bản mới do NXB Hà Nội kết hợp với Crabit Kidbooks phát hành được chuyển ngữ bởi các dịch giả nổi tiếng Trịnh Lữ và Azura Nguyễn, được minh họa đẹp mắt bởi họa sĩ người Bỉ Quentin Gréban.
  • Nghề truyền thống làm diều sáo làng Bá Dương Nội
    Thả diều là thú chơi quanh năm của người làng Bá Dương Nội từ nhiều đời. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, sự tích về hội diều vẫn tồn tại trong lòng mỗi người dân nơi đây như một dấu tích khó thể phai mờ. Ngày 21/2/2024, Hội thả diều làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà (Huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
  • “Trở về trong giấc mơ” – nhật ký xúc động viết từ cuộc chiến
    109 bức thư của liệt sĩ Trần Minh Tiến gửi cho người yêu Lưu Liên trong những năm tháng chiến tranh vừa được NXB Chính trị Quốc gia Sự thật giới thiệu tới bạn đọc trong cuốn “Trở về trong giấc mơ” (nhà văn Đặng Vương Hưng sưu tầm và tuyển chọn). Qua những trang nhật ký đầy xúc động, cuốn sách đã khơi nguồn cảm hứng giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về cuộc kháng chiến trường kỳ nhiều hy sinh, mất mát nhưng rất đỗi tự hào của dân tộc cũng như hoài bão, khát vọng cống hiến cho đất nước của thế hệ cha anh.
  • Hà Nội mưa to, đề phòng hiện tượng thời tiết nguy hiểm
    Hôm nay 3/7, khu vực đồng bằng Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, cục bộ có nơi trên 80mm. Thủ đô Hà Nội có lúc có mưa rào, dông, nhiệt độ cao nhất 33 độ C.
  • 47 học sinh Hà Nội đoạt giải cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53
    Phát biểu tại Hội nghị, Phó Giám đốc Sở TT&TT Nguyễn Tiến Sỹ đánh giá, các cuộc thi viết thư quốc tế luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các Sở, ban, ngành Thành phố, sự tham gia hưởng ứng tích của của các Trường và các em học sinh trên địa bàn Thành phố. Nhiều em học sinh trên địa bàn Thành phố đã đạt giải cao...
Đừng bỏ lỡ
Đề xuất viên chức lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn thuộc nhóm nặng nhọc, nguy hiểm được nghỉ hưu sớm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO