Đề xuất UNESCO công nhận Địa đạo Củ Chi là di sản Thế giới

Hải Truyền| 11/02/2023 11:37

Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao TP HCM cho biết, cuối năm 2022 UBND TP HCM đã có văn bản gửi Bộ VHTT&DL xin ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia về việc đưa di tích Địa đạo Củ Chi vào danh mục dự kiến lập hồ sơ Di sản Thế giới.

z4097870355600_e4fdc353413611445afc469139a8ba39.jpg
Hầm ngầm trong hệ thống Địa đạo Củ Chi.

Sau đó, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) cũng đã có văn bản gửi đến Bộ Quốc phòng, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia xin ý kiến báo cáo tóm tắt Hồ sơ khoa học Địa đạo Củ Chi trình UNESCO đưa vào Danh mục dự kiến lập hồ sơ Di sản thế giới. Trong giai đoạn tiếp theo, TP HCM sẽ phối hợp với Bộ VHTT&DL báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép Bộ VHTT&DL phối hợp với Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam đăng ký với Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO đưa di tích Địa đạo Củ Chi vào danh sách đề cử dự kiến xây dựng hồ sơ Di sản Thế giới.

Địa đạo Củ Chi

Địa đạo Củ Chi hình thành trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (khoảng năm 1948). Hệ thống địa đạo được xây dựng sớm nhất tại hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An, tên gọi Địa đạo Củ Chi cũng xuất hiện từ đó. Lúc đầu, địa đạo chỉ có những đoạn ngắn, cấu trúc đơn giản, dùng để giấu tài liệu, trú ém cán bộ trong vùng địch hậu. Sang giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, địa đạo được gia cố và mở rộng.

Từ năm 1961, khi Khu ủy, Bộ Chỉ huy Quân khu Sài Gòn - Gia Định chọn Củ Chi làm địa bàn hoạt động, thì hệ thống địa đạo ở đây phát huy tối đa tác dụng, đặc biệt từ năm 1966, trước những hành động của quân xâm lược Mỹ sau khi vào miền Nam tham chiến. Với sức mạnh và ý chí quật cường, quân và dân Củ Chi đã kiến tạo được một hệ thống đường hầm dọc ngang, nhiều tầng, dài hơn 200km xuyên trong lòng đất, kết hợp với khoảng 500km chiến hào, công sự trên mặt đất, tựa như “thiên la địa võng”, khiến kẻ thù phải khiếp sợ…
Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi gồm: Địa đạo Bến Dược (Căn cứ Quân khu Sài Gòn - Gia Định (Khu A), Căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định (Khu B) và Địa đạo Bến Đình (Căn cứ Huyện ủy Củ Chi). Về cơ bản, hệ thống địa đạo trong di tích chạy ngoắt ngoéo trong lòng đất, từ đường “xương sống” (đường chính) tỏa ra vô số nhánh, ăn thông với nhau, hoặc độc lập, tùy theo địa hình. Có nhiều nhánh trổ rộng ra sông Sài Gòn, để khi bị tình thế nguy kịch, có thể vượt qua sông sang vùng căn cứ Bến Cát (Bình Dương).

Hệ thống đường hầm có khả năng chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép, những đoạn hầm sâu chống được bom cỡ nhỏ. Có những đoạn cấu trúc từ 2 đến 3 tầng (tầng trên gọi là “thượng”, tầng dưới gọi là “trầm”). Chỗ lên xuống giữa các tầng có nắp hầm bí mật. Trong địa đạo có những nút chặn ở những điểm cần thiết để ngăn địch hoặc chất độc hóa học do địch phun vào. Có những đoạn hẹp (eo), phải lách người mới chui qua được. Dọc theo đường hầm có lỗ thông hơi bên trên, được ngụy trang kín đáo và trổ lên mặt đất bằng nhiều cửa bí mật. Nhiều cửa được cấu trúc thành ổ chiến đấu, ụ bắn tỉa rất linh hoạt. Dưới những khúc địa đạo ở khu hiểm yếu, có đặt hầm chông, hố đinh, cạm bẫy…

Trên cơ sở khoanh vùng bảo vệ, hiện trạng của khu di tích được xác định như sau:

Khu vực bảo vệ I: Gồm một phần hệ thống đường hầm và một số công trình phục dựng, tôn tạo, đó là:
- Căn cứ Quân khu Sài Gòn - Gia Định (Khu A), có tổng diện tích 66.586,4m2, gồm các địa đạo, cụm công trình chính, như: hội trường, hầm chông, hầm họp của Chính ủy và Bộ Tư lệnh, hầm làm việc, hầm nghỉ của Phó Chính ủy; hầm làm việc và Tư lệnh, Phó Tư lệnh; hầm chữ A; hầm của Thư ký; giếng nước; ụ chiến đấu; ổ chiến đấu và các nắp hầm; lỗ thông hơi; hầm Quân y; hầm giải phẫu; hầm bếp Hoàng Cầm và nhà ăn; hầm may quân trang; hầm Công binh xưởng; phòng trưng bày vũ khí tự tạo; hố bom; nhà trưng bày vũ khí tự tạo; khu nhà bán hàng lưu niệm; cụm nhà vệ sinh; trạm y tế.
- Cụm công trình gồm ụ thông hơi và hai miệng địa đạo - đoạn dẫn ra sông Sài Gòn, có tổng diện tích 667,9m2.
- Căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn (Khu B), có tổng diện tích 16.664,8m2, gồm hệ thống địa đạo và các cụm công trình khác, như: bếp Hoàng Cầm; hầm y tế; hầm chứa lương thực; hầm của văn thư; hầm của đội bảo vệ; hầm ở và làm việc của Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Gia Định; hầm họp của Ban Thường vụ Khu ủy; hố bom; hầm ở và làm việc của các đồng chí lãnh đạo Khu ủy Sài Gòn - Gia Định; hầm hội trường; hầm nước (phòng, chữa cháy)
- Địa đạo Bến Đình: tổng diện tích 67.086,2m2, gồm các địa đạo, cụm công trình: hội trường chiếu phim; hầm bí mật (nắp hầm); hầm chông; ụ chiến đấu cá nhân; chiến hào; lối lên xuống địa đạo (miệng tròn); khu tái hiện quan cảnh nghỉ ngơi của du kích; lỗ thông hơi (ụ mối); xe tăng M41; nhà trưng bày vũ khí tự tạo của du kích; xưởng công binh; nhà tái hiện làng nghề truyền thống (làm bánh tráng, nấu rượu, xây lúa gạo…); khu tái hiện quang cảnh đào địa đạo; miệng giếng thí; hầm may quân trang; nhà làm dép râu; hố bom B52; hầm bảo vệ; hầm ở và làm việc của Bí thư Huyện ủy; hầm hội trường; bếp Hoàng Cầm; hầm ăn; ụ chứa khói và lỗ thoát khói; lối lên xuống địa đạo; lỗ thông hơi; hầm y tế; hố bom B52.
Khu vực bảo vệ II: gồm một phần diện tích bao quanh khu vực bảo vệ I của Khu A (diện tích khoảng 55.947,7m2), Khu B (9.530,2m2), Địa đạo Bến Đình (10.123m2) và các công trình xây dựng khác, gồm:
- Đền Tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược, có tổng diện tích 40.299,3m2, khởi công ngày 19/5/1993, khánh thành giai đoạn 1 ngày 19/12/1995, gồm: hoa viên, nghi môn, nhà bia, đền thờ và một ngôi tháp. Tầng hầm của đền trưng bày các tác phẩm điêu khắc, đúc đồng, tranh vẽ, sa bàn, bảng chữ…, thể hiện những sự kiện tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân và nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, với chủ đề “Sài Gòn - Gia Định kiên cường bất khuất”, gồm 09 phân khu tương ứng với 09 chủ đề trưng bày.
- Khu tái hiện vùng giải phóng và Khu vực mô phỏng cảnh quan kiến trúc Biển Đông, Nhà trưng bày sa bàn Trận càn Cedar Falls, có tổng diện tích 197.633,5m2, gồm:
+ Khu tái hiện vùng giải phóng: Tái hiện các không gian, quan cảnh vùng giải phóng Củ Chi từ sau ngày Đồng Khởi năm 1961 đến năm 1974, gồm: cổng chào của một xã trong vùng giải phóng; cảnh đào địa đạo; trạm giao liên; nhà dân vùng giải phóng; tiệm sửa xe đạp; tiệm cắt tóc; nhà báo Bút - Xếp thăm vùng giải phóng Củ Chi; lớp học Thành đoàn; trường học trong vùng giải phóng; nhà trưng bày “Trận đánh Sở Đất Thịt”; nhà trưng bày “Trận đánh tại Ngã ba Cây Gõ”; chế tạo mìn từ trái bom pháo lép; nhà cửa, chùa chiền bị tàn phá nặng nề; khu tái hiện cuộc họp của Khu ủy Sài Gòn - Gia Định; vùng trắng...
+ Khu vực mô phỏng cảnh quan kiến trúc Biển Đông và Nhà trưng bày sa bàn Trận càn Cedar Falls: Bao gồm các công trình mô phỏng cảnh quan Biển Đông, trong đó tái hiện hình ảnh đất nước Việt Nam nằm dài theo Biển Đông. Một số công trình mô phỏng chủ yếu, gồm: 03 mô hình thu nhỏ biểu tượng văn hóa đặc trưng của ba miền Bắc - Trung - Nam (Chùa Một Cột, Ngọ Môn Huế, Bến Nhà Rồng), được khởi công ngày 24/5/2008, khánh thành ngày 19/12/2009,
- Đền thờ thuộc Khu Truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, diện tích 41.582,7m2,bao gồm: hoa viên, một tam quan, một ngôi đền thờ chính, 02 ngôi đền thờ phụ (ở bên trái và bên phải của đền thờ chính) và một số công trình phụ trợ khác...
Ngoài các công trình thuộc khu vực bảo vệ I và khu vực bảo vệ II, trong khuôn viên di tích còn có khu bắn súng thể thao, các văn phòng làm việc, khu vực khách sạn và nhà hàng, khu vực nhà để xe và một số công trình phụ trợ...
Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi là nơi các đồng chí lãnh đạo Khu uỷ, Quân khu Sài Gòn - Gia Định sống và làm việc, trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo cách mạng Sài Gòn - Gia Định, trong đó, có nhiều đồng chí sau giải phóng đã trở thành lãnh đạo cao cấp của Trung ương như các đồng chí: Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Trần Bạch Đằng, Mai Chí Thọ… ; nơi các lực lượng vũ trang và nhân dân Củ Chi sinh sống, trú ẩn, gắn bó với địa đạo bằng mồ hôi, xương máu và trí tuệ, tổ chức trận địa chiến đấu đánh địch giành nhiều thắng lợi vẻ vang trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Địa đạo Củ Chi là một kỳ quan về nghệ thuật quân sự độc đáo của Việt Nam, thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất của con người vùng “đất thép”, một trong những biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Kiến trúc địa đạo mang tính kế thừa và có giá trị về nhiều mặt, đặc biệt là về mặt nghệ thuật quân sự, chiến tranh nhân dân, với những sáng tạo kiệt xuất, đã phát triển đến đỉnh cao trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, mà cả thế giới phải ghi nhận.
Hiện nay, tại Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi là nơi giáo dục truyền thống cách mạng, chủ nghĩa yêu nước, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tri ân công ơn to lớn của các anh hùng, liệt sĩ, đã chiến đấu, hy sinh trên vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định trong hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Với giá trị tiêu biểu trên, di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi (huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh) đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt (tại Quyết định số 2367/QĐ-TTg ngày 23/12/2015 ).
(Theo Cục Di sản Văn hóa)
Bài liên quan
  • Di sản văn hóa phi vật thể thứ 15 của Việt Nam được UNESCO ghi danh
    Với Di sản Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp vào ngày 29/11/2022, đến nay, Việt Nam đã có 15 Di sản văn hoá phi vật thể được UNESCO ghi danh.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Chuẩn bị diễn ra Lễ hội khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương
    Lễ hội khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương năm 2024 dự kiến được tổ chức trong 04 ngày, từ ngày 20-23/9/2024. Địa điểm tại Khu Công viên Văn hóa Tràng An (gần UBND phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình).
  • Chuyên gia UNESCO khảo sát bãi cọc Bạch Đằng để góp ý vào hồ sơ đề cử Di sản thế giới
    Tháng 8 tới đây đoàn chuyên gia quốc tế UNESCO/ICOMOS (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc /Hội đồng di tích và di chỉ Quốc tế) cùng với các chuyên gia Việt Nam đã khảo sát, thẩm định thực địa tại các Bãi cọc Bạch Đằng ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) để góp ý vào hồ sơ đề cử Di sản Thế giới đối với Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Chính sách mới, cơ sở pháp lý mới giúp Hà Nội không để “lọt” người tài
    Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua, tạo động lực để Hà Nội - Thủ đô của Việt Nam sớm cán đích “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”. Đặc biệt, với các chính sách mới, cơ sở pháp lý mới trong Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ giúp Hà Nội thu hút được nhiều người tài để phát triển Thủ đô.
  • “Bão Thánh Gióng hái cà” ở làng Bẽ
    Nói đến sự tích Thánh Gióng, mọi người đều nhớ chuyện cậu bé làng Gióng ở huyện Gia Lâm. Sau ba năm từ lúc sinh ra, cậu nằm trên chõng tre im lặng, chẳng biết nói cười. Đến một ngày nghe tiếng loa của sứ giả vua Hùng gọi tìm người tài, cậu vươn vai đứng dậy tình nguyện đi đánh giặc Ân.
  • Truyện ngắn: Điều an ủi cuối cùng
    Bùi Duy Phong là tác giả còn khá mới, có nhiều truyện ngắn thu hút đông đảo bạn đọc quan tâm. Tháng 10.2020, nối dài mạch cảm xúc giản dị, chân thành, tập truyện thứ 2 của anh Ðiều an ủi cuối cùng ra mắt bạn đọc. Truyện của Bùi Duy Phong khiến người ta nghĩ nhiều hơn về yêu thương, về cái tình, cái nghĩa trong cuộc đời này. Điều ấy được anh nhẹ nhàng truyền tải qua những câu chuyện của mình.
  • Phim điện ảnh "Mưa đỏ": Khúc tráng ca Thành cổ bất diệt
    Những thước phim sinh động, chân thực nơi chiến trường tái hiện 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị sẽ được tái hiện trong dự án phim truyện điện ảnh “Mưa đỏ”. Đây là dự án có quy mô lớn nhất của Điện ảnh Quân đội nhân dân trong 10 năm trở lại đây.
  • Quảng bá sản phẩm OCOP “đất trăm nghề” Hà Nội và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng
    Thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây, tối 5/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội, UBND Thị xã Sơn Tây tổ chức khai mạc “Sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Tôn vinh các sản phẩm về mít đặc sản Hà Nội năm 2024”.
  • "Qua những miền di sản Việt Bắc" với nhiều hoạt động đặc sắc quảng bá tiềm năng du lịch 6 tỉnh
    Chương trình có biểu diễn các di sản nằm trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia diễn ra tại thành phố Bắc Kạn, gồm: Lượn cọi, Lượn Slương của người Tày, Hát Sli của người Nùng, Hát Pá Dung của người Dao, Hát Then - đàn Tính của người Tày, Nùng, Thái...
  • Mở rộng khai quật khảo cổ di tích Tháp đôi Liễu Cốc
    UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thống nhất chủ trương mở rộng diện tích khai quật khảo cổ di tích Tháp đôi Liễu Cốc (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) sau khi phát hiện nhiều hiện vật có giá trị.
  • Biểu dương Công nhân giỏi và Gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024
    Ngày 5/7, Liên đoàn Lao động quận Nam Từ Liêm tổ chức Hội nghị biểu dương “Công nhân giỏi”; Gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam (28/6).
Đề xuất UNESCO công nhận Địa đạo Củ Chi là di sản Thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO