Dâng hương tại khu di tích Kim Liên và Truông Bồn

Mạnh Hà| 28/07/2022 07:13

Ngày 24/7, Ban tổ chức chương trình Khúc quân hành lần thứ VI- 2022 đã đến dâng hương tại khu di tích Truông Bồn (xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An) và khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên (Huyện Nam Đàn).

Về với khu Di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn, Ban tổ chức thành kính dâng hoa, dâng hương tưởng niệm, bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với 13 nữ liệt sĩ thanh niên xung phong thuộc Đại đội 317 và hơn 4.200 liệt sĩ đã hy sinh anh dũng trên cung đường 15A và “tọa độ lửa” Truông Bồn.

Dâng hương tại khu di tích Kim Liên và Truông BồnTổng biên tập Tạp chí Người Hà Nội Vương Minh Huệ và Chủ tịch Hội cựu chiến binh cơ quan VP Quốc Hội Nguyễn Văn Mười dâng hương tại khu di tích Quốc gia Truông Bồn.

Chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống đã được hồi sinh ngay trên “Tọa độ chết” năm xưa. Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn hôm nay, biểu tượng lịch sử của Thanh niên xung phong Việt Nam, nơi hội tụ linh hồn của 1.240 cán bộ, chiến sĩ đã dũng cảm chiến đấu và anh dũng hy sinh để bảo vệ huyết mạch giao thông Truông Bồn. Trong đó, ngôi mộ tập thể 13 chiến sĩ thanh niên xung phong “Tiểu đội thép”, “Tiểu đội cảm tử”, “Tiểu đội cọc tiêu sống” Anh hùng  hy sinh tại nơi đây ngày 31 tháng 10 năm 1968, chứng tích hào hùng ghi dấu những chiến công và sự hy sinh oanh liệt của 13 chiến sĩ thanh niên xung trong lúc đang làm nhiệm vụ nối liền mạch máu giao thông.

Ở nơi này, Truông Bồn hôm nay và mai sau, mãi vang vọng những lời ru của đất mẹ như là lời ru của cả dân tộc để linh hồn các chị, các anh được yên giấc ngàn thu. Nơi đây ngày ngày luôn ngát thơm hương hoa của các Đoàn đại biểu và du khách trong và ngoài nước về thăm viếng, tri ân các chị, các anh, những người anh hùng đã “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”!

Tiếp đó, Ban tổ chức dâng hương, dâng hoa báo công lên anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên, bày tỏ lòng biết vô hạn đối với vị lãnh tụ vĩ đại của Đảng và Nhân dân ta, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân Văn hóa kiệt xuất, Người đã cống hiến, hy sinh trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, vì hòa bình và hạnh phúc của dân tộc Việt Nam và nhân dân trên thế giới.

Cùng ngày, Ban tổ chức tới viếng mộ bà Hoàng Thị Loan, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bên mộ Bà, chúng tôi được nghe kể những câu chuyện về thân mẫu Bác Hồ. Phần mộ bà Hoàng Thị Loan có 269 bậc (con số 69 là năm bác Hồ mất – 1969), lối xuống bên phải phần mộ có 242 bậc (con số 42 là năm ông Khiêm đưa hài cốt mẹ về đây năm 1942). Trước phần mộ xuống sân bia có 33 bậc, ứng với 33 là tuổi đời của Bà. Hiện nay, phần mộ bà trở thành điểm đến du lịch tâm linh của du khách thập phương.

Dâng hương tại khu di tích Kim Liên và Truông BồnMộ bà Hoàng Thị Loan, thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Dâng hương tại khu di tích Kim Liên và Truông BồnBan tổ chức dâng hương trước lăng mộ bà Hoàng Thị Loan.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Dâng hương tại khu di tích Kim Liên và Truông Bồn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO