Đan Trường lên tiếng xin lỗi dư luận

phapluatxahoi| 11/06/2022 08:02

Động thái xin lỗi từ phía Đan Trường và công ty quản lý được đánh giá là xoa dịu dư luận khi bị “tố” hát hai ca khúc “Ai chung tình được mãi” và “Từng yêu” nhưng không xin phép.

Đan Trường lên tiếng xin lỗi dư luận - Ảnh 1
Ca sĩ Đan Trường xin lỗi khán giả, Cty ACV Entertainment và xóa bỏ hai ca khúc gây tranh cãi khỏi kênh Youtube

Tối 8/6, Đan Trường lên tiếng xin lỗi khán giả khi xảy ra những ồn ào không đáng có về câu chuyện bản quyền.

Trong dòng chia sẻ, phía Đan Trường cho biết, những lùm xùm trong những ngày qua với phía Công ty ACV Entertainment là điều mà Đan Trường không mong muốn.

Để tránh sự việc kéo dài ảnh hưởng đến uy tín của các bên liên quan, Đan Trường chính thức gửi lời xin lỗi khán giả và Công ty ACV Entertainment vì việc sử dụng hai ca khúc “Ai chung tình được mãi” và “Từng yêu” đã gây nên nhiều phiền hà cho mọi người.

“Tôi cảm thấy hai ca khúc hay, nhiều cảm xúc nên khi nghe đã muốn thể hiện lại. Đã cố gắng để việc hát lại ca khúc chỉn chu nhất, nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều sai sót về lý lẫn tình. Thời gian đầu khi mới phát hành trên Youtube, các fan rất thích và yêu cầu Đan Trường hát bài “Từng yêu” nên Đan Trường đã hát mà chưa nói rõ ràng với Công ty ACV Entertainment, gây ra những hiểu lầm không đáng có. Sau sự việc này, Đan Trường và phía ê-kíp cũng sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc”, Đan Trường giải thích.

Bên cạnh lời xin lỗi, phía Đan Trường và ê-kíp quản lý đã gỡ bỏ hai ca khúc “Ai chung tình được mãi” và “Từng yêu” ra khỏi hệ thống Youtube của Công ty. Và chắc chắn sẽ không trình diễn hai ca khúc này trên sân khấu một lần nào nữa, dù đã đóng tiền ca khúc “Ai chung tình được mãi” cho Trung Tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCPMC).

Phía nam ca sĩ cũng khẳng định rất tôn trọng quyền tác giả, tác phẩm… Điều đó được khẳng định trong suốt thời gian làm nghề, Đan Trường chưa từng xảy ra những vụ ồn ào liên quan tới bản quyền ca khúc và tác giả.

Đan Trường lên tiếng xin lỗi dư luận - Ảnh 2
Ngoài sự nghiệp ca hát, Đan Trường còn biết tới cuộc hôn nhân với đại gia Thủy Tiên. Mặc dù cả hai đã ly hôn nhưng vẫn giữ mối quan hệ tình bạn tốt đẹp và chăm sóc con cái.

Câu chuyện vi phạm bản quyền ca khúc “Từng yêu” nổi sóng khi ngày 7/6, nhạc sĩ Nguyễn Đình Dũng lên tiếng tố cáo Đan Trường vi phạm bản quyền. Nhạc sĩ cho biết bài hát “Từng yêu” được anh viết tặng riêng Phan Duy Anh. Bản quyền bài hát thuộc về Đình Dũng và ACV Entertainment.

Trước đó, phía nhạc sĩ Nguyễn Đình Dũng khẳng định chưa bao giờ đồng ý cho phía Đan Trường sử dụng bài “Từng yêu” để đi biểu diễn, chỉ đồng ý cho Đan Trường thu âm, cover và đăng lên mạng. Thế nhưng, Đan Trường đã “phạm luật” khi hát biểu diễn thương mại mà không xin phép.

Cách đó vài ngày, ca sĩ Đan Trường cũng bị Công ty ACV Entertainment - đơn vị nắm bản quyền ca khúc "Ai chung tình được mãi" “tố” biểu diễn bài hát này khi chưa xin phép.

Liên quan đến tranh cãi bản quyền ca khúc, phía Đan Trường phản bác lại, khẳng định đã hoàn thành việc xin phép và đóng đầy đủ chi phí để biểu diễn ca khúc cho VCPMC.

Phía người hâm mộ đồng tình với cách làm việc cẩn thận, chỉn chu từ phía ca sĩ Đan Trường. Đồng thời gửi gắm mong muốn nam ca sĩ sớm ra mắt bài hát hay để phục vụ khán giả.

(0) Bình luận
  • Tình đất đai xứ sở ngả bóng trong văn chương
    Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền và 21 năm sau (năm 1975) mới tái thống nhất. Tình cảm ấy ngả bóng vào văn chương tạo nên một không gian cảm xúc trùng điệp nỗi nhớ thương đất đai sông núi, chưa từng có trong tiến trình văn chương nước nhà, cả văn xuôi lẫn thơ.
  • Thế hệ nhà văn 1975 trong không gian văn học đương đại
    Lớp nhà văn sinh từ 1975, chúng tôi gọi là “Thế hệ 1975”, một lực lượng đông đảo (sinh ra trong vòng 20 năm, sau giải phóng miền Nam), các tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hoặc những cây bút nhiều triển vọng.
  • Thơ ca giải phóng miền Nam: Một hình thái đặc thù trên tiến trình văn học 1954 - 1975
    Trong bức tranh toàn cảnh thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 không thể không kể đến thơ ca giải phóng miền Nam, một bộ phận thơ ở tuyến đầu chống Mỹ ngụy, với một đội ngũ nhà thơ triệt để và đầy bản lĩnh trong quan niệm nghệ thuật: lấy thơ ca làm vũ khí chiến đấu “Thơ là súng là gươm” (Lê Anh Xuân). Có thể nói, đây là quan niệm chung chi phối cảm hứng và tư thế diễn ngôn của văn nghệ sĩ trong văn học giai đoạn chiến tranh và cách mạng.
  • Văn học thiếu nhi Việt Nam: Những bước chuyển mình sau ngày đất nước thống nhất
    Sau 21 năm bị chia cắt, hai miền Nam - Bắc Việt Nam được nối liền một dải nhờ chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975. Hòa chung niềm vui lớn của đất nước là niềm vui của sách văn học thiếu nhi khi được phát hành suốt từ Bắc tới Nam.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • Cây bút nữ với đề tài chiến tranh
    Trong lịch sử văn học, khi đề cập đến đề tài chiến tranh, phần lớn những gương mặt được ghi dấu trên văn đàn thường là nam giới.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm: Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch “Lửa từ Đất”
    Sáng 23/5 tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề “Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch Lửa từ Đất”. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo nghệ sĩ và giới chuyên môn, cùng trao đổi về vai trò và sức mạnh biểu đạt của múa đương đại trong một tác phẩm mang đậm dấu ấn lịch sử - chính trị.
  • Họa sĩ Đặng Thị Khuê: Người kết nối giá trị văn hóa và thẩm mỹ trong đời sống đương đại
    Với họa sĩ Đặng Thị Khuê, nghệ thuật không chỉ là sáng tạo mà còn là hành trình trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Gần như cả cuộc đời, bà lặng lẽ theo đuổi một “nghĩa vụ tự thân” - kết nối di sản với đời sống đương đại thông qua tác phẩm cá nhân và các hoạt động cộng đồng. Là một trong những nghệ sĩ thực hành nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam nhưng thay vì chạy theo xu hướng, bà chọn lối đi ngược dòng: quay về với mỹ cảm bản địa. Chính lựa chọn khác biệt ấy đã tạo nên một Đặng Thị Khuê độc đáo, không hòa lẫn trong đời sống nghệ thuật.
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an” khắc họa chân thực hình ảnh người lính cứu hỏa
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
  • Hà Nội bổ sung diện tích rào chắn phục vụ thi công trên đường Kim Mã
    Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đơn vị sẽ bổ sung khu vực rào chắn để thi công gia cố nền đất tại khu vực giếng đứng trên đường Kim Mã để ứng phó trong trường hợp khẩn cấp (khu vực ngã tư nút giao Kim Mã - Núi Trúc) trong quá trình thi công khoan hầm đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội.
  • Huyện Thường Tín đề xuất 4 trụ sở xã mới sau sắp xếp, đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương lớn của Đảng
    Thông tin UBND huyện Thường Tín (TP. Hà Nội) vừa cho biết, địa phương đã có đề xuất với UBND Thành phố Hà Nội về việc đặt trung tâm hành chính - chính trị, trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng các tổ chức chính trị - xã hội của 4 xã mới được thành lập sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện.
Đừng bỏ lỡ
Đan Trường lên tiếng xin lỗi dư luận
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO