Chuyển động Hà Nội

Đan Phượng - lá cờ đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới của Thủ đô

Nguyễn Sinh - Phương Liên 07:37 14/08/2024

Với sự quyết tâm cao độ, huy động sức mạnh toàn hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, thời gian qua huyện Đan Phượng, TP Hà Nội đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Không chỉ là địa phương tiên phong của Thủ đô về đích nông thôn mới, Đan Phượng đang nỗ lực không ngừng để trở thành hình mẫu nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu.

4anh-2.jpg
Huyện Đan Phượng tăng tốc để về địch xây dựng nông thôn mới.

Tăng tốc về đích nông thôn mới nâng cao

Thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy, Chương trình số 07-CTr/HU ngày 08/02/2021 của Huyện ủy về đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu theo hướng văn minh, hiện đại gắn với tiêu chí phát triển thành quận giai đoạn 2021-2025; năm 2024, huyện Đan Phượng tập trung chỉ đạo 15 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu củng cố và nâng cao chất lượng các tiêu chí, đồng thời xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao.

Theo báo cáo của UBND huyện Đan Phượng, 6 tháng đầu năm 2024, huyện Đan Phượng đã tập trung chỉ đạo duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, đạt nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, huyện đã hoàn thành thêm 36 dự án thuộc các lĩnh vực (11 dự án giáo dục, 16 dự án kinh tế, 3 dự án văn hóa, 2 dự án môi trường, 1 dự án y tế, 3 dự án quản lý nhà nước); khởi công mới 34 dự án (4 dự án giáo dục, 16 dự án kinh tế, 3 dự án văn hoá, 4 dự án môi trường, 6 dự án quản lý nhà nước, 1 dự án lĩnh vực khác. Các dự án được được bố trí vốn đầy đủ, không gây nợ đọng xây dựng cơ bản.

Bên cạnh đó, huyện tiếp tục thực hiện hiệu quả đề án nâng cao chất lượng hoạt động tại các trạm y tế, 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 16/16 xã đạt các tiêu chí được công nhận xã phù hợp với trẻ em, tỉ lệ người dân tham gia BHYT đạt 94,15%. Huyện không còn hộ nghèo, tỷ lệ nghèo đa chiều toàn huyện 0,67%.

Đáng chú ý, công tác quảng bá, tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật tại điểm đến du lịch xã Hạ Mỗ và Khu sinh thái Đan Phượng cũng được huyện hết sức chú trọng (6 tháng đầu năm, hai điểm đến du lịch đón 21.000 lượt khách).

Đẩy mạnh thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản

Trong 6 tháng đầu năm 2024, nông nghiệp Đan Phượng đã đạt nhiều thành tựu đáng khích lệ, thể hiện qua việc hoàn thành và vượt mức kế hoạch sản xuất nhiều loại cây trồng chủ lực. Với tổng diện tích gieo trồng đạt gần 1.864 ha, huyện đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung vào các loại rau màu, hoa và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, đạt sản lượng ấn tượng hơn 20.000 tấn.
Bên cạnh đó, huyện còn đẩy mạnh thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản. Trên địa bàn huyện có 6 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trong đó 4 chuỗi liên kết trồng trọt được thực hiện chủ yếu bởi các HTX chuyên ngành nấm, rau, hoa; 2 chuỗi chăn nuôi được liên kết bởi các hộ chăn nuôi và các cơ sở giết mổ, chế biến. Sản phẩm của các mô hình liên kết tiêu thụ với các siêu thị, trường học, chuỗi thực phẩm sạch trên địa bàn trong và ngoài thành phố.

Huyện cũng tập trung chỉ đạo kiện toàn, củng cố hoạt động các hợp tác xã (HTX). Kết quả đánh giá có 9 HTX hoạt động tốt, 12 HTX hoạt động khá, 20 HTX hoạt động trung bình và 4 HTX mới thành lập. Trong đó có 3 HTX hoạt động có liên kết chuỗi trong sản xuất gắn với tiêu thụ, có ứng dụng công nghệ cao và 4 HTX có sản phẩm OCOP.

Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX nông nghiệp trên địa bàn, huyện đã khuyến khích các HTX chủ động mở rộng các hoạt động kinh doanh dịch vụ chợ, điện, vệ sinh môi trường, tín dụng... Đồng thời, chủ động trong việc liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân.
Toàn huyện có 8 trang trại nuôi lợn với diện tích 2,3 ha, tổng số lao động thường xuyên của các trang trại 30 người, giá trị sản xuất trung bình từ 5 tỷ đồng. Các trạng trại đều áp dụng tiến bộ khoa kỹ thuật vào chăn nuôi an toàn. Một số trạng trại thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với các cơ sở giết mổ lợn, sản xuất nem Phùng và cơ sở thu mua sữa bò để nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập trung phát triển làng nghề và cụm công nghiệp

Để tăng cường hiệu quả phong trào xây dựng nông thôn mới, huyện Đan Phượng còn rất chú trọng phát huy thế mạnh làng nghề truyền thống. Các làng nghề tiêu biểu của huyện như: sản xuất mộc ở xã Liên Hà, Liên Trung; sản xuất rau giá, khoai lang kén xã Trung Châu; sản xuất kẹo lạc xã Song Phượng; sản xuất rượu, đậu xã Hồng Hà và Hạ Mỗ; nghề diều xã Hồng Hà ngày một phát triển góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

Bên cạnh đó, nhằm thu hút đầu tư, tạo động lực phát triển kinh tế địa phương, huyện còn tập trung phát triển các cụm công nghiệp. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 5 cụm công nghiệp đang hoạt động với diện tích 90 ha thu hút 58 doanh nghiệp, 858 hộ sản xuất vào hoạt động. Dự kiến, thời gian tới, huyện tiếp tục mở rộng Cụm công nghiệp Đan Phượng giai đoạn 2 (6,08 ha), thành lập mới Cụm công nghiệp xã Song Phượng (6,8 ha) và xã Hồng Hà (6,0 ha) đáp ứng nhu cầu mặt bằng sản xuất cho nhân dân. Ngoài ra, huyện cũng đề xuất UBND Thành phố, Sở Công thương bổ sung quy hoạch 6 Cụm công nghiệp mới với tổng diện tích 177 ha trên địa bàn các xã: Đan Phượng, Phương Đình, Thọ An, Thọ Xuân, Thượng Mỗ, Hạ Mỗ tạo mặt bằng cho sản xuất.

Cùng với việc mở rộng và xây dựng thêm các cụm công nghiệp mới, huyện còn tăng cường công tác quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp; đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự tại các cụm công nghiệp, làng nghề.

Tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số

Nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT và chuyển đổi số, năm 2024, huyện đã xây dựng và triển khai Kế hoạch ứng dụng CNTT, chuyển đổi số huyện; Kế hoạch triển khai thí điểm chuyển đổi số cấp xã; Kế hoạch phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng và hệ thống cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di động trên địa bàn.

Huyện cũng đã tổ chức thành công Hội nghị phát động "Xây dựng mô hình chuyển đổi số cấp xã trên địa bàn huyện Đan Phượng"; Triển khai rà soát, đầu tư trang thiết bị CNTT phục vụ ứng dụng CNTT, chuyển đổi số cho cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn; Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội tổ chức 2 khóa học chuyển đổi số và khóa học nâng cao nhận thức chuyển đổi số, an toàn thông tin cho 208 học viên là cán bộ, công chức huyện và các xã, thị trấn; Duy trì mô hình thôn thông minh, thành lập 16 tổ công nghệ số, 129 tổ công nghệ cộng đồng thôn, cụm dân cư, tổ dân số với tổng số 1.015 thành viên. Lắp đặt 2.731 camera an ninh và 1.884 đèn năng lượng mặt trời; Triển khai mở rộng hạ tầng mạng diện rộng của thành phố (mạng WAN) đến 16 xã, thị trấn, tích hợp mạng WAN của Thành phố.

Bên cạnh đó, huyện còn đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử để cung cấp dịch vụ công trực tuyến, ưu tiên triển khai đối với các dịch vụ công thiết yếu; Tăng cường công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, không để hình thành điểm nóng, duy trì tốt các mô hình tổ tự quản về an ninh trật tự, mô hình camera an ninh; thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương.

Hướng tới sự phát triển bền vững

Trong 6 tháng cuối năm 2024, huyện Đan Phượng tập trung vào các mục tiêu chính: Củng cố và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, hoàn thiện hồ sơ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng VietGAP. Huyện cũng đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp.

anh-3.jpg
Lĩnh vực văn hóa luôn được huyện Đan Phượng chú trọng trong xây dựng nông thôn mới.

Về phát triển kinh tế, huyện tập trung triển khai quy hoạch vùng huyện, đẩy mạnh đấu giá quyền sử dụng đất và tăng cường quản lý nhà nước đối với sản xuất công nghiệp. Đồng thời tích cực cải cách hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động của các cấp chính quyền và nâng cao chất lượng giáo dục, y tế.

Đặc biệt, huyện chú trọng phát triển văn hóa, du lịch thông qua việc tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử. Đồng thời, tiếp tục thực hiện các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo đời sống cho người dân.

Với những mục tiêu và kế hoạch cụ thể, huyện Đan Phượng đang nỗ lực không ngừng để xây dựng một diện mạo nông thôn mới hiện đại, văn minh và bền vững; tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới của cả nước nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hà Nội đột phá, thực hiện hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cải cách hành chính
    Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cải cách hành chính, chuyển đổi số phục vụ giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) và cung cấp dịch vụ công trực tuyến phi địa giới hành chính…; Hà Nội đã, đang triển khai quyết liệt, hiệu quả nội dung này. Minh chứng, UBND Thành phố vừa có Tờ trình HĐND Thành phố về việc thông qua Đề án thí điểm và thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội.
  • Góc nhìn lịch sử mới mẻ, lãng mạn và hào hoa
    Sau gần 3 tháng phát động, Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) đã khép lại với Lễ trao giải thưởng và khai mạc triển lãm được tổ chức tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội (từ 10/8 đến 31/8). Những tác phẩm được giới thiệu tại triển lãm góp phần tuyên truyền đậm nét về mốc son và ý nghĩa của Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời mang đến những góc nhìn mới mẻ về lịch sử hào hùng của Thành phố nghìn năm văn hiến.
  • Tái hiện không gian Hà Nội thời chiến qua triển lãm trực tuyến 3D
    Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, vào ngày 20/9, UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức khai mạc triển lãm trực tuyến 3D “Hỡi đồng bào Thủ đô!”.
  • Dự báo áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4 đổ bộ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi
    Theo dự báo của chuyên gia, 70% áp thấp nhiệt đới sau khi mạnh lên thành bão số 4 sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi.
  • Hà Nội yêu cầu khắc phục các công trình chưa được nghiệm thu PCCC
    UBND TP Hà Nội đã ban hành Văn bản số 3060/UBND-NC về việc khắc phục một số công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) đã đưa vào hoạt động trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Đan Phượng - lá cờ đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới của Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO