Sự kiện & Bình luận

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Người cộng sản kiên trung, mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng

KT 15/12/2023 19:26

Đồng chí Nguyễn Chí Thanh sinh ra và lớn lên trên quê hương Thừa Thiên-Huế, vùng đất kiên cường, giàu truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước và cách mạng. Được nuôi dưỡng, giáo dục và tiếp thu truyền thống lịch sử hào hùng của quê hương, đất nước, tận mắt chứng kiến nỗi thống khổ của nhân dân dưới ách áp bức thống trị của thực dân, phong kiến, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã sớm hình thành tư tưởng yêu nước và tinh thần cách mạng... Ông là một trong số những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nêu gương trọn đời hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

chi-thanh-5.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh dự Hội nghị quân chính toàn quân lần thứ nhất (năm 1960). Ảnh tư liệu.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tên khai sinh là Nguyễn Vịnh, sinh ngày 01/01/1914 trong một gia đình nông dân tại thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên (nay là Thừa Thiên Huế).

Khi còn là một thanh niên ở tuổi 17, được các lớp đàn anh giác ngộ cách mạng, người thanh niên Nguyễn Vịnh đã tham gia đấu tranh chống lại bọn cường hảo ở địa phương và sau đó tham gia phong trào đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ những năm 1936 - 1939, được kết nạp và trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1937.

Trên cương vị Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên ở tuổi 24, thực hiện chỉ thị của Xứ ủy Trung Kỳ, tháng 9/1938, Đồng chí đã lãnh đạo quần chúng cách mạng đấu tranh làm thất bại dự án thuế của thực dân Pháp và chính quyền Nam triều. Sau cuộc đấu tranh đó, cuối năm 1938, Đồng chí bị bắt lần đầu và được thả, tiếp tục hoạt động, lãnh đạo, chỉ đạo nhiều cuộc mít tinh, biểu tình của Nhân dân đấu tranh ngăn chặn những cuộc đàn áp, khủng bố của thực dân Pháp.

Giữa năm 1939, Đồng chí bị thực dân Pháp bắt và kết án khổ sai, giam ở các nhà lao Thừa Phủ, Lao Bảo, Buôn Ma Thuột. Trong thời gian tù đày, dù bị tra tấn bằng nhiều cực hình dã man nhưng Đồng chí luôn kiên cường, thể hiện tinh thần bất khuất, gan dạ, giữ vững khí tiết của một người cộng sản. Đồng chí cùng các đảng viên cộng sản đã biến tòa án Nam triều thành diễn đàn tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản và lên án tội ác của thực dân Pháp và bọn tay sai phản động. Trên cương vị Bí thư Chi bộ trong nhà tù, Đồng chí thể hiện là một chiến sĩ cộng sản kiên trung, một nhà lãnh đạo mẫu mực trong việc tổ chức đấu tranh chống khủng bố, chống tra tấn, chống đánh đập tù nhân, cải thiện đời sống nhà tù, đồng thời, hết sức quan tâm đến công tác giáo dục lý luận chính trị cho các đảng viên trong chi bộ và những người tù chính trị. Ở nhà tù Lao Bảo, Đồng chí lập ra “Tổ chức bí mật" nhằm tập hợp lực lượng, thống nhất hành động, thúc đẩy phong trào cách mạng, bắt liên lạc với tổ chức đảng từ bên ngoài. Cuối năm 1940, tổ chức này đã lãnh đạo thắng lợi cuộc đấu tranh tuyệt thực, tuyệt ẩm của tù nhân chính trị trong nhà tù Lao Bảo.

Tại nhà đày Buôn Ma Thuột, Đồng chí tham gia “Lực lượng trung kiên", một tổ chức bí mật trong tù đóng vai trò như một chi bộ cộng sản và tiếp tục đấu tranh quyết liệt, ngoan cường. Mặc dù ba lần bị đế quốc bắt giam nhưng mỗi lần vượt ngục hay được thả, Đồng chí lại trở về với cách mạng, với Nhân dân, tiếp tục hoạt động, góp phần xây dựng cơ sở đảng, đẩy mạnh phong trào cách mạng ở tỉnh Thừa Thiên thời kỳ đó.

Trên cương vị Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên, Bí thư Phân khu Binh - Trị - Thiên rồi Bí thư Liên khu ủy IV, Đồng chí đã vận dụng sáng tạo đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng vào thực tiễn chiến trường Thừa Thiên; bình tĩnh, sáng suốt trong đánh giá tình hình, đưa ra những giải pháp về công tác tư tưởng, về chiến tranh nhân dân, chỉ đạo nhiều vấn đề cụ thể về lực lượng vũ trang bám đất, bám dân, phát triển chiến tranh du kích. Với nhãn quan chính trị, quân sự sắc bén, kiên trì quan điểm "dân là gốc", Đồng chí đã góp phần đưa ra những quyết định táo bạo có ý nghĩa chuyển hướng lãnh đạo, xoay chuyển lại tình thế, tạo ra các bước ngoặt cách mạng, đưa cuộc kháng chiến ở mặt trận Huế dần khôi phục và mở ra một cục diện mới. Nhờ đó, phong trào cách mạng Bình - Trị - Thiên đã vươn lên hòa nhập cùng với phong trào cả nước, góp phần chặn đứng âm mưu chia cắt chiến lược của thực dân Pháp. Đồng chí Nguyễn Chí Thanh trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến Bình - Trị - Thiên khói lửa, xứng đáng với danh hiệu “Vị tướng du kích” mà Bác Hồ trao tặng.

Ở những bước chuyển của cách mạng, với phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực lãnh đạo, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh luôn được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng trao nhiều trọng trách. Nhận nhiệm vụ Trưởng ban Công tác nông thôn Trung ương - lãnh đạo, chỉ đạo một ngành kinh tế trọng yếu của đất nước, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã thể hiện tư duy của một nhà lãnh đạo trên lĩnh vực kinh tế thông qua tổ chức thực tiễn, bám sát cơ sở, lắng nghe ý kiến các nhà khoa học, dựa vào Nhân dân. Để giải quyết vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp, Đồng chí đã đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng và xác định phải xây dựng hợp tác xã trên 3 mặt: Cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật nâng cao đời sống xã viên. Đồng thời, củng cố vai trò chiến lược của hợp tác xã nông nghiệp trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, động viên và tổ chức được hàng vạn thanh niên ra tiền tuyến. Mặt trận nông nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh không chỉ bảo đảm một phần quan trọng về lương thực, thực phẩm cung cấp cho Nhân dân, góp phần xây dựng miền Bắc thành hậu phương vững chắc, bước đầu chi viện cho cách mạng miền Nam, góp phần vào thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước", Đồng chí đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức hiệu quả nhiều phong trào thi đua; luôn coi thi đua là phương pháp vận động cách mạng, nghệ thuật lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ chính trị. Trên thực tế, những phong trào thi đua như "Cờ Ba nhất" trong lực lượng vũ trang, “Gió Đại phong” trong nông nghiệp đã mang đậm dấu ấn của đồng chí Nguyễn Chí Thanh, cùng với các phong trào thi đua “Sóng Duyên hải” trong công nghiệp, “Trống Bắc lý” trong giáo dục trở thành điển hình biểu cho phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ, động viên được sức mạnh của hàng triệu con người vào sự nghiệp cách mạng.

Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta bước vào giai đoạn quyết liệt, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh được cử vào miền Nam. Trên cương vị Bí thư Trung ương Cục kiêm Chính ủy quân giải phóng miền Nam, Đồng chí đã góp phần xác định đúng việc chuyển hướng chiến lược của Mỹ từ "Chiến tranh đặc biệt" sang "Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968), đưa ra những đánh giá, phân tích khoa học và biện chứng về thực chất sức mạnh của Mỹ, so sánh lực lượng giữa ta và địch, tìm ra những mâu thuẫn, chỗ yếu của đối phương, từ đó khẳng định quyết tâm đánh Mỹ và niềm tin đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Những quan điểm của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh về chủ nghĩa anh hùng cách mạng được coi như khâu đột phá về tư tưởng cho quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; thể hiện tầm tư duy quân sự của một nhà lãnh đạo tài năng, có uy tín lớn của Đảng. Đại tướng khẳng định: Chủ nghĩa anh hùng cách mạng của chúng ta mang trong mình một tư tưởng lớn của thời đại là không sợ Mỹ, dám đánh Mỹ, quyết đánh Mỹ, đấu tranh vì độc lập, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội.

Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Đảng và dân tộc ta mãi mãi khắc ghi tư tưởng chỉ đạo tác chiến mang đậm dấu ấn Đại tướng Nguyễn Chí Thanh như "nắm thắt lưng Mỹ mà đánh”, “cứ đánh Mỹ khắc tìm ra cách đánh hay” lập các “vành đai diệt Mỹ”... Những phân tích, nhận định, đánh giá tình hình chiến trường miền Nam của Đại tướng đã góp phần cùng Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương đánh giá đúng sức mạnh thật sự của đế quốc Mỹ, sự phát triển của cách mạng miền Nam, từ đó hoạch định đường lối kháng chiến. Nhiều quan điểm, tư tưởng của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh thể hiện chiến lược tiến công với niềm tin nhất định thắng Mỹ, cùng với những phương châm chỉ đạo tác chiến độc đáo được Ban Chấp hành Trung ương Đảng nghiên cứu, chắt lọc đưa vào các nghị quyết Trung ương như Nghị quyết Trung ương 11 và 12 khóa III, kế hoạch cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1968, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Đồng chí luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phòng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động, giải phóng con người. Đồng chí luôn chăm lo, xây dựng mối quan hệ đoàn kết, thống nhất các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc khác trên thế giới; tăng cường đoàn kết quân dân, củng cố khối liên minh công - nông - trí thức. Nhận thức rõ tầm quan trọng của xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, Đồng chí khẳng định: “Nhiệm vụ trọng đại của chúng ta là đào tạo nên hàng vạn, hàng triệu con người mới” và chỉ rõ con người mới phải gắn liền với cuộc đấu tranh giai cấp, với hiện thực cách mạng Việt Nam, phải có lập trường, tư tưởng kiên định, đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội với những phẩm chất cao đẹp.

Với tác phong sâu sát thực tiễn, gắn bó máu thịt với Nhân dân, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh thường xuống cơ sở nghiên cứu tình hình, tìm những hình thức và biện pháp thích hợp thực hiện đường lối của Đảng. Đồng chí đặc biệt coi trọng việc chinh đốn các tổ chức của Đảng và phát triển các đoàn thể quần chúng. Từ sáng kiến của Đồng chí, các cơ sở đảng và đoàn thể được sắp xếp lại gọn nhẹ, tăng cường hiệu lực. Các cuộc hội nghị được chuẩn bị và rút ngắn thời gian nhưng hiệu quả. Cán bộ, đảng viên được nâng cao về nhận thức đường lối, sửa đổi lề lối làm việc.

Quá trình hoạt động cách mạng của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cho thấy, Đồng chí liên tục có mặt ở những mặt trận khó khăn nhất, trong những thời điểm đầy thử thách, quyết liệt. Vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh, một lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, Đồng chí nêu cao tinh thần trách nhiệm, cống hiến hết mình cho dân tộc và Tổ quốc. Trên mỗi cương vị và trọng trách của mình, Đồng chí để lại dấu ấn sâu sắc về cả tư duy lãnh đạo và tổ chức thực hiện, tạo ra bước phát triển mới cho phong trào cách mạng trong cả thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội./.

Bài liên quan
  • Tuyên truyền kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
    Nhằm tôn vinh, tri ân công lao, những đóng góp to lớn của đồng chí Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta; khẳng định vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo cách mạng tiền bối trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân... Hướng tới Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, nhiều hoạt động tuyên truyền được đẩy mạnh.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn
    Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn là minh chứng rõ nét cho nỗ lực gìn giữ và quảng bá di sản văn hóa Việt Nam cùng với các di sản văn hóa phi vật thể như tín ngưỡng thờ Mẫu, hát Then của người Tày, Nùng, Thái...
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
  • Phát động cuộc thi ảnh báo chí 'Việt Nam trên hành trình đổi mới’
    Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
  • Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp nguồn thu, chi để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu quả
    Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
  • Trình chiếu loạt phim đỉnh cao của Hàn Quốc tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3
    Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 diễn ra từ ngày 29/6 – 5/7 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc biệt khán giả sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều diễn viên Hàn Quốc.
  • Festival Nông sản Hà Nội: Thúc đẩy mô hình canh tác, chế biến và tiêu dùng nông sản gắn với văn hóa – du lịch
    Từ ngày 26 - 29/6/2025, tại quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 4 – sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp thường niên đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm hẹn lớn của người tiêu dùng và các nhà sản xuất nông sản trên cả nước.
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Người cộng sản kiên trung, mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO