Sự kiện & Bình luận

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua “Công ước Hà Nội” về tội phạm mạng

Phan Anh (T/h) 14:35 25/12/2024

Theo quy định tại Điều 64 của Công ước, văn kiện này sẽ được mở ký tại thủ đô Hà Nội trong năm 2025. Theo đó, Công ước có tên gọi là “Công ước Hà Nội”.

dhd_lhq_24_12_2024-1735086802373.jpg
Đại hội đồng LHQ thông qua Công ước Hà Nội chiều 24/12. Ảnh: Bộ Ngoại giao

Chiều 24/12 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã thông qua bằng đồng thuận Công ước LHQ về Tội phạm mạng.

Theo quy định tại Điều 64 của Công ước, văn kiện này sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025. Theo đó, Công ước có tên gọi là “Công ước Hà Nội.”

Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, sau gần 4 năm đàm phán, “Công ước Hà Nội” ra đời là dấu mốc quan trọng trong nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm ứng phó với những mối đe doạ ngày càng tăng trên không gian mạng.

Bên cạnh những lợi ích và tiềm năng không giới hạn đối với sự phát triển của nhân loại, công nghệ số cũng đặt ra nhiều rủi ro và nguy cơ về an ninh, đe doạ sự phát triển bền vững của hầu hết các quốc gia.

Sự gia tăng đáng báo động của tội phạm mạng cả về quy mô, mức độ phức tạp và phạm vi tác động ước tính đã gây thiệt hại cho kinh tế thế giới khoảng 8.000 tỷ USD trong năm 2023 và dự báo lên đến 10.500 tỷ vào năm 2025, lớn hơn Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của hầu hết các nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Trong bối cảnh đó, “Công ước Hà Nội” góp phần tạo khuôn khổ pháp lý bao trùm, đáp ứng nhu cầu cấp bách về hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy pháp quyền trong không gian mạng.

Việc LHQ lựa chọn thủ đô Hà Nội làm địa điểm tổ chức Lễ mở ký Công ước trong năm 2025 là dấu ấn quan trọng trong lịch sử đối ngoại đa phương của Việt Nam và 47 năm quan hệ đối tác Việt Nam - LHQ.

Lần đầu tiên một địa điểm của Việt Nam được ghi danh và gắn với một điều ước đa phương toàn cầu liên quan đến một lĩnh vực quan trọng và được cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm. Lựa chọn này phản ánh vị thế, uy tín quốc tế ngày càng cao của đất nước, cũng như sự tham gia đóng góp tích cực, trách nhiệm và thực chất của Việt Nam trong toàn bộ quá trình đàm phán Công ước.

Việc LHQ lựa chọn Hà Nội làm địa điểm tổ chức lễ mở ký công ước trong năm 2025 là dấu ấn quan trọng trong lịch sử đối ngoại đa phương của Việt Nam và 47 năm quan hệ đối tác Việt Nam - LHQ. Lần đầu tiên một địa điểm của Việt Nam được ghi danh và gắn với một điều ước đa phương toàn cầu liên quan đến một lĩnh vực được cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm.

Lựa chọn này phản ánh vị thế, uy tín quốc tế ngày càng cao của đất nước, cũng như sự tham gia đóng góp tích cực, trách nhiệm và thực chất của Việt Nam trong toàn bộ quá trình đàm phán Công ước.

Đăng cai lễ mở ký “Công ước Hà Nội” cũng sẽ là cơ hội để Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò một thành viên có trách nhiệm, tin cậy của cộng đồng quốc tế, tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tham gia dẫn dắt quá trình xây dựng và định hình các khuôn khổ quản trị số toàn cầu, bảo đảm an ninh mạng và chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, tạo tiền đề triển khai thành công chiến lược chuyển đổi số để đưa đất nước sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Đây cũng là bước cụ thể góp phần triển khai kịp thời và hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hội Nhà văn Hà Nội nhìn lại năm 2024: Số lượng tác giả, tác phẩm đoạt giải vượt trội
    Sáng ngày 25/12, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức tổng kết hoạt động năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025 tại hội trường Nhà văn hóa quận Đống Đa (22 Đặng Tiến Đông). Lễ tổng kết có sự tham gia của các lãnh đạo các sở, ban ngành, đại diện lãnh đạo các hội chuyên ngành và đông đảo hội viên.
  • Hiện thực hóa ước mơ từ cổ phục
    Trong Lễ hội thiết kế sáng tạo 2024 có một show diễn thời trang khiến tất cả công chúng trong và ngoài nước đều đắm mình chiêm ngưỡng. Đó là chương trình “Kế vãng khai lai 2024” - Nhìn lại sử Việt qua trang phục do thương hiệu Vạn Thiên Y thực hiện. Theo đuổi ước mơ bảo tồn di sản, nhà thiết kế Nguyễn Thị Nga (biệt danh Coco, sinh năm 1988) - người sáng lập thương hiệu này đã cùng với các cộng sự đã quyết liệt, dấn thân vào cổ phục để làm sống lại những nét đẹp của mỹ thuật, văn hóa Việt.
  • Hồ sơ, tài liệu về di sản văn hóa Việt sẽ được lưu trữ vĩnh viễn
    Theo ông Nguyễn Danh Hoàng Việt – Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL), Bộ VH-TT&DL đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo “Thông tư quy định thời hạn lưu trữ hồ sơ, tài liệu ngành văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch”. Trong đó, hồ sơ và tài liệu về lĩnh vực Di sản văn hóa dự kiến được lưu trữ vĩnh viễn.
  • Năm 2025, Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
    Thành phố Hà Nội sẽ đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) trong năm 2025, tạo xung lực mới để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
    Ngày 24/12/2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT về Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025. So với trước đây, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có nhiều điểm mới.
Đừng bỏ lỡ
Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua “Công ước Hà Nội” về tội phạm mạng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO