Sự kiện & Bình luận

Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Quyết: Nhà lãnh đạo tài ba tô thắm trang sử Thủ đô anh hùng

Phạm Hoa 25/12/2024 11:07

Thủ đô Hà Nội anh hùng có được vị thế, uy tín ngày càng cao và phát triển vượt bậc như hôm nay có sự đóng góp của lãnh đạo Thành phố qua các thời kỳ. Trong đó có Đại tướng Nguyễn Quyết – nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, vị tướng vừa trở về cõi người hiền ở tuổi 102.

Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, Đại tướng Nguyễn Quyết đã được Đảng, Nhà nước giao nhiều trọng trách trong quân đội, tham gia lãnh đạo, chỉ huy trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân và đế quốc xâm lược. Dù được giao nhiệm vụ gì và trong hoàn cảnh nào, Đại tướng Nguyễn Quyết cũng đều quyết tâm hoàn thành tốt và xuất sắc.

bac-quyet.jpg
Đại tướng Nguyễn Quyết (1922 - 2024) – nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội. Ảnh: Báo Quân đội Nhân dân.

Đại tướng Nguyễn Quyết luôn “trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc” và “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Ông đã nêu tấm gương sáng của một vị tướng quân đội, một nhà lãnh đạo có đầy đủ Trí - Dũng - Nhân - Tín - Liêm - Trung cho các thế hệ hôm nay và mai sau học tập. Và đối với Thủ đô Hà Nội, trong gian đoạn lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, Đại tướng Nguyễn Quyết có những đóng góp to lớn, tô thắm trang sử hào hùng của Hà Nội nói riêng, đất nước nói chung.

Thiếu tướng, PGS. TS-NGND Nguyễn Bá Dương - Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, cho biết, từ giữa năm 1941, đồng chí Nguyễn Quyết được Xứ ủy Bắc Kỳ phân công về Hà Nội xây dựng căn cứ cách mạng ở ngoại thành và phụ trách công tác vận động công nhân. “Nhiệm vụ kép” này vốn rất khó khăn, tuy nhiên đồng chí Nguyễn Quyết khi đó đã tập hợp được nhiều quần chúng tốt, nhiều chi bộ thuộc Ban Công vận của Thành ủy Hà Nội ra đời. Với sự hiểu biết sâu rộng và năng lực chỉ huy quyết đoán, sáng tạo, Thành ủy Hà Nội đã phân công đồng chí Nguyễn Quyết phụ trách công tác quân sự. Tháng 11/1944, đồng chí Nguyễn Quyết được Đảng và Bác Hồ chỉ định làm Bí thư Thành ủy Hà Nội ở tuổi 23.

Trong thời cơ lịch sử có một không hai đó, đã xuất hiện những con người thông tuệ được tôi luyện trong môi trường cách mạng, những trái tim và khối óc không chỉ dựa vào lòng yêu nước nồng nàn mà còn có tư chất tuyệt vời, phán đoán sắc sảo về khả năng thắng lợi của cách mạng với sự nhạy cảm thời cuộc đặc biệt. Ban lãnh đạo của Hà Nội khi đó toàn những người trẻ tuổi, dưới 30, mà người đứng đầu là Bí thư Thành ủy Nguyễn Quyết mới ở tuổi 23 và kinh qua 6 năm tôi luyện trong đấu tranh cách mạng. Thật là tuyệt vời!”.

Đồng chí Trường Chinh
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc

Sinh thời, khi báo chí truyền thông nhắc đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 tại Hà Nội, Đại tướng Nguyễn Quyết vẫn vẹn nguyên ký ức về sự kiện này. Ông kể, từ cuối năm 1944, đầu năm 1945, ta lập các đội thanh niên, công nhân xung phong làm nhiệm vụ vũ trang tuyên truyền, phát huy thanh thế của Việt Minh, phát triển các đoàn thể cứu quốc làm chỗ dựa cho phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân lao động, đặc biệt là cho công nhân trong thành phố. Tháng 4/1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp, thực hiện Chỉ thị của Thường vụ Trung ương, Thành ủy Hà Nội chủ trương phát triển mạnh mẽ hơn nữa các đội tự vệ, tự vệ chiến đấu, các đội Tuyên truyền xung phong, đội Danh dự, đẩy mạnh vũ trang tuyên truyền nhằm động viên, tập dượt cho quần chúng chuẩn bị khởi nghĩa.

2-1-.jpg
Gặp gỡ thân mật các cán bộ, đội viên tự vệ chiến đấu đã tham gia Khởi nghĩa Tháng Tám ở Hà Nội (đồng chí Nguyễn Quyết - hàng trước, thứ 3 từ trái sang). Ảnh: Báo Quân đội Nhân dân/Tư liệu.

Nắm chắc sự chỉ đạo của Đảng, Bác Hồ và thực hiện “Thư kêu gọi khởi nghĩa” của Người, ngày 15/8/1945, tại chùa Hà (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy), Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Quyết đã triệu tập Hội nghị quân sự bất thường với chỉ huy các đội tự vệ để kiểm tra và thống nhất lực lượng, phân công chuẩn bị khởi nghĩa. Thống nhất được thời cơ, phương thức, lực lượng khởi nghĩa, Hội nghị quyết định phải tổ chức một đợt hoạt động nhanh nhưng thật mạnh mẽ để tập hợp lực lượng, thu hút đông đảo quần chúng tham gia và thăm dò thái độ của quân phát xít Nhật.

Nhận diện tình hình lúc bấy giờ, Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Quyết tiếp tục triệu tập hội nghị trong đêm 17/8/1945 để đi đến quyết định: Hà Nội tiến hành khởi nghĩa vào ngày 19/8/1945, đánh đổ chính quyền tay sai, thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân. Lực lượng chủ yếu là quần chúng cách mạng, có lực lượng quân sự làm nòng cốt, hỗ trợ đắc lực. Hà Nội khởi nghĩa bằng lực lượng tại chỗ mà không chờ quân Giải phóng từ Chiến khu Việt Bắc về. Bởi theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Quyết, chờ sẽ mất thời cơ.

Sáng ngày 19/8/1945, khoảng 20 vạn nhân dân cả nội, ngoại thành Hà Nội do lực lượng vũ trang làm nòng cốt rầm rập kéo về mít tinh trước quảng trường Nhà hát Lớn, sau đó chuyển thành tuần hành vũ trang do các đội Tự vệ chiến đấu, Tuyên truyền xung phong dẫn đầu và chia thành hai khối đi chiếm các vị trí quan trọng của địch trong thành phố. Lực lượng của ta nhanh chóng chiếm Phủ Khâm sai Bắc Kỳ (Bắc Bộ phủ), Tòa Thị chính, Sở Cảnh sát của địch mà không tốn một viên đạn. Còn tại Trại Bảo an binh đóng tại phố Hàng Bài, lực lượng địch cố thủ, không chịu giao nộp vũ khí. Trước tình hình đó, quân ta đã phá cổng, buộc chỉ huy của Trại phải ra gặp. Sau khi thấy không thể chống lại khí thế cách mạng sôi sục đang diễn ra, chỉ huy Bảo an binh chấp nhận giao nộp vũ khí, đầu hàng.

Khi đánh chiếm các vị trí trọng yếu của Hà Nội kể trên, Bí thư Thành ủy Nguyễn Quyết chủ trương mềm dẻo thuyết phục quân Nhật và tay sai. “Khi đó, chúng tôi đã chủ động tìm gặp Tổng tư lệnh kiêm Toàn quyền Nhật tại Tổng hành dinh quân đội Nhật (nay là Nhà khách Quân đội, số 33 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội), để chuyển thông điệp rằng, ta yêu cầu họ không can thiệp vào công việc của Việt Minh và cam kết sẽ không đụng đến người Nhật. Sau 30 phút đàm phán, phía Nhật chấp nhận sẽ không tham gia vào các công việc nội bộ của người Việt và thừa nhận chính quyền cách mạng của ta” – Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Quyết lúc sinh thời từng kể. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19/8/1945 thành công trọn vẹn mà lại không đổ máu, trở thành niềm tin, sức mạnh, sự cổ vũ lớn lao đối với các địa phương chưa khởi nghĩa trong toàn quốc, nhất là các thành phố lớn như Huế, Sài Gòn.

anh-tu-lieu.jpg
Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Quyết thăm lại địa điểm 40 Hàng Bài, năm 1945 là Trại Bảo An binh, nơi ông đã chỉ huy lực lượng Cách mạng chiếm thành công. (Ảnh tư liệu).

Sau này, các chuyên gia quân sự khẳng định, quyết định khởi nghĩa giành chính quyền ngày 19/8/1945 của Bí thư Thành ủy Nguyễn Quyết cho thấy sự đúng đắn, chủ động, sáng tạo và cũng rất độc đáo với một phương thức rất phù hợp, sát với tình hình thực tế của Hà Nội nhưng cũng rất táo bạo, quyết đoán vì nó xảy ra ở một vị trí chiến lược.

Thành ủy Hà Nội dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Quyết đã không thụ động chờ đợi, không ỷ lại, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng trong tình thế cấp bách ở một thời cơ có một không hai trong lịch sử. Sự kiện ngày 19/8/1945 đã chứng minh quyết định của tập thể lãnh đạo Thành ủy về phân tích, đánh giá tình hình, chọn thời cơ, sử dụng lực lượng, phương thức tiến hành khởi nghĩa rất chính xác. Đây là một hình mẫu tiêu biểu về khởi nghĩa trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Đại tướng Nguyễn Quyết nhấn mạnh, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một cuộc cách mạng có tính nhân văn sâu sắc. Một trong những bí quyết thành công của Cách mạng Tháng Tám ở Hà Nội là đã biết “biến lực lượng địch thành lực lượng ta”, cảm hóa, giác ngộ nhiều người trong hàng ngũ địch đứng về phía cách mạng, ít nhất cũng không chống lại cách mạng.

Sau này, mỗi lần nhắc đến những tháng ngày quật khởi đó, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Quyết luôn bày tỏ sự trân trọng trước tinh thần yêu nước, thương nòi của nhân dân Hà Nội: “Chính sức mạnh của nhân dân đã làm nên chiến thắng, góp phần tạo sự rung động lớn lao làm tan vỡ hệ thống chính quyền thân Nhật ở toàn vùng và Cách mạng tháng Tám ở Hà Nội được đánh giá là thắng lợi của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, là sự tụ hội của sức mạnh cả nước”./.

Đại tướng Nguyễn Quyết (tên thật Nguyễn Tiến Văn), sinh năm 1922 tại xã Chính Nghĩa, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Ông nguyên là Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Đồng chí Nguyễn Quyết đã từ trần hồi 21 giờ 09 phút, ngày 23/12/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đại tướng Nguyễn Quyết đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Sao Vàng; Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Quân công hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Chiến công hạng Nhất;... và nhiều phần thưởng cao quý khác của Đảng, Nhà nước và bạn bè quốc tế trao tặng.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Quyết: Nhà lãnh đạo tài ba tô thắm trang sử Thủ đô anh hùng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO