Du lịch bốn phương

Đặc sắc Lễ hội Lẩu Then của đồng bào dân tộc Tày

Việt Thương 11:30 28/10/2024

Nằm tại vùng biên giới phía Bắc, Hà Giang là nơi sinh sống của 19 dân tộc với hơn 60.000 dân, trong đó có hơn 16.500 người dân tộc Tày, chiếm 27% dân số. Lễ hội Lẩu Then là nét đặc trưng của người Tày, được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

2_20241027121304.jpg
Những người tham gia lễ cùng thầy Then sẽ nhập vai để đối đáp bằng lời hát. (ảnh: báo Hà Giang)

Ngày 27/10, Lễ hội Lẩu Then – sự kiện văn hóa tâm linh quan trọng, chứa đựng những giá trị truyền thống sâu sắc của đồng bào dân tộc Tày, diễn ra tại xã Phương Độ, thành phố Hà Giang.

Sự kiện thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách, tạo nên không gian văn hóa sống động và đầy màu sắc, làm nổi bật di sản văn hóa độc đáo của vùng đất Hà Giang.

Nằm tại vùng biên giới phía Bắc, Hà Giang là nơi sinh sống của 19 dân tộc với hơn 60.000 dân, trong đó có hơn 16.500 người dân tộc Tày, chiếm 27% dân số. Lễ hội Lẩu Then là nét đặc trưng của người Tày, được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

3_20241027121318.jpg
Thầy Then là người có uy tín trong cộng đồng, am hiểu luật tục, có vai trò dẫn dắt trong buổi lễ. (ảnh: báo Hà Giang)

Lễ hội Lẩu Then của đồng bào dân tộc Tày là loại hình diễn xướng dân gian, có nguồn gốc từ xa xưa, với ý nghĩa nhân văn sâu sắc: “Cầu xin vua cha ban cho trần gian, mọi người, mọi nhà được an lành, trời đất mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu.” Chỉ có những người đủ uy tín mới có thể tham gia Lẩu Then với các nghi lễ: Trình lên thổ công, trình lên thổ địa, trình lên các xã hoặc tổ tiên, trình lên các quan, trình lên vua,..

1_20241027141825.jpg
Lễ hội lẩu Then thu hút đông đảo Nhân dân đến xem (ảnh: báo Hà Giang)

Việc tổ chức trình diễn Lễ hội Lẩu Then của đồng bào dân tộc Tày, xã Phương Độ năm 2024 là hoạt động có ý nghĩa chính trị, văn hóa sâu sắc, cụ thể hóa Nghị quyết số 05-NQ/TU, của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố về lãnh đạo phát triên du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc thành phố Hà Giang, giai đoạn 2021-2025 đã đề ra.

Đây cũng là dịp để đồng bào dân tộc Tày trình diễn nét văn hoá đặc sắc, độc đáo của dân tộc mình, qua đó góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, củng cố sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời tạo sức hút để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Quần thể di tích Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản thế giới
    Tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (người Bulgaria) - Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa công nhận Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn - Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.
  • Chùm thơ của tác giả Khúc Hồng Thiện
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ (hai bài) của tác giả Khúc Hồng Thiện.
  • Tuần lễ Văn học Phần Lan: Kết nối bạn đọc Việt qua thế giới Moomin
    Chiều 11/7/2025, tại Nhà xuất bản Kim Đồng (55 Quang Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc “Tuần lễ Văn học Phần Lan – Trưng bày Tove Jansson & Moomins 80”, mở đầu chuỗi hoạt động diễn ra từ ngày 12 đến 20/7/2025. Chương trình do NXB Kim Đồng phối hợp cùng Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam và The Initiative of Children's Book Creative Content (ICBC) tổ chức nhân kỷ niệm 80 năm ra đời tác phẩm đầu tiên về nhân vật Moomin của nhà văn Tove Jansson.
  • [Inforgaphic] nhiệm vụ của UBND các tỉnh, thành phố về chăm lo đời sống người có công với cách mạng
    Tại Công điện số 102/CĐ-TTg gần đây về việc tiếp tục chăm lo tốt đời sống người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cấp ủy chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm tốt 4 nhiệm vụ trọng tâm. Qua đó làm sâu sắc hơn nữa chủ trương của Đảng, Nhà nước trong công tác người có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ, “Đền ơn đáp nghĩa”, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
  • Hình tượng Hồ Chí Minh qua những tư liệu của GS.TS Trình Quang Phú
    Năm 2022, chuyến đi công tác thực tế khu di tích cách mạng Tân Trào, Tuyên Quang giúp tôi có một số sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó, cuốn sách “Từ làng sen tới bến Nhà Rồng” và “Đường Bác Hồ đi cứu nước” là hai cuốn sách của tác giả Trình Quang Phú làm tôi ấn tượng nhất.
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc Lễ hội Lẩu Then của đồng bào dân tộc Tày
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO