Đặc sắc lễ hội đình Ứng Thiên

Hanoimoicuoituan| 26/05/2022 08:02

Đình Ứng Thiên (hay đình Hậu Thổ, đình Nhà Bà) nằm trong ngõ 151 phố Láng Hạ (phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội), xưa thuộc đất làng An Lãng (huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên). Năm 1984, đình được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.

Đặc sắc lễ hội đình Ứng Thiên

Đình Ứng Thiên nguyên là đền thờ nữ thần Nguyên Quân Hậu Thổ đã phù giúp vua Lý Thánh Tông (1023 - 1072) trong cuộc chinh phạt Chiêm Thành năm 1069 và được vua cho xây đền để tưởng nhớ công lao. Đến đời vua Trần Anh Tông (1276 - 1320), do hạn hán lớn, nhà vua bèn dựng đàn cầu đảo tại đây và được Câu Mang Thần Quân linh ứng làm mưa xuống, tưới tắm cho vạn vật. Nhà vua bèn phong nữ thần Nguyên Quân Hậu Thổ là Ứng Thiên Hậu Thổ phu nhân, dưới là Câu Mang Thần Quân - vị thần chủ về mưa xuân. Mỗi khi diễn ra lễ hội hằng năm (mùng 6 tháng Ba và 26 tháng Chín âm lịch), trong các phần nghi lễ không thể thiếu phần lễ với tục thờ trâu đất. Thời Lê Trung hưng (1533 - 1789), ngôi đền được chuyển thành đình làng Láng Hạ.

Hội đình Ứng Thiên trùng với dịp diễn ra hội chùa Láng (từ mùng 5 đến mùng 8 tháng Ba). Vì thế, không gian lễ hội diễn ra vô cùng sôi nổi trên địa bàn của cả 3 làng là Láng Thượng, Láng Trung, Láng Hạ. Sáng sớm mùng 6 tháng Ba, sau lễ Mộc dục (tắm tượng) và lễ tế Gia quan là nghi thức dâng hương tại đình Ứng Thiên. Sau đó, các dòng họ lần lượt vào lễ thánh với một mâm cỗ mặn, một mâm cỗ chay. Buổi chiều là lễ đại tế do các bô lão thực hiện. Đây là nghi lễ trang trọng và đặc sắc nhất với 6 tuần dâng rượu. Du khách cùng dân làng vây quanh xem tế, đếm từng tuần rượu và bước tế của các cụ. Phụ họa là dàn nhạc bát âm, chiêng trống khiến không khí lễ hội càng thêm long trọng.

Lễ hội kéo dài đến hết mồng 8 tháng Ba với các trò chơi dân gian sôi nổi như đấu vật, kéo co, chọi gà hay hát chèo, chầu văn, diễn tích nhà Phật... Kết thúc lễ hội là lễ tế tạ (tế chạ) với sự tham gia của các cụ ở 3 thôn, 9 xóm của 3 làng Láng Thượng, Láng Trung, Láng Hạ nhằm tạ ơn các vị thần Phật đã che chở, phù hộ cho người dân các làng một năm mới mùa màng bội thu, nhà nhà no đủ.

Cùng với hội chùa Láng, lễ hội đình Ứng Thiên là một trong những lễ hội lâu đời nhất gắn với văn hóa đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến, thể hiện nét văn hóa tâm linh đặc sắc của cư dân kinh thành Thăng Long xưa còn được bảo tồn, gìn giữ đến ngày nay.

(0) Bình luận
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc lễ hội đình Ứng Thiên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO