Du lịch bốn phương

Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 15 năm “Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới”

Hương Giang 12/05/2024 16:16

Danh thắng thiên nhiên đẹp nhất Việt Nam Lăng Cô ở huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) kỷ niệm 15 năm được công nhận là vịnh đẹp thế giới.

440445101_747065440930378_2660658525227551186_n.jpg
Chương trình nghệ thuật Kỷ niệm 15 năm “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới”.

Tối ngày 11/5, UBND huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) tổ chức Kỷ niệm 15 năm “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới”. Đến dự có ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Kang Byung Suk - Phó Chủ tịch Hiệp hội các Vịnh đẹp nhất Thế giới - Phụ trách khu vực Châu Á cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành ở Thừa Thiên Huế và đông đảo du khách, người dân đến xem chương trình nghệ thuật.

Vịnh Lăng Cô là một trong những danh thắng thiên nhiên đẹp nhất Việt Nam, là vịnh biển gần như nguyên sơ nằm dưới chân đèo Hải Vân với bãi tắm phẳng lì, nước xanh ngắt cùng hệ sinh thái rất đa dạng và phong phú, nằm giữa hai thành phố lớn là Huế và Đà Nẵng trên con đường di sản miền Trung “Phong Nha - Kẻ Bàng - Cố đô Huế - Phố cổ Hội An - Thánh địa Mỹ Sơn” và hành lang kinh tế Đông - Tây đang trên đà hội nhập, phát triển. Tháng 5/2009, tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ V của Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới (Worldbays Club) tổ chức tại thành phố Setubal (Bồ Đào Nha), Vịnh Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) được bầu chọn là thành viên thứ 30.

Tại buổi lễ kỷ niệm, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, sau 15 năm tham gia câu lạc bộ và được công nhận là vịnh đẹp thế giới, với sự hỗ trợ hiệu quả của các ban, bộ, ngành trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế cùng với sự nỗ lực của huyện Phú Lộc, Lăng Cô đã có những sự phát triển vượt bậc. Cùng với Chân Mây, Lăng Cô đã trở thành điểm đến yêu thích của các nhà đầu tư kinh doanh du lịch dịch vụ trong nước và quốc tế, nhiều dự án có quy mô lớn đã và đang được tiến hành xây dựng, đặc biệt là đã làm tốt công tác bảo vệ môi trường và xây dựng cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp của vịnh Lăng Cô.

Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đang tập trung đầu tư phát triển mạnh cơ sở hạ tầng, trên cơ sở tiếp tục bảo vệ, giữ gìn những giá trị tự nhiên, cảnh quan tuyệt đẹp và môi trường biển Lăng Cô, kết hợp với đầu tư phát triển, phát huy giá trị Vịnh đẹp Lăng Cô một cách hiệu quả và bền vững. Với quyết tâm đưa Lăng Cô phát triển mạnh mẽ và tương xứng với tiềm năng thế mạnh vượt trội, là kết nối quan trọng trong chuỗi đô thị từ Huế - Chân Mây - Lăng Cô - Ðà Nẵng - Hội An trên hành trình “Con đường di sản miền Trung”…

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị cần thực hiện tốt công tác quy hoạch và triển khai các giải pháp hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật để thực hiện các nội dung tại Quyết định số 108/QĐ-TTg ngày 26/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 vừa được công bố, Lăng Cô được định hướng phát triển gắn kết lâu dài với cảng nước sâu, khu công nghiệp và thương mại quốc tế Chân Mây, đô thị Chân Mây trong lộ trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, bảo đảm phát triển bền vững và toàn diện các chức năng nghỉ ngơi, sinh sống và làm việc của một đô thị lớn.

Qua đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, nhấn mạnh vai trò hạt nhân của Vịnh Lăng Cô trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương và tiếp tục thực hiện tốt các cam kết của Hiệp hội câu lạc bộ các vịnh đẹp thế giới với các tiêu chí trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển xanh, bền vững tại khu vực Vịnh Lăng Cô. Đồng thời, tập trung các giải pháp để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc sắc trên cơ sở phát huy thương hiệu quốc tế, tiềm năng thế mạnh của Vịnh Lăng Cô, tạo động lực để kêu gọi đầu tư và phát triển du lịch dịch vụ trong thời gian tới.

441577119_747065537597035_3599680075170844467_n.jpg
Các đại biểu đến dự Kỷ niệm 15 năm “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới”.
440878858_747065697597019_3882679766595892461_n.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại kỷ niệm 15 năm được công nhận là vịnh đẹp thế giới.
440466695_747065474263708_2227892488776958902_n.jpg
Nhiều tiết mục đặc sắc trong chương trình kỷ niệm 15 năm được công nhận là vịnh đẹp thế giới.
z5431983758643_1d786bac3b3534ee6204ca8d820e4a44.jpg
Các tiết mục biểu diễn tại kỷ niệm 15 năm "Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới" nhìn từ trên cao.
z5431983755479_44d8bf4bae068ea5b48df9b26b1ed9cb.jpg
Vịnh Lăng Cô nhìn từ trên cao.

Chương trình kỷ niệm 15 năm “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới” diễn ra từ ngày 10 - 12/5/2024 với nhiều hoạt động như chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm kỷ niệm với sự góp mặt của các ca sĩ nổi tiếng là Trọng Tấn, Lan Anh, Tố My, Quốc Đại…, các hoạt động văn hoá, thể thao truyền thống và hiện đại. Trong đó có chương trình bắn pháo hoa tầm thấp, hoạt động ẩm thực, lễ hội cầu ngư, đua thuyền truyền thống, dù lượn… nhằm quảng bá nét đẹp văn hóa Việt Nam đến với khách du lịch, bạn bè trong và ngoài nước…

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 15 năm “Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO