Văn hóa – Di sản

Cuốn thư pháp “Nhật ký trong tù” lớn nhất Việt Nam

Kim Thoa (T/h) 18:26 26/08/2023

Tác phẩm thư pháp “Nhật ký trong tù” có bìa gỗ gõ dài 131cm, rộng 99cm, cao 41cm; kích thước trang ruột dài 115cm, rộng 81cm; tổng trọng lượng khoảng 260kg.

p1880847.jpg
Nghệ nhân Phan Thanh Sơn giới thiệu với các đại biểu về tác phẩm vừa được xác lập kỷ lục Việt Nam. (ảnh: congly.vn)

“Nhật ký trong tù” là tập thơ chữ Hán đặc sắc của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, viết trong tù, theo thể Đường luật, được dịch ra tiếng Việt. Năm 2012, Chính phủ đã công nhận “Nhật ký trong tù” là Bảo vật quốc gia.

Ngày 26/8, Trung tâm Văn hóa – Thể thao quận Gò Vấp, TP.HCM tổ chức chương trình triển lãm sách, hình ảnh, thư pháp với chủ đề “Bác Hồ với nhân dân” và ra mắt cuốn sách “Nhật ký trong tù” đạt kỷ lục Việt Nam của nghệ nhân Phan Thanh Sơn.

Tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Viễn - Viện trưởng Viện Sở hữu Trí tuệ Việt Nam, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam đã trao quyết định xác lập kỷ lục Việt Nam đối với cuốn thư pháp “Nhật ký trong tù” của nghệ nhân Phan Thanh Sơn.

Cuốn thư pháp được nghệ nhân Phan Thanh Sơn kỳ công thực hiện trong 1 năm, bìa sử dụng gỗ gõ dài 131cm, rộng 99cm, cao 41cm; Kích thước trang ruột dài 115cm, rộng 81cm; Tổng trọng lượng cuốn thư pháp lên đến 260kg.

Mỗi trang được tác giả viết những bài thơ thư pháp bằng chữ Hán Nôm (ở trên) và bằng chữ thuần Việt (phía dưới). Mặt sau của trang thơ Nhật ký là 133 lời dạy của Bác với Đảng ta và với các tầng lớp Nhân dân về đạo đức cách mạng, lòng yêu nước, lẽ sống và quan hệ quốc tế...

Không giấu được sự xúc động khi cuốn thư pháp “Nhật ký trong tù” được công nhận kỷ lục Việt Nam. Nghệ nhân Phan Thanh Sơn cho biết đây là vinh dự, là phần thưởng vô cùng cao quý đối với bản thân mình.

Phó Chủ tịch UBND quận Gò Vấp Đào Thị My Thư cho biết, quận Gò Vấp vinh dự có 2 công dân đã góp sức lưu giữ, lan tỏa giá trị nhân văn sâu sắc của tác phẩm “Nhật ký trong tù”, đó là dịch giả Hoàng Bá Vy và nghệ nhân thư pháp Phan Thanh Sơn. Đây là niềm vinh dự không chỉ với cá nhân, gia đình mà cả với quận. “Chúng tôi hy vọng, sự công phu của tác giả cùng những nét bút bay bổng, uyển chuyển trong tác phẩm sẽ góp phần giới thiệu đến công chúng trong và ngoài nước sự độc đáo của nghệ thuật thư pháp chữ Việt, đồng thời lan tỏa hơn nữa và khơi dậy niềm đam mê khám phá, tìm hiểu những giá trị to lớn của tác phẩm “Nhật ký trong tù” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại”, Phó Chủ tịch UBND quận Gò Vấp bày tỏ.

Dịp này, Trung tâm Văn hóa – Thể thao quận Gò Vấp cũng tổ chức chương trình triển lãm sách, hình ảnh, thư pháp với chủ đề “Bác Hồ với nhân dân”./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Hà Nội đề xuất khôi phục tên phố Hàng Lọng
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có tờ trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết về việc đặt tên, đổi tên và điều chỉnh độ dài đường phố và công trình công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025.
  • Nghề gốm Mỹ Thiện là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Nghề gốm Mỹ Thiện được xếp vào loại hình “Nghề thủ công truyền thống” và chính thức trở thành một phần trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia...
  • Tết cơm mới của người Xá Phó là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Khi tổ chức Tết cơm mới, mỗi gia đình phải đi rước “hồn lúa mới” từ cánh đồng, nương rẫy về nhà. Hình tượng cây lúa và “hồn lúa” trong tâm thức của người dân mang đậm tính nhân văn, bản sắc văn hóa tộc người.
  • Huế có thêm hai di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
    Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Cơ Tu và Tri thức dân gian về Bún bò Huế được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tiếp thêm sức sống cho nghề truyền thống Thủ đô
    Là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân và người làm nghề truyền thống Hà Nội đang không ngừng sáng tạo trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làng nghề. Sự sáng tạo không chỉ mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho các làng nghề mà còn gợi mở những không gian trải nghiệm văn hóa mới cho người dân Thủ đô và du khách.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Gợi mở tư duy cải cách từ những thăng trầm của kinh tế Việt Nam
    Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức: tăng trưởng chậm lại, thị trường bất động sản trầm lắng, yêu cầu cải cách thể chế ngày càng rõ rệt…, việc nhìn lại những bài học từ lịch sử là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Cuốn sách “Kinh tế Việt Nam – Thăng trầm và đột phá” (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2025) của hai tác giả Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng mang đến một nền tảng tri thức khoa học và thực tiễn để suy ngẫm, định hướng cho hiện tại và tương lai.
  • Sách “Người Hà Nội, chuyện ăn, chuyện uống một thời” được vinh danh tại Trung Quốc
    Cuốn sách “Người Hà Nội, chuyện ăn, chuyện uống một thời” của tác giả Vũ Thế Long, ấn bản tiếng Trung do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi – Chibooks thực hiện và bán bản quyền cho Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Quảng Tây, vừa chính thức được trao giải thưởng “Sách Đông Nam Á có sức ảnh hưởng tại Trung Quốc năm 2025”.
  • Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Ngành Văn hóa
    Chương trình sẽ diễn ra với nhiều tiết mục hấp dẫn. Các tác phẩm tập trung nhấn mạnh và khẳng định những thành tựu văn hóa của đất nước; ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa thời đại, những giá trị to lớn, sự trường tồn và tầm ảnh hưởng của văn hóa qua 80 năm...
  • SeABankers Vì trẻ thơ - Một thập kỷ yêu thương khởi nguồn từ trái tim
    “Hành động nhỏ hôm nay sẽ làm nên điều diệu kỳ cho thế hệ trẻ mai sau” là tinh thần xuyên suốt hành trình 10 năm của chương trình “SeABankers Vì trẻ thơ” - sáng kiến thiện nguyện đầy tính nhân văn do chính cán bộ nhân viên (CBNV) SeABank khởi xướng và thực hiện từ năm 2015 đến nay.
  • Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
    Trong bối cảnh thị trường lao động không ngừng biến động bởi chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Đây là một trong những giải pháp chiến lược nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững Thủ đô trong giai đoạn mới.
Đừng bỏ lỡ
Cuốn thư pháp “Nhật ký trong tù” lớn nhất Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO