Cụ cử Can với quê hương Nhị Khê

HNMCT| 02/04/2021 07:50

Lương Văn Can là một trong những thành viên sáng lập phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục năm 1907. Ngoài hai trường Đông Kinh Nghĩa Thục và Ôn Như được mở ở số 4 và số 10 phố Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm), trên quê hương cụ (làng Nhị Khê, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội) còn có trường Lương Văn Can được xây dựng năm 1924.

Cụ cử Can với quê hương Nhị Khê
Nhà thờ Lương Văn Can.

Người con của làng

Lương Văn Can (1854 - 1927) sinh ra tại làng Nhị Khê (xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội). Năm 1874, triều đình nhà Nguyễn tổ chức thi Hương tại Hà Nội, cụ đỗ Cử nhân. Sau này, khi tuổi cao, Lương Văn Can thường được gọi là cụ cử Can.

Năm 1907, cụ cử Can và một số nhân sĩ cùng chí hướng như Nguyễn Quyền, Hoàng Tăng Bí, Lê Đại... sáng lập ra trường Đông Kinh Nghĩa Thục với mục đích nâng cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, truyền bá văn minh, tư tưởng mới và dạy chữ. Tại đây, cụ được bầu làm Thục trưởng, tức Hiệu trưởng của trường.

Tuy sống, làm việc và kinh doanh trong khu vực nội thành Hà Nội nhưng cụ Lương Văn Can thường xuyên lui về quê nhà ở Nhị Khê để dạy chữ cho con em trong làng với khát vọng khai dân trí, chấn hưng sức mạnh dân tộc để đánh đuổi thực dân, rửa nhục nước nhà. Năm 1924, cụ xây dựng một trường học ở làng Nhị Khê để dạy cả chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp.

Theo ông Nguyễn Thông (hậu duệ đời thứ 18 của danh nhân Nguyễn Trãi tại Nhị Khê), ban đầu dân làng mong muốn lấy tên cụ cử Can để đặt tên trường, nhưng chính quyền Pháp không đồng ý. Thế nên, trường chính thức mang tên Nhị Khê. Được xây dựng theo kiến trúc phương Tây, trường có hai lớp học chính được quét vôi vàng, cửa mái vòm, mái lợp ngói, trước mặt có sân rộng. Từ khi thành lập trường, con em làng Nhị Khê và khu vực lân cận nô nức theo học, giáo viên được trả lương. Theo ông Thông, trường có nhiều cán bộ cách mạng từng theo học, trong đó có cố Tổng Bí thư Đỗ Mười. Năm 2005, trường Lương Văn Can được công nhận là Di tích lịch sử cấp thành phố.

Cụ cử Can với quê hương Nhị Khê
Trường Lương Văn Can được bảo tồn nguyên vẹn.

Lưu danh đất Suối Hoa

Cụ Lương Văn Can qua đời ngày 13-6-1927. Trước khi mất, cụ dặn dò con cháu sáu chữ: “Bảo quốc túy, tuyết quốc sỉ”, tức là: Giữ tinh hoa của nước, rửa nhục nước với khát khao chấn hưng nước nhà. Thậm chí, trước ngày mất, cụ đã cho in sáu chữ này trong nhiều tờ giấy nhỏ để phát cho những người dự đám tang nhằm tuyên truyền lòng yêu nước và thức tỉnh đồng bào về nỗi nhục mất nước vào tay thực dân Pháp. Đã có gần 1.000 người tiễn đưa cụ tới nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang Hợp Thiện (nay thuộc đất phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Lễ truy điệu có sự theo dõi chặt chẽ của một toán lính Pháp với danh nghĩa bảo đảm trật tự.

Sự ra đi của cụ cử Can là một mất mát to lớn với người dân Nhị Khê, nhất là các môn sinh đang theo học tại trường. Để tưởng nhớ cụ, dòng họ Lương đã xây dựng nhà thờ Lương Văn Can trên nền nhà cũ. Xung quanh nhà thờ là cây cối thoáng mát, phía trước là một ao nhỏ có hòn non bộ, bên cạnh còn một bức tường phế tích và một nền nhà xây dựng từ thời cụ cử Can còn sống. Trong nhà thờ có ảnh cụ cùng gia đình và một số ảnh tư liệu về hoạt động canh tân, dạy học của cụ. Nhà thờ Lương Văn Can hiện do dòng họ Lương hương khói, săn sóc.

Hai bên cột nhà thờ Lương Văn Can có đôi câu thơ: “Huề thủ cựu thư quy cựu ẩn/ Dã hoa đề điểu nhất ban xuân” (Đem sách xưa về nơi ẩn cũ/ Xuân đầy hoa nở với chim kêu) - trích trong bài “Quy ẩn” của thi sĩ Trần Đoàn nhằm ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân và việc về quê ở ẩn, dạy học cũng như nỗi lòng của cụ Can trước cảnh nước nhà bị áp bức.

Nhị Khê trước đây còn được gọi là Suối Hoa. Theo ông Thông, Nhị Khê trước vốn gọi là Trại Ổi. Thời Lý, nhà vua thường xuôi thuyền rồng từ Thăng Long đến đoạn cuối sông Tô Lịch, thấy cảnh đẹp, hai bên nở đầy hoa nên đặt tên là Nhụy Khê. Nhụy nghĩa là hoa, Khê nghĩa là suối, tức Suối Hoa. Nhị Khê là đất địa linh nhân kiệt, quê hương của nhiều nhân tài, chí sĩ yêu nước nối tiếp nhau qua các thời kỳ như: Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi, Tiến sĩ Nguyễn Trung Lượng, Lương Văn Can, Lương Ngọc Quyến (con thứ của cụ cử Can), Lều Thọ Nam...

Từ năm 1946 đến tháng 6-1948, các thôn Nhị Khê, Trung Thôn, Văn Xá, Thượng Đình, phố Quán Gánh thuộc xã Lương Văn Can. Tháng 6-1948, xã Lương Văn Can và xã Lam Nhạc hợp nhất thành xã Quốc Tuấn. Đến năm 1970, xã Quốc Tuấn được đổi tên thành xã Nhị Khê. Việc đặt tên cụ cử Can cho một đơn vị hành chính cho thấy sự tôn kính của nhân dân địa phương với người chí sĩ yêu nước Lương Văn Can, cũng như sự gắn bó của cụ cử Can với quê nhà Nhị Khê.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
Cụ cử Can với quê hương Nhị Khê
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO