Công ty TNHH Thương binh nặng Hòa Bình: Tiếp lửa truyền thống của những người cựu chiến binh

Sơn Dương| 21/12/2022 07:59

Cứ đến ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12) hàng năm, những người cựu chiến binh (CCB) Công ty TNHH Thương binh nặng Hòa Bình lại có dịp hồi tưởng lại những kí ức hào hùng năm xưa. Trong những hồi tưởng của những người CCB tóc pha sương đó, họ đều hóa thân mình trở lại là những người lính chiến đấu bảo vệ Tổ quốc năm xưa. Có lẽ, trong sâu thẳm tâm can của lớp CCB ấy, mỗi người đều mang trong mình một niềm ấp ủ. Hình như họ đang nhớ về những đồng đội của mình - người mất, người còn!

anh-1(2).jpg
Công ty TNHH Thương binh nặng Hòa Bình làm lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ tại các nghĩa trang liệt sĩ.

Trong ngọn gió heo may lùa từ khe cửa, những hơi lạnh nhạt nhòa, lãng đãng đang theo chân hồi tưởng của những người cựu chiến binh, thương bệnh binh Công ty TNHH Thương binh nặng Hòa Bình trở lại cái thời binh lửa, những đêm trên căn cứ, những vùng đất một thời là chảo lửa, đạn bom... “Thông thường, mỗi lần có dịp hồi tưởng hoặc kỷ niệm những ngày lễ lớn, chúng tôi cùng với các đoàn cán bộ, đoàn viên, thanh niên của Công ty về lại Nghĩa trang quốc gia Đường 9 và Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn để thắp hương trên từng ngôi mộ của các liệt sĩ. Bước chân của những người CCB chúng tôi chùng xuống sau những hàng bia mộ, những chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong chiến đấu nơi địa đầu tuyến lửa cách đây gần 50 năm. Những việc làm của CCB khiến tôi cứ ngỡ như người thân của họ đang hiện hữu đâu đây. Hình ảnh những mái đầu bạc, cúi xuống cầu nguyện giữa bạt ngàn bia mộ trắng phau, giữa những dòng bia mộ nhạt nhòa trong khói hương và sương mai còn lưu luyến quyện tròn. Về lại chiến trường xưa, những CCB chúng tôi quá đỗi xúc động, lòng vẫn không khỏi xót xa. Những lần đi như vậy, đã cho chúng tôi những cảm nhận sâu sắc về tình đồng đội cao cả. Nhờ có họ mà chúng tôi có ngày hôm nay - cảm xúc thật khó tả; giờ đây chúng tôi được trở về với gia đình thân yêu, còn những đồng đội thì nằm lại nơi này. Có gia đình đã tìm được phần mộ người thân về an táng tại quê nhà; một số tới nay vẫn chưa tìm được mộ hoặc chưa biết tên. Đã một thời tuổi xuân và khói lửa đi qua, may mắn cho chúng tôi, những người còn sống và được trở lại chiến trường xưa. Những người CCB chúng tôi dẫu về với đời thường, nhưng mỗi lần đến dịp những ngày lễ lớn như: Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4; ngày Thương binh liệt sĩ 27/7; ngày truyền thống CCB Việt Nam 6/12; kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, những hình ảnh, bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng bao giờ cũng khiến cho chúng tôi đầy vơi nước mắt, miên man nghĩ đến quá khứ hào hùng...” - ông Nguyễn Hữu Đường, người CCB và cũng là vị “thuyền trưởng” tài ba của Công ty TNHH Thương binh nặng Hòa Bình nghẹn ngào chia sẻ.

img-1060.jpg
Gặp mặt, tri ân thương binh nặng trên cả nước - Nghĩa cử cao đẹp của Công ty TNHH Thương binh nặng Hòa Bình.


Thương tiếc những người đã ngã xuống, lại càng thắt chặt, gắn bó thân thiết hơn với những đồng đội còn sống với nhau hôm nay. Những CCB trên dưới 70, 80 tuổi lại ra đi vì vết thương tái phát. Cuộc sống sau chiến tranh của những CCB - là những thương binh, bệnh binh vô cùng khó khăn trong sinh hoạt đời thường - nhưng vượt lên tất cả là tinh thần người lính Cụ Hồ, không ngại khó, ngại khổ khiến những người CCB Công ty TNHH Thương binh nặng Hòa Bình vươn lên, góp phần xây dựng kinh tế đất nước và đóng góp đắc lực cho công tác an sinh xã hội. Họ nguyện sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh cao đẹp của đồng đội. Xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ “Thương binh tàn nhưng không phế”.


Cũng bởi lẽ đó mà ông Nguyễn Hữu Đường cùng những thương binh và người lao động của Công ty TNHH Thương binh nặng Hòa Bình khi trở về với đời thường đã không tiếc công, tiếc của cho hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn có thể kể đến như: Năm 2003, công ty tiến hành xây dựng đền thờ, đúc chuông, đúc tượng Lễ nghi Học sĩ Nguyễn Thị Lộ; năm 2005, cung tiến quả chuông nặng 1,2 tấn tại Đền thờ Bác Hồ ở đèo De, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; năm 2007, đúc tượng Bác Hồ cung tiến đền thờ các anh hùng liệt sĩ toàn quốc ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên; xây dựng tháp chuông và cung tiến hai quả chuông, mỗi quả nặng 1,2 tấn tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9 và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn. Năm 2011, công ty đúc quả chuông 1,2 tấn dâng tặng nghĩa trang Quảng Ngãi; Năm 2014, Công ty TNHH Hòa Bình đã xây tặng một trung tâm tiếp đón thân nhân gia đình liệt sĩ ở Thành cổ Quảng Trị,… Không những vậy, công ty còn chi hàng tỉ đồng ủng hộ các quỹ: Vì người nghèo, Tấm lòng vàng, Tấm lòng Việt; ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt trên khắp đất nước.


Sự ân nghĩa lớn nhất với đồng đội của Tổng giám đốc Nguyễn Hữu Đường là doanh nghiệp của ông đã đón nhận rất nhiều thương binh, bệnh binh và các đối tượng chính sách vào làm việc. Bản thân Tổng giám đốc và các cán bộ của doanh nghiệp luôn hết lòng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần để đồng đội yên tâm làm việc, sống khỏe, sống vui. Hằng năm, công ty đều tặng thưởng 5 triệu đồng/cháu đối với con thương binh đang làm việc tại công ty có thành tích học tập tốt. Nếu các cháu thi đỗ vào đại học, công ty mua tặng mỗi sinh viên một xe máy. Gia đình nào có khó khăn về chỗ ở, đơn vị hỗ trợ kinh phí để nâng cấp nhà. Ngoài ra, đối với hàng nghìn công nhân đang lao động trong các cơ sở sản xuất, công ty bảo đảm tiền lương đủ sống so với mức lương trung bình của xã hội; tổ chức bữa ăn trưa miễn phí và có chế độ nghỉ mát thường xuyên hằng năm.


Có lẽ, không có giấy bút nào có thể miêu tả hết được hình ảnh “những người lính Cụ Hồ” bình dị mà kiên cường, không sợ hy sinh gian khổ với lý tưởng cao đẹp. Và truyền thống tốt đẹp ấy vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống đời thường của những người CCB, thương bệnh binh Công ty TNHH Thương binh nặng Hòa Bình.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
Công ty TNHH Thương binh nặng Hòa Bình: Tiếp lửa truyền thống của những người cựu chiến binh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO