Sân khấu - Điện ảnh

Công diễn vở “Mẹ hát rong” do Huỳnh Lập làm đạo diễn

Quỳnh Phạm 16:26 22/05/2023

“Mẹ hát rong” của nghệ sĩ trẻ Huỳnh Lập vừa công diễn và đang gây “sốt” với khán giả.

Không chỉ “nổi” ở lĩnh vực phim chiếu mạng, diễn viên Huỳnh Lập còn được nhớ tới ở nghệ thuật sân khấu. Sinh năm 1993 nhưng Huỳnh Lập đã có nhiều năm hoạt động trong showbiz. Anh được biết đến nhiều hơn khi trở thành quán quân chương trình “Cười xuyên Việt” mùa đầu tiên. Giải thưởng này chính là bệ phóng giúp anh bay cao, vươn xa trên con đường phim ảnh, sân khấu.

w-ekip-ra-mat-khan-gia5-304.jpg
Diễn viên, đạo diễn Huỳnh Lập.

Huỳnh Lập từng làm đạo diễn cho liveshow MC Trấn Thành, nghệ sĩ Việt Hương; tổng đạo diễn phim điện ảnh Sài Gòn, Anh yêu em. Các phim chiếu mạng của Huỳnh Lập luôn thu hút hàng chục triệu lượt xem, như: Tấm Cám: Chuyện Huỳnh Lập kể, MV parody Em gái mưa, Ai chết giơ tay… Huỳnh Lập cũng là một trong những đạo diễn, diễn viên và nhà sản xuất của Việt Nam có tác phẩm chiếu trên nền tảng trực tuyến Netflix toàn cầu nhiều nhất. Loạt phim Ai chết giơ tay, phim điện ảnh Pháp sư mù và mới nhất Kẻ độc hành là các tác phẩm nghệ thuật thứ bảy của Huỳnh Lập được Netflix phát sóng khắp châu Á.

Không chỉ cho thấy tài năng ở lĩnh vực điện ảnh, diễn viên Huỳnh Lập còn chiếm được cảm tình của khán giả ở nghệ thuật sân khấu. Vừa qua, quán quân “Cười xuyên Việt” mùa đầu tiên đã chinh phục công chúng khi công diễn vở Mẹ hát rong – vở kịch do anh viết kịch bản, đạo diễn và vào vai nhân vật chính. Những buổi diễn Mẹ hát rong tại Sân khấu Trương Hùng Minh (TP. Hồ Chí Minh) chật kín khán giả và tạo nên cơn “sốt” với người xem.

me-hat-rong-4-.jpg
Huỳnh Lập trong vở "Mẹ hát rong".

Mẹ hát rong có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ tên tuổi, trong đó có nghệ sĩ Minh Nhí, Việt Hương, Hạnh Thảo, Trung Tín, Lê Nhân, Su Su, Thiết Yến... Vở kịch là câu chuyện kể về tình cảm gia đình với nhân vật dì Hai (Việt Hương đóng) - một bà mẹ nghèo có niềm đam mê với công việc làm diễn viên trên các sân khấu hằng đêm. Vì lo cho tương lai của đứa con trai duy nhất nên bà Hai đã không quản ngại tập luyện cùng một người bạn rồi nhờ vả dẫn đi biểu diễn để kiếm tiền. Thế nhưng, đứa con vì không hiểu chuyện nên đã có những lời mắng mỏ, miệt thị công việc mẹ mình đang làm.

Các nghệ sĩ gạo cội cùng các diễn viên trẻ đã kết hợp với nhau đem tới câu chuyện kịch hấp dẫn, cùng nhau tạo nên tiếng cười sảng khoái cho khán giả với những tình huống hài hước và rồi cũng lấy đi nhiều nước mắt của người xem với những câu chuyện nhân văn. Theo giới chuyên môn, Mẹ hát rong của Huỳnh Lập trở thành hiện tượng, tạo cơn sốt vé bởi đáp ứng được các tiêu chí: hài kịch có nội dung; diễn viên tung được nhiều trò diễn vui nhộn; quy tụ được dàn diễn viên tên tuổi bên cạnh lực lượng trẻ đang là trụ cột của sân khấu Trương Hùng Minh.

lmd03322-min-134001.jpg
Từ trái qua: Huỳnh Lập, nghệ sĩ Minh Nhí, Việt Hương trong vở Mẹ hát rong.

Bất ngờ nhất vẫn là nét diễn xuất rất linh hoạt của Minh Nhí, Việt Hương, Huỳnh Lập, để khán giả thích thú chờ xem câu chuyện, dù có thể ai cũng đoán được cái kết, người con suýt bất hiếu khi ngăn mẹ mình theo đuổi đam mê sân khấu, quay lại cùng giới trẻ chung tay xây dựng một sàn diễn sang trọng cho mẹ thoát kiếp hát rong.

Ít ai biết, 5 năm trước, vở Mẹ hát rong đã được Huỳnh Lập biểu diễn tại sân khấu phòng trà do nam nghệ sĩ thành lập. Phiên bản đầu này, nam nghệ sĩ đã chinh phục khán giả khi vào vào vai một bà mẹ nghèo có niềm đam mê với công việc làm diễn viên chính trên các sân khấu hằng đêm. Huỳnh Lập đã đưa người xem đi từ xúc động đến rơi nước mắt về tình mẫu tử thông qua cách hóa trang như thật và diễn xuất tốt. Tới lần trở lại này, với sự đổi mới về cách dựng và nghệ sĩ diễn nhập vai, Mẹ hát rong tiếp tục tạo nên cơn “sốt” với người xem.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thơ ca giải phóng miền Nam: Một hình thái đặc thù trên tiến trình văn học 1954 - 1975
    Trong bức tranh toàn cảnh thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 không thể không kể đến thơ ca giải phóng miền Nam, một bộ phận thơ ở tuyến đầu chống Mỹ ngụy, với một đội ngũ nhà thơ triệt để và đầy bản lĩnh trong quan niệm nghệ thuật: lấy thơ ca làm vũ khí chiến đấu “Thơ là súng là gươm” (Lê Anh Xuân). Có thể nói, đây là quan niệm chung chi phối cảm hứng và tư thế diễn ngôn của văn nghệ sĩ trong văn học giai đoạn chiến tranh và cách mạng.
  • Cuộc hành quân đặc biệt
    Tháng 4 mang theo sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn, gợi lên trong tôi bao ký ức không thể nào quên về người cha thân yêu nay đã đi xa. Vào những ngày đầu tháng 4 năm 1975, khi cả nước sục sôi khí thế tiến về giải phóng Sài Gòn, Xưởng phim truyện Việt Nam nhanh chóng cử các nghệ sĩ tinh nhuệ chia thành bốn nhóm gồm biên kịch, đạo diễn, quay phim, thu thanh tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.
  • NXB Kim Đồng ra mắt loạt ấn phẩm đặc sắc dịp Ngày sách Việt Nam 2025
    Hướng tới Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư và kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu nhiều ấn phẩm mới dành cho thiếu nhi. Các tác phẩm không chỉ mang giá trị giáo dục sâu sắc mà còn truyền cảm hứng về khoa học, văn hóa và lòng yêu nước.
  • Khánh thành, đưa vào sử dụng Nhà thư viện Trường Đại học Kinh tế Huế
    Đại học Huế đưa vào sử dụng Nhà thư viện Trường Đại học Kinh tế (Đại học Huế) với diện tích xây dựng 999 m2 để phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu của gần 10.000 sinh viên.
  • Đầu tư 18 tỷ đồng tổ chức Đại nhạc hội “Mega Booming - Huế” ở Quảng trường Ngọ Môn
    Đại nhạc hội “Mega Booming - Huế 2025” sẽ diễn ra vào tối ngày 6/7 tại Quảng trường Ngọ Môn Huế (TP Huế) với kinh phí tổ chức lên đến 18 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa, bán vé và kỳ vọng trở thành điểm nhấn giải trí về đêm thu hút khách du lịch cho Cố đô Huế.
Đừng bỏ lỡ
Công diễn vở “Mẹ hát rong” do Huỳnh Lập làm đạo diễn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO