Có một Hà Nội xao xuyến mỗi độ đông về...

Bài và ảnh: Thanh Huyền/NSHN| 11/01/2019 15:56

Không ồn ào, náo nhiệt như mùa hè, không nồng nàn như mùa thu, cũng chẳng căng tràn nhựa sống như mùa xuân, nhưng đông Hà Nội vẫn khiến những người đã đi qua nhớ thương, xao xuyến. Lạ thật đấy, đông là mùa của lạnh giá, vậy mà bước xuống phố lại bắt gặp bao điều ấm áp, dễ thương.

Có một Hà Nội xao xuyến mỗi độ đông về...

Lập đông, Hà Nội mang gam màu, hương vị say đắm là lạ. Đó là những ngày trời khoác lên mình tấm áo xám đặc trưng. Đó là những ngày Hà Nội xô bồ, hối hả chợt chậm lại vài nhịp trước lá đỏ, trước nắng chiều đông hao gầy.
Có một Hà Nội xao xuyến mỗi độ đông về...
Hà Nội mơ màng trong sắc đỏ của lá bàng.

Đông Hà Nội là mùa la cà quán xá. Hương phố tỏa ra từ những hàng quà vỉa hè, níu chân người qua lại. Này đây ngô nướng, này đây bát xôi chè còn nóng hổi, hay ly cà phê nghi ngút khói... như một lời mời gọi đáng yêu, dịu dàng: “Sao không ngồi xuống đây chuyện trò một chút cho ấm lòng”.

Hà Nội những ngày mùa đông bước ra đường, ngại đấy, nhưng thích thú lạ! Ngại vì rét buốt len lỏi qua từng kẽ tay, ngấm vào da thịt, chỉ muốn phi xe thật nhanh trở về nhà, nằm cuộn tròn trong chiếc chăn to sụ, đọc một cuốn sách, nhâm nhi một tách trà. 
Có một Hà Nội xao xuyến mỗi độ đông về...

Nhưng nếu cứ sợ lạnh mãi thì sẽ chẳng bao giờ cảm nhận hết được thú vui của những ngày rét mướt. Chỉ có thức dậy thật sớm thì mới thấy một Hà Nội "uể oải", "biếng trễ" trong yên bình. Đó là khi những con đường, ngõ phố còn im lìm trong màn sương trắng bàng bạc. Vẳng đâu đây tiếng rao của chị bán hàng rong - cái thanh âm ngân dài, lạc lõng giữa khoảng không gian yên ắng, tĩnh mịch. 

Đón gió đông, nhất định phải mang xe dạo vài vòng trên Hồ Gươm. Lúc này, lá đã theo gió đi cùng mùa thu, để lại những cành cây khẳng khiu, trơ trọi trên nền trời xám, tạo nên một nét đẹp rất riêng của Hà thành. Rồi cũng nhất định phải lên hồ Tây ngắm hoàng hôn, tận hưởng một chút lãng đãng thơ mộng. Cảm giác thật thảnh thơi, yên bình khi tản bộ dọc con đường Thanh Niên lộng gió, đến khi chân mỏi lại ngồi xuống ngắm đất, ngắm trời, hai bàn tay xoa vào nhau liên hồi cho ấm, miệng mải huyên thuyên những câu chuyện từ mùa đông cũ. 
Có một Hà Nội xao xuyến mỗi độ đông về...
Ngắm hoàng hôn trên hồ Tây một chiều đông Hà Nội.

Người ta vẫn gọi đông Hà Nội là mùa của yêu thương. Nhớ ngày còn nhỏ, nghe đài báo gió mùa đông bắc, mẹ thường ngồi đan nào khăn len, nào áo ấm. Gió rét ngoài kia chẳng là gì khi có bàn tay của mẹ. 

Hà Nội mùa đông, đi đến đâu cũng bắt gặp những điều bình dị, đáng yêu: Là ấm nước đun vội cho bớt lạnh, là câu chuyện thời tiết hôm nay ra sao, là lời nhắc nhở dịu dàng mặc thêm áo kẻo lạnh. Đông Hà Nội kéo mọi người xích lại gần nhau hơn trong cái nắm tay, cái ôm nhẹ. Cứ thế, từ năm này qua năm khác, người ta nhớ nhung đông Hà Nội bởi những điều nhỏ bé, giản đơn như thế. 
Có một Hà Nội xao xuyến mỗi độ đông về...

Có một Hà Nội xao xuyến mỗi độ đông về...

Có một Hà Nội xao xuyến mỗi độ đông về...

Cứ nói sợ lạnh vậy thôi nhưng nếu không có đông, người ta lại nhắc mãi không thôi: “Sao mùa đông Hà Nội chưa chịu đến?”. Bởi đông Hà Nội không chỉ có giá rét, mà còn có cả yêu thương, bởi trong tim ai cũng có một mặt trời để sưởi ấm cho nhau những ngày đông lạnh.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài 2)
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về xây dựng “Đảng cầm quyền”; Đảng ta đã và đang kế thừa, phát triển, nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của Đảng, để Đảng thực sự “là đạo đức là văn minh”.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Xuất bản sách "Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo"
    “Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo” là nhan đề cuốn sách được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).
  • Học sinh thỏa sức sáng tạo, phát huy niềm đam mê khoa học kỹ thuật
    Cuộc thi Robotics là sân chơi bổ ích giúp học sinh Tiểu học và THCS quận Ba Đình thêm cơ hội giao lưu, học hỏi, trao đổi kiến thức về lĩnh vực robot và tự động hóa.
  • Trải nghiệm triển lãm số “Rạng rỡ tên Người”
    Ngày 16/5, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân khai mạc triển lãm ảnh “Rạng rỡ tên Người” và ra mắt số báo Nhân Dân Cuối tuần đặc biệt, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ thiên tài, người khai sáng con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, đồng thời đặt nền móng cho nền báo chí cách mạng nước nhà.
Đừng bỏ lỡ
Có một Hà Nội xao xuyến mỗi độ đông về...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO