36 phố phường

Chuyện ít ai biết về cây đại phong cầm nặng 9 tấn tại Nhà thờ lớn Hà Nội

Ngân Hà (t/h) 08:02 06/06/2023

Cây đại phong cầm (pipe organ) nặng 9 tấn, cao 7m, rộng 6,5m, dày 4m được sản xuất bởi một công ty của Bỉ, vừa từ Nhật Bản chuyển tới Việt Nam khiến biết bao người trầm trồ.

Nhờ sự kết nối của những người yêu Việt Nam, yêu Hà Nội, mà cây đại phong cầm này đã rời bến từ tỉnh Itami Nhật Bản để cập bến tại Thủ đô Hà Nội. 

Cây đại quản cầm này được sản xuất năm 1993, tại Trung tâm Sun City Hall, thành phố Itami, tỉnh Hyogo (Nhật Bản), dành cho người cao tuổi. Cây đàn là kết quả cuộc giao lưu văn hóa giữa 2 thành phố Itami (Nhật Bản) và Hansen (Bỉ).

Cây đàn được chế tác bởi bàn tay nghệ nhân sản xuất nhạc cụ người Bỉ - Guido Schumacher, với 1.696 ống. Cây đàn có chiều cao 7m, rộng 6,5m, dày 4m và nặng 9 tấn. Chất liệu từng bộ phận của cây đàn được lựa chọn cho phù hợp với khí hậu ở Itami nói riêng cũng như khu vực châu Á nói chung. Cây đàn được thành phố Itami mua lúc bấy giờ với giá 70 triệu Yên tương đương khoảng 17 tỷ đồng Việt Nam.

Theo linh mục An tôn Nguyễn Văn Thắng, Chính xứ Nhà thờ Lớn Hà Nội, cây đại quản cầm này đã trải qua trận động đất Kobe vào năm 1995 nên đã bị hư hại nhiều. Hội người cao tuổi thành phố Itami cũng có ý định trùng tu lại cây đàn. Năm 2018, một công ty tại Nhật đã sửa chữa lại những phần bị hư hỏng, nhưng âm thanh của cây đàn không còn chuẩn như đánh giá của công ty sản xuất ra nó (Công ty Schumacher). Sau đó, hãng Schumacher có đề nghị việc phục dựng lại cây đàn.

Tuy nhiên để phục dựng lại cây đại quản cầm này phải chi phí khoảng 250.000 Euro nên Hội người cao tuổi ở thành phố Itami không đáp ứng được. Theo thời gian, chi phí bảo trì và sửa chữa cây đàn này quá cao, vượt ngân sách dành cho các chương trình phúc lợi của người cao tuổi. 

Chính vì thế, toà thị chính thành phố Itami có ý định thanh lý và muốn tặng cây đàn cho một nhà thờ Công giáo. Tuy nhiên, hầu hết các nhà thờ Công giáo ở Nhật đều nhỏ và thấp nên không tương xứng với cây đàn này. 

dai-phong-cam-duc.jpg

Tình cờ, ông Chikara Maruyama (75 tuổi), chuyên gia sửa đàn Piano biết được câu chuyện này đã liên hệ với thành phố đề nghị giúp đỡ. Ông gửi email cho 100 cơ sở, trong đó có các nhà thờ nhưng vẫn không nhận được câu trả lời mong muốn. Không nản chí, Maruyama sử dụng Google Maps để tìm những nhà thờ có kiến trúc phù hợp với loại đàn này trên khắp thế giới và ông tìm thấy điều mình muốn ở Việt Nam, nơi có những nhà thờ Công giáo được xây dựng theo kiến trúc Gothic.

Biết được thông tin này, linh mục Phê rô Phạm Hoàng Trinh đang mục vụ tại Oita (Nhật Bản) đã đề nghị tặng cho một nhà thờ tại Việt Nam. Linh mục Phê rô chia sẻ, đây là duyên, tình cờ khi đi dâng lễ cho các em người Việt Nam tại Giáo xứ Tetorit ở thành phố Sumato (Nhật Bản) và tình cờ gặp Chikara Maruyama chuyên gia sửa đàn Piano. Ông có nói chuyện với tôi về thành phố Itami có cây đại phong cầm Pipe Piano vì nhiều lý do không dùng nữa đồng thời hỏi bên Việt Nam có nhà thờ nào muốn nhận cây đàn này về sử dụng?

Ông cũng cho tôi website về thành phố. Và tôi về mở ra và thấy đó là 1 cây đàn thật tuyệt vời, lần đầu tiên trong đời tôi nhìn thấy. “Sau đó, tôi xem và chụp lại cây đàn đăng trên Facebook được 7 nhà thờ chính tòa, 3 dòng tu quan tâm. Sau khi suy xét, Nhà thờ Chính tòa Hà Nội mang kiến trúc Gothic, ở Thủ đô là trung tâm văn hóa, tôn giáo, nên Tòa thị chính Itami đã quyết định tặng cây đàn cho nhà thờ này”, linh mục Phê rô nói.

Sau đó, linh mục An tôn và Phê rô cùng tìm công ty sản xuất cây đàn nhờ họ giúp đỡ việc tháo dỡ, vận chuyển và lắp đặt. Sau nhiều nỗ lực, hai linh mục đã liên lạc được với Công ty Schumacher, hãng sản xuất ra cây đàn này. Ông Giám đốc Schumacher đã tỏ ra vui mừng, sẵn sàng cộng tác tháo dỡ cây đàn từ Itami đưa về lắp đặt tại thủ đô Hà Nội.

dai-phong-cam.jpg

Tất cả các linh, phụ kiện của cây đàn đều được tháo dỡ cẩn trọng, xếp vào các thùng gỗ đóng lại đưa lên container rồi chuyển về Việt Nam. Cây đàn cập cảng Hải Phòng và làm thủ tục thông quan ngày 19/7/2022. Tối 21/7, chiếc container chở cây đại phong cầm về tới Nhà thờ Chính tòa Hà Nội.

Khi cây đàn chuyển về tới Nhà thờ Lớn Hà Nội, hãng Schumacher đã làm sạch toàn bộ bề mặt và làm mới 300 chiếc ống. Chi phí tháo gỡ, trùng tu đều do Nhà thờ Chính tòa Hà Nội chi trả với khoảng 200.000 Euro./.

Bài liên quan
  • Những quán ăn thuần chay ngon tại Hà Nội
    Ăn chay đang trở thành xu hướng ẩm thực được ưa chuộng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Áp dụng một chế độ ăn chay phù hợp sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể và ngăn ngừa được một số vấn đề về sức khỏe.
(0) Bình luận
  • Hàng nghìn phụ nữ Thủ đô tham gia đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài
    Sáng 5/10, Chương trình đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển” nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 thu hút đông đảo sự quan tâm của nhân dân Thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước.
  • Hà Nội rực rỡ sắc màu chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), phố phường Hà Nội được trang trí hàng loạt băng rôn, cụm pano, tranh cổ động đầy ý nghĩa.
  • Trưng bày "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức Trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
  • Những địa danh tại Hà Nội mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9
    Quảng Trường Ba Đình, Nhà khách Chính Phủ, số 48 Hàng Ngang, Quảng trường Cách mạng tháng Tám… là những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh mùng 2 tháng 9 tại Thủ đô Hà Nội.
  • Những đường phố mang tên cha và con ở Hà Nội
    Ở nội thành Thủ đô Hà Nội có hàng trăm đường phố được đặt theo tên các danh nhân tiêu biểu của đất nước. Tên tuổi của họ gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trong đó có những vị vua, vị danh nhân có công lớn trong lịch sử dân tộc mà cả cha và con đều được đặt tên cho đường, phố. Đó là: Mạc Thái Tổ - Mạc Thái Tông, Đặng Tất - Đặng Dung, Phan Huy Ích - Phan Huy Chú, Lương Văn Can - Lương Ngọc Quyến, Hoàng Đạo Thành - Hoàng Đạo Thúy...
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Hà Nội ra mắt Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo
    Tối 10/12, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra Lễ tổng kết Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 và Ra mắt trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội. Việc cho ra đời Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo cho thấy cam kết của Hà Nội với UNESCO khi tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo.
  • Thành lập thành phố Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình
    Với 100% thành viên có mặt tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Ninh Bình. Nghị quyết có hiệu lực từ 1-1-2025.
Đừng bỏ lỡ
Chuyện ít ai biết về cây đại phong cầm nặng 9 tấn tại Nhà thờ lớn Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO