Thơ

Chùm thơ của Wislawa Szymborska

Lê Bá Thự (dịch từ nguyên bản tiếng Ba Lan) 14:41 26/10/2023

Năm 2023 là năm kỉ niệm 100 năm ngày sinh nữ nhà thơ Wislawa Szymborska (1923 - 2023) - tác giả đã được giải thưởng Nobel Văn học năm 1996. Nhân dịp này Nhà nước Ba Lan đã quyết định chọn Năm 2023 là năm Wislawa Szymborska, để ghi nhớ công lao to lớn của bà đối với nền văn học giàu truyền thống của Ba Lan. Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ ba bài của bà qua dịch thuật của nhà văn, dịch giả Lê Bá Thự.

tac-gia-w.-szymborska.jpg

Không có gì hai lần

Không có gì xẩy ra hai lần

Sẽ chẳng bao giờ là như vậy

Mới hay đó là nguyên nhân

Khi sinh ra ta không thuần thục

Ta không lão luyện lúc từ trần.

Cho dù là những học trò tột cùng dốt đặc

dưới mái trường thế gian,

chúng ta chẳng thể nào tái lập

dù một mùa đông hay hè.

Không có ngày nào lặp lại,

Không có hai đêm như nhau,

Không có hai nụ hôn giống hệt,

Không có hai ánh mắt nhìn

Lại y như một.

Hôm qua bên em

có người nhắc tên anh

em như được một bông hồng

bay qua cửa sổ mở vào phòng.

Hôm nay chúng mình bên nhau,

Em quay mặt vào tường.

Bông hồng ư? Bông hồng ra sao?

Đó là bông hoa? Hay là cục đá?

Hỡi thời gian tệ hại

Sao mi gây lo ngại

Chẳng đâu vào đâu?

Mi đang hiện hữu - rồi mi trôi qua.

Mi sẽ trôi qua - thế là tuyệt đẹp.

Miệng cười, tay ôm nhau

Chúng ta cố tìm hòa thuận

Cho dù chúng ta khác biệt

Như hai giọt nước trong lành.

Bản đồ

Bài thơ cuối cùng của Wislawa Szymborska

Tấm bản đồ

trải phẳng trên mặt bàn

Không dịch chuyển

không suy suyển.

Bên trên bản đồ -

hơi thở con người của tôi

không tạo ra những cơn lốc xoáy,

không xóa nhòa những sắc màu tươi rói

của tấm bản đồ.

Ngay cả biển cũng xanh hoài màu xanh dễ chịu

bên những bờ nứt toang.

Ở đây cái gì cũng nhỏ xíu, tới được, rất gần.

Tôi có thể gí đầu móng tay vào núi lửa,

và chẳng cần đi găng dày gì cả,

vẫn xoa tay trên trên hai cực địa cầu,

một cái nhìn của tôi

thâu tóm từng sa mạc

cùng con sông liền kề.

Vài cây nhỏ cỏn con,

là ký hiệu rừng nguyên sinh ở đó

đi trong rừng cây như thế

làm sao cos chuyện lạc đường.

Phía tây, phía đông,

bên trên, bên dưới đường xích đạo –

im lìm như anh túc đã gieo(*)

trong mỗi hạt màu đen

con người đang sinh sống.

Mồ tập thể, những trận hủy diệt bất ngờ

không có chỗ trên bản đồ này.

Biên giới các quốc gia nửa mờ nửa tỏ,

dường như các đường biên này đang do dự

có nên trường tồn hay không.

Tôi thích bản đồ này, vì bản đồ nói dối.

Vì sự thật trêu gan bị bản đồ cấm cửa.

Vì vừa hảo tâm vừa vui tính,

bản đồ trải lên mặt bàn cho tôi một thế giới,

chẳng phải thế giới này./.

(*)Tục ngữ Ba Lan - yên lặng như tờ, không một tiếng động, tiếng sột soạt nào. Sử dụng câu tục ngữ có nói đến hạt anh túc này, tác giả còn có một ẩn ý: Trên bản đồ, những chấm đen nằm rải rác, nom như hạt anh túc đã gieo, chính là ký hiệu các thành phố, thị xã, thị trấn… nơi con người sống đông đúc - ND.



Bài liên quan
  • Phù sa
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phù sa của tác giả Dương Văn Lượng.
(0) Bình luận
  • Chùm thơ của tác giả Minh Huế
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Minh Huế.
  • Chùm thơ của tác giả Lê Minh Tý
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Lê Minh Tý.
  • Trước mùa thu tới
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Trước mùa thu tới của tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngát nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Đăng Độ
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Đăng Độ.
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Văn Mạnh
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Văn Mạnh.
  • Dưới trăng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Dưới trăng của tác giả Dương Văn Lượng nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Chùm thơ của Wislawa Szymborska
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO