Thơ

Phù sa

Dương Văn Lượng 07:37 03/10/2023

Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phù sa của tác giả Dương Văn Lượng.

dat-phu-sa-4.jpg

Tắm phù sa từ trong bụng mẹ
Mẹ sinh tôi vào mùa nước dâng
Mái rạ ổ rơm nồi cơm rỗng bữa
Đội nắng dầm mưa vớt lúa trương mầm.

Màu đỏ quạch vo dày hạt gạo
Lắng đọng bao đời thành thịt thành da
Nón lá áo tơi cha đi mở đất
Bờ năn đồng gần bờ lác đồng xa.

Năm khô hạn nước nguồn chậm xuống
Đói phù sa đất cũng rạc màu
Quang gánh hái niềm vui ngày cày cấy
Nắng nâu trầm soi trong mắt nhau.

Đồng trũng quê tôi năm nào cũng ngập
Nước vô nhà người trèo lên tra (*)
Sống cùng nước đục trong với nước
Người một đời lắng ngọt phù sa.
________________
(*) Gác cao trong nhà làm nơi cất thóc gạo và trú lũ của bà con Lệ Thủy, Quảng Bình

Dương Văn Lượng
- Sinh năm 1951
- Hiện sống tại Hà Nội
- Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội
- Đã có thơ đăng trên báo, tạp chí Trung ương và địa phương

Bài liên quan
  • Mưa trưa
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Mưa trưa của tác giả Huỳnh Trọng Khang.
(0) Bình luận
  • Chùm thơ của tác giả Minh Huế
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Minh Huế.
  • Chùm thơ của tác giả Lê Minh Tý
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Lê Minh Tý.
  • Trước mùa thu tới
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Trước mùa thu tới của tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngát nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Đăng Độ
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Đăng Độ.
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Văn Mạnh
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Văn Mạnh.
  • Dưới trăng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Dưới trăng của tác giả Dương Văn Lượng nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Lễ hội Chùa Hương 2025: Nâng cấp thành điểm đến du lịch văn hóa, truyền thống Việt
    Sáng 20/1 (tức ngày 21 tháng Chạp), UBND huyện Mỹ Đức (TP. Hà Nội) tổ chức họp báo thông tin Lễ hội Du lịch chùa Hương 2025 và công bố Quyết định công nhận khu du lịch cấp Thành phố.
  • Hiện thực khát vọng phát triển Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại
    Trải qua 40 năm Đổi mới, nền kinh tế nước ta nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, có ý nghĩa lịch sử. Trong giai đoạn hiện nay, Thủ đô cùng cả nước đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 - 2030). Hà Nội có đầy đủ cơ sở chính trị, pháp lý hiện thực hóa mục tiêu xây dựng, phát triển Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại. Bám sát phương châm “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội”, “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”, Thủ đô đã và đang cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Phong tục Tết qua một số ghi chép, văn thơ cổ
    Trong bản thảo “Nguồn gốc Tết Nguyên Đán ở Việt Nam” hiện lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3, học giả Trần Văn Giáp (1902 - 1973) cho rằng, người Việt ăn Tết Nguyên đán từ đầu thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên.
  • [Podcast] Chè kho Đại đồng – Món ăn dân dã đậm nét hồn quê Việt
    Chè kho là một món ngọt phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiều nơi đều làm chè kho, nhưng chè kho Đại Đồng nổi tiếng hơn cả, nhờ vào chất lượng đặc biệt và truyền thống lâu đời. Món bánh đặc sản này không chỉ xuất hiện vào những dịp lễ, Tết hay trong nhà hàng mà còn được vinh dự xuất hiện trong tiệc trà của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.
  • Từ ước mơ ươm những mầm xanh …
    "Gieo một hạt mầm nhỏ/ Được cây đời mãi xanh/ Sân trường vương đầy nắng/ Tuổi nghề cũng mãi xanh". Đó là những câu thơ mà tôi đã viết tặng cho chị - cô giáo Trần Thuý Liên, giáo viên Tổ 4 của trường Tiểu học Kim Đồng, quận Ba Đình – nơi tôi và chị đang công tác.
Đừng bỏ lỡ
Phù sa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO