Chùa Kim Giang

Hanoimoicuoituan| 28/06/2022 08:24

Chùa Kim Giang (Thiên Phúc tự) có tên Nôm là chùa Lủ, thuộc địa phận phường Đại Kim (quận Hoàng Mai). Đây là ngôi chùa chung của ba làng Lủ, gồm làng Lủ Cầu (Kim Giang), Lủ Văn (Kim Văn) và Lủ Trung (Kim Lũ). Đầu thế kỷ XIX, ba làng này thuộc xã Kim Lũ (tổng Khương Đình, huyện Thanh Trì, trấn Sơn Nam Thượng). Ngày nay, vùng đất này thuộc quận Hoàng Mai (Hà Nội).

Chùa Kim Giang

Ban đầu, chùa Kim Giang nằm trên một khu đất giữa hai làng Kim Văn và Kim Lũ. Giữa thế kỷ XVIII, chùa chuyển đến cạnh đình Kim Giang và đền Mẫu Sòng ven sông Tô Lịch, tạo thành cụm di tích đẹp của Hà Nội.

Kiến trúc của chùa Kim Giang mang phong cách nghệ thuật thời kỳ cuối Lê đầu Nguyễn, kết cấu kiểu chữ “Đinh”, gồm tam quan, tiền đường, thượng điện, nhà tổ, nhà mẫu. Tiền đường gồm 5 gian 2 chái, xây kiểu tường hồi bít đốc. Giữa bờ nóc là bình nước cam lồ gắn mảnh sành, trên đỉnh hai bờ nóc là đấu đinh đắp nụ sen nối với hai cấp đấu khác có dạng trụ biểu. Tương ứng với các gian bên trong là các bộ vì được liên kết theo kiểu “Thượng giá chiêng chồng rường, hạ chồng rường cốn bảy hiên”. Các con rường được chạm khắc tinh tế với đề tài lá lật, vân sóng nước... Các bức cốn tại hiên tiền đường chạm nổi hình tứ quý. 

Tại bậc ngũ cấp dẫn lên tiền đường là đôi rồng đá hai bên, giữa là một phiến đá có tiết diện lớn, chạm nổi hình cửu long quần tụ. Tiếp nối là 3 gian thượng điện với các bộ vì được liên kết tương tự các bộ vì tại tiền đường. Đặc biệt, tại đốc hậu, phần tường sau thượng điện có gắn những chữ Hán bằng gốm xanh, nội dung là những điều răn của đạo Phật về hướng thiện, loại trừ cái ác. 

Trong chùa Kim Giang còn lưu giữ hơn 50 pho tượng Phật bằng gỗ được tạo tác vào thế kỷ XVII - XVIII; trong đó, đặc sắc nhất là pho tượng Quan âm Thiên Thủ Thiên Nhãn mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX được tạc trong tư thế ngồi thiền trên đài sen, 8 đôi cánh tay cầm pháp giới, tay kết ấn chuẩn đề và một đôi tay khác đặt trên đùi. Pho tượng này được xem là một chuẩn mực, thể hiện sự hài hòa cân đối về tỷ lệ, sự tinh tế trong kỹ thuật chạm khắc và sơn thếp. Ngoài ra, trong chùa hiện còn lưu giữ nhiều cổ vật quý, tiêu biểu có quả chuông đồng niên hiệu Dương Đức 5 (1674), hoành phi, cuốn thư, cửa võng, câu đối, nhang án và bức hoành phi niên đại Khải Định treo tại nhà mẫu đề 4 chữ Hán: “Ứng hiển thông linh”.

Với những giá trị đặc sắc về nghệ thuật kiến trúc cùng hệ thống di vật, hiện vật quý, năm 1989, chùa Kim Giang đã được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

(0) Bình luận
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • Kiến trúc Thủ đô (1954 - nay): Dấu ấn qua mỗi chặng đường
    Sau ngày tiếp quản (10/10/1954), từ một thành phố nhỏ bé, với lượng dân số ít, Hà Nội đã vươn tầm trở thành thành phố lớn trong khu vực và thế giới với không gian kiến trúc đô thị đa hệ, giàu bản sắc và phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, có thể thấy ngành kiến trúc quy hoạch xây dựng đã có những đóng góp đáng kể và để lại nhiều dấu ấn. Đây chính là những bước đệm, tạo đà cho sự phát triển của đô thị Hà Nội trong tương lai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
  • Huy động sức dân xây dựng Thủ đô Sáng - Xanh – Sạch – Đẹp
    Với quyết tâm mạnh mẽ, cam kết tạo ra bước đột phá trong công tác bảo vệ môi trường, kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm, thúc đẩy phong trào chung tay hành động để xây dựng Thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 359/KH-UBND về việc thực hiện phong trào thi đua Sáng - Xanh – Sạch – Đẹp của Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Chùa Kim Giang
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO