Chùa Ái Mộ

HNMCT| 09/10/2021 12:43

Chùa Ái Mộ (Thiên Định tự) nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 3km, thuộc địa bàn tổ 5, phường Ngọc Lâm (quận Long Biên). Đây là công trình Phật giáo được khởi dựng từ rất sớm.

Theo 18 tấm bia đá được lưu giữ trong khuôn viên, ngôi chùa này đã được tu sửa rất nhiều lần trong khoảng thời gian từ năm 1772 cho đến năm 1937. Do nhiều yếu tố khách quan nên kiến trúc gốc của chùa đến nay không còn nguyên vẹn. Chùa Ái Mộ hiện mang dấu ấn kiến trúc của lần trùng tu lớn hồi cuối thế kỷ XIX. 
Chùa Ái Mộ

Chùa Ái Mộ có địa thế khá đẹp, nằm dưới đê Long Biên - Xuân Quan chạy dọc hàng chục kilômét qua địa bàn quận Long Biên, huyện Gia Lâm (Hà Nội) sang tới Hưng Yên. Trước cổng chùa là triền đê quanh năm cỏ mọc tươi tốt cùng hệ thống cây xanh bao quanh khuôn viên, tạo nên không gian trong lành, yên tĩnh. Từ triền đê dẫn xuống cổng chính là 20 bậc thang. Tam quan được trang trí cầu kỳ, gồm 2 tầng, với gác chuông, lầu khánh. Đi sâu vào trong là khuôn viên rộng rãi, uy nghiêm, gồm khu chùa chính, nhà Tổ, nhà Mẫu... Khu chùa chính được xây theo lối kiến trúc hình chữ Đinh, gồm 7 gian tiền đường và 4 gian dọc của thượng điện, được thiết kế theo kiểu tường hồi bít đốc. Bộ khung có kết cấu kiểu “thượng giá chiêng, kẻ nách, hạ bẩy hiên” với các họa tiết trang trí đơn giản. Các gian của thượng điện được trang trí bằng các bức y môn chạm khắc với nhiều đề tài, mang nét đặc trưng của phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.

Trong chùa có các lớp tượng Phật như Tam thế, A Di Đà tam tôn, Di Lặc... Mỗi pho tượng được tạo tác tinh xảo, toát lên vẻ đẹp tao nhã, uy nghiêm, cho thấy trình độ cao và tay nghề khéo léo của các nghệ nhân xưa. Trong số đó, giá trị nhất là bộ tượng Tam thế mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX. Ngoài ra, tại chùa hiện còn lưu giữ nhiều di vật quý như 18 tấm bia đá, 2 chuông đồng có niên đại năm 1888 cùng hệ thống hoành phi, câu đối, y môn, long ngai, khám thờ… được sơn son thếp vàng lộng lẫy. Đây là nguồn sử liệu quý giá về quá trình tồn tại, phát triển của chùa Ái Mộ trong dòng chảy Phật giáo nói chung của Việt Nam. Nhiều thế kỷ qua, chùa Ái Mộ luôn là một trong những trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng của cư dân quận Long Biên và khu vực lân cận.

(0) Bình luận
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • Kiến trúc Thủ đô (1954 - nay): Dấu ấn qua mỗi chặng đường
    Sau ngày tiếp quản (10/10/1954), từ một thành phố nhỏ bé, với lượng dân số ít, Hà Nội đã vươn tầm trở thành thành phố lớn trong khu vực và thế giới với không gian kiến trúc đô thị đa hệ, giàu bản sắc và phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, có thể thấy ngành kiến trúc quy hoạch xây dựng đã có những đóng góp đáng kể và để lại nhiều dấu ấn. Đây chính là những bước đệm, tạo đà cho sự phát triển của đô thị Hà Nội trong tương lai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Chùa Ái Mộ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO