Chuyển động Hà Nội

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội trực tiếp giải quyết những vấn đề khó khăn của người dân

Kim Thoa 09:11 16/08/2023

Nhiều người dân đã đứng chờ bên ngoài trụ sở Ban tiếp công dân TP Hà Nội để gửi đơn trực tiếp cho Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh

image_gallery.jpg
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh tiếp công dân định kỳ tháng 8/2023 (ảnh: hanoi.gov.vn)

Ngày 15-8, tại trụ sở Ban tiếp công dân thành phố Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp công dân định kỳ tháng 8-2023.

Cùng dự buổi tiếp công dân có lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan.

Tại buổi tiếp, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh đã lắng nghe, tiếp nhận phản ánh, đơn kiến nghị, khiếu nại của công dân thuộc 5 quận, huyện: Ba Đình, Hoàng Mai, Đan Phượng, Thanh Trì, Đông Anh.

Trong đó, có nội dung liên quan đến quyền lợi của 22 hộ dân có đất nông nghiệp bị thu hồi từ năm 1995 để thực hiện dự án xây dựng chợ trung tâm huyện Đan Phượng. Đây là vụ việc đã được giải quyết nhiều lần, kéo dài, có tính chất phức tạp. Chủ tịch UBND thành phố đã giao Thanh tra thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, kiểm tra và có kết luận công tâm, khách quan vụ việc này chậm nhất trước ngày 31-12-2023 trên nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người dân và thượng tôn pháp luật.

Công dân thôn Yên Phú (xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì) tố cáo sai phạm trong việc lập hồ sơ giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án mở rộng đường quốc lộ 1A trên địa bàn xã. Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh cho biết, đã tiếp nhận đơn và đang trong quá trình xác minh, sẽ có trả lời trước 2/9/2023; đồng thời người đứng đầu chính quyền thành phố cũng yêu cầu công dân tiếp tục cung cấp thông tin để các đơn vị chức năng có thêm cơ sở để giải quyết thấu tình, đạt lý….

Công dân thôn Đoài (xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh) kiến nghị quyết định giải quyết khiếu nại về việc thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ dự án phát triển hạ tầng đô thị Bắc Thăng long – Vân trì, huyện Đông Anh. Công dân chưa đồng tình với số diện tích bồi thường và xác định rỗ mốc giới giải phóng mặt bằng, giữa đất đền bù và đất sản xuất của gia đình. Chủ tịch UBND TP yêu cầu các đơn vị chức năng, trên cơ sở các văn bản của các cấp, tiếp tục tiếp nhận đơn và hồ sơ, giải quyết theo trình tự của pháp luật, công khai, minh bạch. Trong tháng 9/2023 phải thành lập tổ công tác, gồm đủ các thành phần, kiểm tra xác định lại mốc chỉ giới; sau đó cùng với huyện rà soát lại việc xử lý đất đai của dự án, trả lời dứt điểm cho công dân.

Người dân mong muốn đơn của mình đến trực tiếp tay Chủ tịch UBND TP Hà Nội để người đứng đầu chính quyền TP Hà Nội xem xét, chỉ đạo giải quyết hợp tình hợp lý, đúng pháp luật.

Với các nội dung kiến nghị khác, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chỉ đạo các địa phương khẩn trương hoàn tất thủ tục. Đồng thời, đề xuất phương án giải quyết cho người dân sớm nhất, theo hướng bảo đảm quyền lợi cho người dân./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Xây dựng người Hoàn Kiếm hiện đại, thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện
    Để cụ thể hóa Chỉ thị số 30-CT/TU, Ban Thường vụ Quận ủy Hoàn Kiếm đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch của Quận ủy để tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời, tập trung quán triệt, tuyên truyền việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU trong các cấp ủy Đảng, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong toàn quận.
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
Đừng bỏ lỡ
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội trực tiếp giải quyết những vấn đề khó khăn của người dân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO